Mihail Šiškin | Vappu Orlov
Cuong
Nguyen dịch
Nhà
báo người Nga Mihail Siskin suy nghĩ gì trong Ngày Chiến thắng qua bài viết của
mình, “Nước Nga đã thắng hay thua trận”
*
Cha
tôi tình nguyện đi chiến đấu khi ông 18 tuổi. Ông phục vụ dưới tàu ngầm ở vùng
biển Baltic.
Hồi
còn nhỏ, gia đình tôi sống trong một căn hộ ở dưới tầng hầm vùng Arbatti và
trên tường, phía trên giường của tôi có treo bức ảnh chụp “Con cá chó” của ông.
Hồi đó, tôi vô cùng tự hào rằng cha tôi có chiếc tàu ngầm, và tôi đã sao chép lại
tấm ảnh đó vào quyển vở học sinh. Mỗi năm, cứ đến ngày 9 tháng 5 là cha tôi lại
lấy trong tủ ra bộ quân phục của lính hải quân mà ông đã phải sửa đi sửa lại
khi bụng cứ to dần, rồi gắn lên đó tất cả những huân chương của mình. Đối với
tôi, điều rất quan trọng để tự hào về người cha: hồi đó có chiến tranh và cha
tôi đã chiến thắng!
Khi
lớn lên tôi mới biết là trong những năm 1944-1945, cha tôi đã bắn chìm nhiều
tàu của Đức chở người tỵ nạn từ hai thành phố Riga và Tallin (thủ đô của Latvia
và Estonia). Hàng trăm hàng nghìn người đã bị chìm sâu dưới đáy biển Baltic –
vì chiến công này mà cha tôi đã được trao tặng huân chương. Đã bao lâu nay tôi
không còn tự hào về ông ấy nữa, nhưng tôi cũng không lên án ông ta. Hồi ấy có
chiến tranh.
Sau
chiến tranh, ông uống rượu suốt cuộc đời của mình. Và cũng như tất cả các đồng
đội tàu ngầm của mình. Chắc là họ cũng không chịu đựng nổi. Ông ấy còn quá trẻ
khi tham gia chiến tranh bao năm tháng trên biển và luôn luôn lo sợ rằng mình sẽ
bị chết chìm trong cái quan tài sắt đó. Chẳng bao giờ có thể thoát khỏi những
chuyện như vậy.
Thời
Gorbachev, thời kỳ đói kém thực sự, cha tôi vì là cựu chiến binh nên đã nhận được
những thùng cứu tế mà trong đó là những thực phẩm từ nước Đức. Đây là một điều
sỉ nhục cá nhân đối với cha tôi. Ông và đồng đội của mình, trong suốt cuộc đời,
luôn cảm thấy mình là người chiến thắng, nhưng giờ đây ông buộc phải nuốt những
miếng ăn bố thí do kẻ thù mà mình đã từng thắng ném cho.
Lần
đầu tiên khi mang về thùng quà cho gia đình, cha tôi đã uống say mèm và la hét,
“chúng ta là kẻ chiến thắng mà!” Nhưng sau đó ông lặng câm, bắt đầu khóc và
liên tục hỏi, chẳng biết hỏi ai, hướng về phía tôi, “Nói đi, chúng ta là kẻ thắng
trận hay thua trận đây?”
Trong
những năm cuối đời, cha tôi đã thực sự hủy hoại thân mình bằng rượu vodka. Tất
cả các đồng đội tàu ngầm của cha đã uống để chui xuống mồ cách đây lâu lắm rồi.
Chắc hẳn là cha tôi cũng đang vội vã đi gặp đồng đội của mình. So với các đồng
đội tàu ngầm của mình thì cha tôi có tuổi thọ cao nhất. Ông được thiêu trong lò
hỏa táng Moskva trong bộ quân phục của mình.
Trong mười sáu năm cầm
quyền Putin đã đạt được tất cả những gì mà một kẻ độc tài muốn có. Được dân chúng yêu mến
và kẻ thù lo sợ. Ông ta đã tạo lập nên một chính quyền mà những điều luật lung
lay của hiến pháp không thể kiềm chế, nhưng được tạo dựng nên bởi những điều luật
không lay chuyển nổi của sự trung thành của các chư hầu đối với bá vương – từ
đáy cho tới đỉnh của kim tự tháp. Chế độ độc quyền của thế kỷ 21 này đã nghiên
cứu kỹ lưỡng kinh nghiệm của những người đi trước nhằm tránh khỏi những sai lầm
của những người đi trước: biên ải được mở rộng và tất cả những ai bất mãn (với
chế độ) đều có quyền rời bỏ đất nước để ra đi.
Làn sóng di dân mới tăng dần theo tháng năm. Rời bỏ quê hương
toàn là thành phần ưu tú: những nhà nghiên cứu, những chuyên viên công nghệ
thông tin, các nhà báo, kỹ sư, doanh nhân. Những mất mát mang tính chất thảm họa
nhân bản này làm suy yếu đất nước, nhưng lại làm cho chính quyền thêm vững mạnh.
