Tuesday, July 20, 2010

VỀ VỤ LÝ TỐNG XỊT HƠI CAY VÀO MẶT ĐÀM VĨNH HƯNG

Vấn đề pháp lý liên quan đến vụ Lý Tống xịt chất cay vào mặt ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng
Trần Thị Sông Dinh

Jul 19, 2010

http://www.calitoday.com/news/view_article.html?article_id=b116dcddc09d8f461a4091c1c69b0bb1


Related News/Bài liên quan

Bấm vào đây để xem: Phỏng vấn luật sư Nguyễn Tâm về các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ Lý Tống xịt hơi cay vào mặt Đàm Vĩnh Hưng
.

LÝ TỐNG XỊT HƠI CAY VÀO MẶT ĐÀM VĨNH HƯNG

.

Cali Today News - Như quý độc gỉa đã biết: Hôm qua, anh Lý Tống đã hóa trang thành một phụ nữ hâm mộ lên sát sân khấu tặng hoa cho ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, và lúc Đàm Vĩnh Hưng cúi xuống nhận hoa, thì anh Lý Tống đã xịt vào mặt Đàm Vĩnh Hưng loại chất cay (pepper spray), khiến Đàm Vĩnh Hưng cay mắt và show diễn tạm thời bị ngưng lại.

Ngay sau đó, Lý Tống bị cảnh sát bắt đi. Ký giả Nguyễn Dương đã tường trình nhanh tin này trên website Calitoday.com, và bản tin này được rất đông độc giả theo dõi, được nhiều đài phát thanh khắp nơi đọc lại, và đài BBC cũng liên lạc để tìm hiểu thêm tin tức.

Sáng nay, các luật sư gốc Việt đã tiến hành các thủ tục bail-out (đóng tiền bảo lãnh tại ngoại hầu tra) cho anh Lý Tống, nhưng anh Lý Tống không muốn điều này.

Nhiều người hỏi: Vấn đề này về phương diện luật pháp Hoa Kỳ sẽ ra sao? Anh Lý Tống có phạm tội không và nếu vi phạm thì đó là tội gì? Nếu có tội thì hậu quả sẽ như thế nào?...

Để tìm hiểu vấn đề này, nhật báo Cali Today và Truyền Hình Việt Nam đã gặp và phỏng vấn luật sư Nguyễn Tâm về các vấn đề nêu trên. Mời qúy độc/khán giả theo dõi

Trần Thị Sông Dinh

.

.

.

Đàm Vĩnh Hưng, ‘nhất định hát, không hủy buổi trình diễn Anaheim Arena’

Hà Giang & Ngọc Lan/Người Việt

Monday, July 19, 2010

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116241&z=1

GARDEN GROVE (NV) - Nếu được các cơ quan truyền thông cả dòng chính lẫn blog cá nhân, cả trong nước lẫn hải ngọai, đồng lọat nhắc tên là điều tốt cho một nghệ sĩ trình diễn như Đàm Vĩnh Hưng, thì hôm qua chính là một “ngày tốt” của anh.
Từ khuya hôm Chủ Nhật, tin ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng bị cựu phi công Lý Tống xịt hơi cay vào mặt giữa buổi trình diễn tại Santa Clara Convention Center tràn ngập các trang mạng cá nhân, với những chi tiết ngày càng được cập nhật rõ ràng hơn. Một đoạn video quay trong phòng diễn lúc ông Lý Tống xịt hơi cay, được đưa lên trang mạng YouTube.com và nhanh chóng được chuyển tải khắp nơi.
Đến sáng thứ Hai thì tin này được xuất hiện nhan nhản trên các tờ báo trong nứơc với những tít hấp dẫn như: “Đàm Vĩnh Hưng bị khủng bố tại San Jose”, “Đàm Vĩnh Hưng bị phản động xịt hơi cay vào mắt ở Mỹ”, “Đàm Vĩnh Hưng bị tấn công tại Mỹ”…
.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đang trả lời các câu hỏi của một số báo đài ở Little Saigon vào trưa Thứ Hai. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/116241-DP_Dam_gapbaochi-400.jpg

.

