Người
Việt
Wednesday,
May 13, 2015 5:08:43 PM
WASHINGTON (NV) .- Bộ
Quốc Phòng Mỹ tính gửi máy bay và chiến hạm tuần tra Biển Đông bao gồm cả các đảo
nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng tại Trường Sa, hành động làm cho Bắc Kinh tức
giận.
Xe
lội nước của TQLC Mỹ từ tàu chiến đang bơi vào bờ trong cuộc tập trận với các
đơn vị của Phi Luật Tân ngày 21/4/2015 vừa qua gần với vùng biển mà Philipines
đang tranh chấp với Trung Quốc tại Scarborough Shoal. (Hình: TED
ALJIBE/AFP/Getty Images)
ộ
trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter yêu cầu các cơ quan trực thuộc nghiên cứu
các giải pháp gồm cả các chuyến bay quan sát cũng như gửi các chiến hạm đến bên
trong phạm vi 12 hải lý của các bãi đá ngầm ở khu vực quần đảo Trường Sa mà
Trung Quốc đang xây dựng thành các đảo nhân tạo.
Nơi đây đang là khu vực tranh chấp chủ quyền của nhiều nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei.
Nơi đây đang là khu vực tranh chấp chủ quyền của nhiều nước gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei.
Nếu
hành động này xảy ra, tức là Hoa Kỳ thách đố tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở Trường
Sa trong khi Trung Quốc vẫn cương quyết bảo vệ lập trường, hệ quả sẽ gia tăng
căng thẳng đối với hòa bình và an ninh tại khu vực Biển Đông.
Theo
Công ước Quốc tế về Luật Biển, 12 hải lý hay khoảng 22.2 km tính từ đường cơ sở
bờ biển là lãnh hải của nước liên quan. Vùng biển này thuộc chủ quyền của một
nước dù các tàu nước khác (bất kể là tàu quân sự hay dân sự) được cho phép có
thể đi qua. Chủ quyền thuộc nước sở tại gồm cả vùng trời bên trên mặt nước.
Chỉ
có Hoa Kỳ đủ sức mạnh thách đố Trung Quốc. Dù quyền lợi quốc gia bị xâm phạm,
các nước tranh chấp ở khu vực quá nhỏ, quá yếu so với Trung Quốc nên chỉ lên tiếng
phản đối suông. Mạnh nhất chỉ có Philippines đưa Trung Quốc ra kiện ở tòa án quốc
tế mà hậu quả chưa biết ra sao, Bắc Kinh đã bắn tiếng sẽ bất chấp phán quyết.
“Chúng
tôi đang tính toán xem làm thế nào chứng minh sự tự do di chuyển ở khu vực quan
yếu cho thương mại quốc tế”. Một viên chức chính phủ Hoa Kỳ giấu tên phát biểu
qua sự tường thuật của hãng thông tấn Reuters hôm Thứ Tư 13/5/2015. Ông cho hay
thêm rằng các giải pháp phải được Tòa Bạch Ốc chấp thuận.
Theo
sự ước tính của Hoa Kỳ, Trung Quốc đã bồi đắp các bãi đá ngầm thành 7 đảo nhân
tạo tại quần đảo Trường Sa tổng cộng diện tích đến 2,000 mẫu hay 800 hecta. Những
không ảnh nhìn thấy từ năm ngoái chỉ khoảng 500 mẫu.
Tháng
trước, các không ảnh do Tổ chức thông tin quốc phòng Jane's Defense đưa ra cho
thấy một trong những đảo nhân tạo đó đang xây dựng một phi đạo dài tới 3,000
mét, tức đủ dài cho tất cả các loại máy bay quân sự lớn nhất có thể đáp xuống.
Trung quốc có thể làm phi trường tại 3 đảo nhân tạo không kể các cảng biển phục
vụ hải quân của họ.
Khi
thấy có tin như trên, Bắc Kinh lập tức bầy tỏ sự tức giận và cáo buộc cách ứng
xử của Hoa Kỳ là “liều lĩnh và khiêu khích” đối với sự duy trì hòa bình và ổn định
ở khu vực.
“Chúng
tôi vô cùng quan tâm đến những phát biểu liên quan đến phía Hoa Kỳ.” Bà Hua
Chunying (Hoa Xuân Oánh) phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nói trong cuộc
họp báo thường lệ ở Bắc Kinh. “Tự do qua lại không có nghĩa là các chiến hạm
hay phi cơ của nước khác lại ngang nhiên vào vùng biển chủ quyền hay không phận
của nước khác”.
Việt
Nam, Philippines, Malaysia, Brunei chỉ tuyên bố chủ quyền lãnh thổ một phần
trên Biển Đông trong khi Trung Quốc tuyên bố hơn 80% là “ao nhà” của mình. Khi
Bắc Kinh hoàn tất các dự án xây dựng cảng biển, phi trường, doanh trại trên các
đảo nhân tạo, Hoa Kỳ và nhiều nước đều quan tâm tới việc Trung Quốc có thể tiến
đến thiết lập “vùng nhận diện phòng không” trên Biển Đông như họ đã làm tại
vùng biển Hoa Đông.
Cho
tới nay, Hoa Kỳ chưa có hành động nào cho tàu chiến hay phi cơ quan sát bay bên
trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng và
tuyên bố chủ quyền. Lý do là muốn tránh leo thang căng thẳng, theo tờ Wall
Street Journal.
Bà
Hoa Xuân Oánh nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh là “nước liên quan” nên “kềm chế,
đừng đưa ra các hành động liều lĩnh và khiêu khích.” Cuối tuần này, Ngoại trưởng
Hoa Kỳ John Kerry sẽ bay đi Bắc Kinh để gặp các lãnh tụ Trung Quốc.
Với
các diễn tiến đang xảy ra, vấn đề Biển Đông chắc sẽ là đề tài nóng được hai bên
thảo luận, dù bề ngoài, tin tức cho hay chuyến đi của ông Kerry nhằm chuẩn bị
cho cuộc đối thoại hàng năm về chiến lược và kinh tế giữa hai nước dự trù diễn
ra ở Washington DC trong Tháng Sáu. Còn chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
cũng dự trù đến Mỹ vào Tháng 9.
Giới
quan sát thời sự quốc tế thấy rằng hiện đang có sự đối đầu chiến lược giữa Washington
và Bắc Kinh hơn là sự hợp tác thân hữu mà người ta phỏng đoán được bày tỏ trong
các phiên họp.(TN)
No comments:
Post a Comment