Những người ở lại được dành cho một toa thuốc đã trải qua thực nghiệm: chiến
tranh.
Sự cuồng loạn vì lòng yêu nước xuất phát từ truyền hình (TV) là một vũ khí huyền diệu của chính quyền. Cái “Hòm ma cà rồng” này (truyền hình – người dịch) đã tạo dựng cho người dân một thế giới quan lý tưởng: tây phương muốn chúng ta bị hủy diệt, cho nên cha ông cũng như tổ tiên của chúng ta phải phát động cuộc thánh chiến để chống lại chủ nghĩa phát-xít và chúng ta phải sẵn sàng hy sinh tất cả để giành lấy chiến thắng. Và những ai đứng lên chống lại điều này là kẻ phản quốc.
Bất
kể lý tưởng là gì – đạo thiên chúa giáo chính thống (orthodox), chủ nghĩa cộng
sản, hay lại là thiên chúa giáo chính thống – thì chính phủ luôn lấy lòng yêu
nước để thao túng người dân.
Lúc
cha tôi sáu tuổi, cha của ông ấy bị bắt giữ. Ông nội tôi bị mất tích trong
gulag (trại cải tạo lao động Liên Xô). Đứa con trai (cha tôi – ND) muốn tự hào
về cha mình, nhưng người cha ấy lại là kẻ thù của nhân dân. Thế nhưng, khi xảy
ra chiến tranh thì những người dân vốn bị chính quyền đánh đập trước đó bỗng
nhiên lại được nghe loa phường gọi một cách thân mến, “Các anh và các chị!”
Điều
nhơ bẩn của chính quyền được thể hiện là họ đã và đang luôn luôn cũng như sẽ tiếp
tục lợi dụng cái tâm huyết nhân bản tuyệt vời (của dân chúng) là lòng yêu nước
và sẵn sàng hy sinh tất cả vì điều đó. Sự độc tài đã tự biến mình thành tổ quốc.
Cha tôi đã xông pha ra chiến trường để bảo vệ tổ quốc, nhưng thực ra ông ấy đã
bảo vệ cái chính quyền đã sát hại cha của mình.
Đây
là chiến thắng hay thất bại đáng mong đợi đối với đất nước? Đối với người yêu
nước thì điều này quả là một câu hỏi lạ lùng, nhưng cũng không đến nỗi lạ lùng
khi mà trải qua bao thế kỷ, tổ quốc chẳng hề ban phát cho thần dân nước mình
cũng như kẻ ngoại bang một cơ hội sống còn nào cả.
Trong
sự hiểu biết của người dân, mãi cho đến cuối cùng vẫn không sáng tỏ, tổ quốc chấm
hết ở đâu và từ đâu bắt đầu một chính quyền tội phạm – cả hai cái này đều dính
chặt với nhau và cùng nhau lớn lên. Tình yêu tổ quốc là một con bò thần của người
dân Nga, con bò ợ lên rồi nhai lại những thứ như nhân quyền và sự tự trọng cá
nhân như nhai kẹo cao su.
Đối
với người Nga câu hỏi quan trọng nhất là “nếu tổ quốc là con quái vật thì mình
nên yêu hay ghét nó?” Đã từ lâu, điều này được thể hiện qua câu thơ của người
Nga:
“Trái
tim không thể học được yêu thương những gì nó đã mệt mỏi vì thù hận.”
(Tạm
dịch nguyên văn ý thơ)
À
này, có phải Chikatilo, kẻ giết người hàng loạt nổi tiếng có phải cũng là người
cha không. Có lẽ ông ta là một người cha tốt. Vậy thì đứa con trai (của ông) phải
đối xử với ông ta thế nào?
Chikalo
đã sát hại mấy chục mạng người. Tổ quốc của tôi thì lại sát hại hàng triệu,
hàng triệu người. Kể cả người ngoại bang lẫn đồng bào của mình. Đồng bào của
mình thì nhiều hơn rất nhiều. Và không thể nào chấm dứt.
Cha
tôi đã chiến đấu để chống lại tội ác của chủ nghĩa phát-xít, nhưng ông ta bị một
tội ác (tội đồ) khác lợi dụng. Ông ấy và hàng triệu người lính xô-viết khác, những
người đã trở thành nô lệ, đã không mang lại cho thế giới một sự giải phóng mà
chỉ là một nền nô lệ khác. Người dân đã hy sinh tất cả vì chiến thắng, nhưng
hoa quả của chiến thắng lại là mất tự do và đau khổ.
Chiến
thắng không đem lại cho kẻ nô lệ điều gì khác ngoài cảm nhận sự vĩ đại của chủ
nhân. Chiến thắng to lớn chỉ xác nhận sự nô lệ to lớn của họ mà thôi.
Và
giờ đây người Nga lại được kêu gọi ra trận để chống lại chủ nghĩa phát-xít.