Một khán giả có mặt trong phòng diễn, yêu cầu giấu tên, cho báo Người Việt biết, vụ xịt hơi cay diễn ra trong một màn song ca Mỹ Tâm và Đàm Vĩnh Hưng.
Cô nói:“Lúc Mỹ Tâm hát được vài câu thì Đàm Vĩnh Hưng bước ra thì ‘He’ (ông ấy) cũng đi lên, còn người phụ nữ kia vẫn ngồi lại. (Ông) đi lên tay có cầm cái hoa giả quấn trong tờ giấy báo, cái hoa có một cành một à, chứ không phải được là bó bông đâu. (Ông) đứng ở cánh gà. Rồi thì Lý Tống bước ra và xịt hơi cay giống như thấy trên YouTube.”
Cô cho biết cô nhận ra ông Lý Tống là phụ nữ giả ngay từ đầu: 'Ổng mặc đầm mà hai chân cứ chàng hãng ra. Tôi và người bạn nói với nhau, 'Ông này thấy ghê quá, đàn ông giả đàn bà.' Mới đầu tụi tui cứ nghĩ Đàm Vĩnh Hưng là gay nên có gay mê.'
Hơi cay không những xịt trúng ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, mà còn lan ra khắp phòng làm ảnh hưởng mọi người trong đó.
Trong một thông cáo báo chí, Sở Cảnh sát Santa Clara viết: “Nhiều khán giả và một nữ nghệ sĩ đứng gần Đàm Vĩnh Hưng cũng bị ảnh hưởng của hơi cay, nhưng không ai bị thương tích nặng. Vụ tấn công làm gián đoạn và tạm thời đình trệ buổi trình diễn, và cảnh sát phải đưa hàng trăm khán giả tạm thời ra khỏi nơi trình diễn.”
Người khán giả có mặt tại đó cũng bị cay dù ngồi hàng áp chót.
Cô kể lại: “Khi xịt thì người ta chỉ biết đó là pepper spray thôi, lúc đầu mấy người ngồi ở hàng ghế đầu VIP ho, rồi từ từ đến tôi ngồi ghế hạng chót, kế line cuối cùng cũng ho.”
Sau một chút gián đoạn, buổi diễn lại tiếp tục.
Đàm Vĩnh Hưng kể: “Hưng vào trong, khán giả rất ngạc nhiên và bất bình, và họ phản ứng gay gắt dữ lắm, sau đó thì Hưng nói là nếu Hưng chưa chết thì Hưng sẽ vẫn hát cho quý vị nghe. Thế là khán giả vỗ tay và ngồi lại.”
“Sau 10 phút rửa mặt, Hưng bứơc ra mặt rất là đỏ, mắt gần như là đổ máu, Hưng vẫn làm tốt công việc của mình là hát xong phần biểu diễn của mình hết 15 bài.”
Tiếp xúc với phóng viên nhật báo Người Việt, Thiếu úy cảnh sát Phil Cooke, thuộc Sở Cảnh sát Santa Clara cho biết đây là “một vi phạm luật pháp nghiêm trọng” và “cần phải bị truy tố.”
Bản thông cáo báo chí cho biết ông Lý Tống “đang bị giam với tiền thế chân là $52,000”, nhưng trên trang web của nhà giam quận hạt Santa Clara, số tiền thế chân được liệt kê là $100,000.

.
Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trao đổi với báo giới Little Saigon hôm thứ Hai về những vấn đề xoay quanh buổi diễn ở Santa Clara Convention Center. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/116241-DP_Dam_closeup-400.jpg

.
Gặp báo chí quận Cam

Ngày hôm sau vụ xịt hơi cay diễn ra, Đàm Vĩnh Hưng đã từ Santa Clara miền Bắc California xuống quận Cam và gặp gỡ báo chí. Vào ngày cuối tuần này, Đàm Vĩnh Hưng sẽ tham gia trong một đại nhạc hội tại Anaheim Arena, và hiện nay đang có người kêu gọi biểu tình đại nhạc hội này vì sự có mặt của Đàm Vĩnh Hưng.
Khi phóng viên báo Người Việt hỏi anh muốn nói gì với Lý Tống và những người đã hay sắp biểu tình, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cho biết trước tiên, anh muốn biết những lý do vì sao họ không thích anh có mặt ở show Mỹ. Anh cũng muốn hỏi “tại sao những năm trứơc kia không biểu tình, mà bây giờ lại biểu tình?” Vì nếu xét về ca sĩ hát những bài hát trong nước làm cho họ khó chịu, thì “có rất nhiều ca sĩ khác hát những bài hát đó.”
Mặt khác, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đặt vấn đề là có rất nhiều ca sĩ hải ngọai từng hát những bài ca ngợi vinh quang, những chiến công hào hùng của những người “trứơc đây” (Việt Nam Cộng Hòa), “nhưng những ca sĩ đó về Việt Nam hát thì bên đó đâu có ai chống đối.”
“Hưng muốn quý vị đặt bản thân mình vào vị trí của Hưng để họ có câu trả lời cho Hưng về sự bất công đó,” người ca sĩ nói.
Đàm Vĩnh Hưng nói thêm:“Hưng rất hiểu nỗi lòng và những uất ức của họ trước đây, và họ có quyền tự do biểu tình, tự do la ó, chửi mắng kiểu nào cũng được. Hãy cứ biểu tình thỏai mái, hãy cư xử như những người có văn hóa ở một đất nước có văn hóa nhất trên thế giới, Hưng chỉ yêu cầu thế thôi!”
Trả lời một câu hỏi khác của phóng viên Người Việt là nếu được mời trình diễn trong hai chương trình khác nhau, một để gây quỹ làm việc từ thiện, một để đấu tranh cho dân chủ cho Việt Nam, anh sẽ chọn chương trình nào, ca sĩ họ Đàm phát biểu: “Hai chương trình có hai nội dung để hát, chương trình nào cũng quan trọng! Ở đâu dân chủ cũng rất quan trọng, nhân quyền là điều rất cần thiết, Hưng sẽ suy nghĩ thật kỹ một trong hai chương trình đó, sẽ chọn một trong hai, khi chọn xong sẽ cho biết sẽ chọn chương trình nào”
’Văn công cộng sản?’

Đàm Vĩnh Hưng cũng trả lời cáo buộc anh là một thành viên trong ‘Ủy Ban Hội Liên Hiệp Thanh Niên’. Anh nói anh “nhận lời mời bởi một sự tình cờ khi hát cho các sinh viên nghe, để hy vọng vì ảnh hưởng của Hưng trên khán giả trẻ, để cho những thanh niên chưa tốt có thể trở thành người tốt hơn cho xã hội.”
Đàm Vĩnh Hưng cũng bác bỏ cáo buộc anh tuyên truyền cho cộng sản.
“Nếu quý vị bỏ thì giờ vào xem, thì trong những chương trình Đàm Vĩnh Hưng hát 5 năm nay ở tại Mỹ chưa có một lời lẽ nào, bài hát nào mang tính cách tuyên truyền gì cả, chỉ hát những bài ca ngợi tình yêu thôi.”
“Quý vị đang dùng một máy cưa rất lớn chỉ để giết một con gà con. Rất là nhỏ, không có đáng.”
“Đàm Vĩnh Hưng chỉ là một nghệ sĩ đi hát khắp nơi, đi kiếm tình yêu của khán giả và kiếm tiền lo cho bản thân và gia đình, không có mục đích, mục tiêu nào khác kể cả ở bên ngày lẫn bên kia.”

.

Hình ảnh ông Lý Tống xịt 'pepper spray' vào mặt và người ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng tối Chủ Nhật, lấy từ video trên trang YouTube.com, tại Santa Clara Convention Center. (Hình: Youtube)

.


Nhất định hát

Trong buổi tiếp xúc, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng cũng nhận định là “bên nào cũng có quyết tâm của mình.” Anh nói: “Các chú quyết tâm dẹp Hưng lần này, dẹp một lần để làm gương cho những ca sĩ sau. Bên những người tổ chức, kể cả bản thân Hưng , cũng quyết tâm có mặt để phục vụ công chúng của mình, vấn đề là chúng ta chưa hiểu thấu đáo về nhau cho nên mới xẩy ra những điều đáng tiếc như đêm qua.”
Qua các câu trả lời, Đàm Vĩnh Hưng công nhận sẽ có chuyện trong hát, ngoài biểu tình.
Anh nói, “Hưng sẽ xuất hiện, Hưng sẽ hát vì khán giả của Hưng, vì uy tín của công ty, vì những lời nói của các nhà sản xuất chương trình, quý vị hãy biểu tình và hãy tôn trọng tuân thủ luật pháp của nước quý vị!”
Tuy người ca sĩ vẫn quyết tâm, ông bầu show thì không kiên quyết. Tiếp xúc với phóng viên báo Người Việt, ông bầu Dũng Taylor cho biết ông đã rút ra được kinh nghiệm là “những kỳ khác có lẽ không dám mời Đàm Vĩnh Hưng nữa, nhưng show này thì đã phải chuẩn bị trước 6 tháng rồi, không thể hủy bỏ.”