Không
biết đã bao nhiêu lần trong lịch sử, kẻ độc tài đã dùng chiêu bài yêu tổ quốc để
duy trì quyền lực của mình. Trên màn truyền hình tiếng hò hét loạn cuồng càng
to hơn: “nước Nga vĩ đại”, “chúng ta hãy đứng lên”, “trả lại đất đai của người
Nga”, “bảo vệ tiếng Nga”, “tập hợp thế giới của người Nga”, “chúng ta hãy bảo vệ
thế giới thoát khỏi chủ nghĩa phát-xít”.
Từ
chính phủ này đến chính phủ khác, họ luôn giăng câu người dân bằng cái mồi yêu
tổ quốc, nay họ đang giăng câu và trong tương lai họ cũng sẽ giăng câu. Một lần
nữa, nền độc tài lại kêu gọi thần dân bảo vệ tổ quốc để bảo vệ chính mình. Và hệ
thống tuyên truyền, bất chấp mọi thủ đoạn, tận dụng chiến thắng đã đạt được
trong chiến tranh vì tình yêu tổ quốc vĩ đại (để mị dân). Dân tộc của tôi (Nga)
đã bị lấy đi dầu mỏ, đã bị lấy đi bầu cử (tự do), đã bị lấy đi đất đai. Cả chiến
thắng cũng bị lấy đi.
Lịch
sử đang được viết lại, trong đó chỉ để lại những chiến thắng trong các cuộc chiến
và danh dự của người lính. Các sách giáo khoa được thêm một chương về sự hoàn
trả vinh quang của Crimea. Đang đợi viết một chương tiếp theo: Kiev, như một thằng
con hoang đàng, lê gối để sà vào lòng thế giới Nga.
Những kẻ côn đồ thuộc quyền lực của Nga đã và đang kích động lòng hận thù giữa hai dân tộc chúng ta (Nga và Ukrane). Qua truyền hình họ đã phạm phải sự xảo trá không thể tha thứ: họ đã làm cho người Nga và Người Ukrane chống đối nhau.
“Lịch
sử đang được viết lại, trong đó chỉ để lại những chiến thắng trong các cuộc chiến
và danh dự của người lính.” – Nhà văn Nga Mihail Šiškin.
Cha
tôi là người Nga, mẹ tôi là người Ukrane. Bây giờ, đôi lúc tôi nghĩ: cha mẹ tôi
chết đi là một điều tốt, vì họ không biết, người Nga và người Ukrane đang tàn
sát lẫn nhau.
Việc
sát nhập Crimea (vào nước Nga) đã mang lại cho ông Putin lợi ích của lòng yêu
nước. Nhưng cái đó đã xuống dốc rồi, bây giờ ông ta cần có lòng yêu nước mới. Đối
với chế độ độc tài thì hành động chiến tranh không quan trọng bằng tình trạng
chiến tranh. Điều xấu nhất đang ở phía trước.
Ngày
9 tháng năm trên nước Nga của Putin đã cách xa chiến thắng của dân tộc, chiến
thắng của cha tôi. Đó không phải là ngày hòa bình và cũng không phải ngày tưởng
niệm những nạn nhân, mà là ngày vung vũ khí, ngày gây hấn, ngày chiến tranh giữa
dân mình với ngoại bang, ngày của những chiếc hòm áo quan bằng thiếc, ngày của
sự đại gian dối và đại xảo trá.
Dĩ
nhiên, tôi mong muốn sự chiến thắng cho tổ quốc tôi. Thế nhưng, chiến thắng cho
đất nước tôi là gì đây? Mỗi chiến thắng của Hitler là một thất bại cho dân tộc
Đức. Và sự sụp đổ cuối cùng của phát-xít Đức là chiến thắng vĩ đại dành cho người
dân Đức, bởi vì họ là những người đầu tiên trong lịch sử đã cho ta thấy, làm thế
nào để một dân tộc có thể hồi phục và sống làm người, không hề bị điên loạn bởi
chiến tranh.
Trước mắt của chúng
ta, nước Nga từ thế kỷ 21 đã quay trở lại thời trung cổ. Một đất nước mà nơi
đó không khí chứa đầy thù hận, không thể hít thở. Trong lịch sử, tiếp sau lòng hận thù lớn là sự đổ máu lớn.
Điều gì đang chờ đợi đất nước của tôi? Nó có bị biến thành đại Donbass không?
Bố
ơi, chúng ta đã thua trận rồi.
Bản
dịch tiếng Phần Lan: “Venäjä on muuttanut
keskiajalle”.
Venäläinen kirjailija Mihail Šiškin pohtii voitonpäivän esseessään, voittiko
Venäjä sodan vai hävisikö se sen. KULTTUURI 9.5.2015. Mihail Šiškin. Suomentanut
Vappu Orlov.
Dịch
sang tiếng Việt theo bản dịch của dịch giả Vappu Orlov trên báo Helsingin
Sanomat (Tin tức Helsinki) đăng ngày 9-5-2015
No comments:
Post a Comment