.

Những Bài Liên Quan:

Ðại nhạc hội gây tranh cãi

(Friday, July 16, 2010 6:30:07 PM)

Hội đồng đại diện cộng đồng lên tiếng về Ðại Nhạc Hội Anaheim Arena

(Sunday, July 18, 2010 4:17:44 PM)

.

.

.

Chuyện chống văn công

HUY PHƯƠNG

Thứ Hai, Ngày 19 Tháng 7 Năm 2010, 12:32:15 PM

http://take2tango.com/thread/20-7-2010/chuyen-chong-van-cong-B5EDE090-10684

Việt Cộng xem những người trình diễn văn nghệ như những người thợ không hơn không kém. Thợ hát, thợ đàn, thợ múa tập họp thành những toán văn công, được điều động làm việc theo chỉ thị và đường lối của đảng, để hoặc là tuyên vận, hoặc để giải trí cho đám đông. Vì vậy chúng ta cũng quen gọi những người này là văn công. Văn công phải được huấn luyện tư tưởng chính trị, có lý lịch, có lập trường, được nuôi dưỡng và nhận công tác theo nhu cầu của từng chiến dịch. Ngày nay văn công được đưa ra nước ngoài trình diễn dưới visa du lịch, dù là dưới hình thức kiếm ăn riêng của cá nhân, do nhu cầu hay được sự cho phép của các cơ quan trách nhiệm trong nước, do đường lối của đảng đều có lợi cho chế độ. Dù những ca sĩ này không hát những bài ca tụng bác hay đảng như hồi chiến tranh “chống Mỹ” hay lúc mới vào Saigon, nhưng những khuôn mặt này vẫn tượng trưng một đám ca hát đang được trọng dụng của chế độ hiện nay ở Saigon.

Chúng ta cũng không thể xem những khuôn mặt này chỉ là cá nhân, “đồng bào” ruột thịt không liên quan gì với chế độ Cộng Sản, nên sẵn sàng giang tay đón nhận. Việc cấm cửa những thể thao gia, nghệ sĩ của một quốc gia khác đến trình diễn là một sự cấm vận, trừng phạt kinh tế đối với một quốc gia thù nghịch. Ca sĩ trong nước không sang Mỹ, Úc hay Canada để trình diễn cho dân bản xứ các nước này xem, mà là cho những người Việt Nam di dân, trong nước “dốt chữ” gọi là Việt Kiều, đa số là những người tỵ nạn Cộng Sản đã bỏ nước ra đi vì chế độ Cộng Sản. Vậy chuyện “trừng phạt” này không phải là không hợp lý. Chúng ta không có chính phủ hay đường lối để đối phó, mặc nhiên chấp nhận sự tự do hỗn tạp, tuỳ tiện, mở cửa

cho những “văn công” được gởi đi từ trong nước.

Câu hỏi của chúng ta là có phải tất cả ca nhạc sĩ hiện nay của chúng ta tại hải ngoại đều có cơ hội đồng đều để về trình diễn ở Việt Nam không, hay phải qua những giai đoạn sát hạch về đường lối chính trị, và mỉa mai thay, cả tài năng trước một ban giám khảo như theo tiết lộ của một vài ca sĩ đã xin về nước trình

diễn trước đây? Những nghệ sĩ này trước đây đã được cộng đồng hải ngoại nuôi sống từ khi đặt chân đến Mỹ, nay về nước gặp gỡ giới báo chí, trở thành những kẻ cơ hội, ca tụng chế độ đương thời, nói xấu hải ngoại coi mình như “con không cha”, nay về nhận bố đẻ Cộng Sản ở Saigon, khi trở lại đây vẫn được khán giả đồng bào chấp nhận. Bây giờ chúng lại đứng trên sân khấu hải ngoại, cười khẩy vào mặt chúng ta.

Nghệ sĩ trong nước ra trình diễn trước hết là cạnh tranh với ca sĩ hải ngoại, vì mỗi nghệ sĩ đều có sân chơi riêng của mình. Xin dành cho những ca sĩ đã cùng hoàn cảnh sống chết với chúng ta chứ không phải tất cả đều “cá mè một lứa”. Cách đây vài năm những ca sĩ trong nước ra hải ngoại trình diễn đều gặp nhiều sự phản đối, dai dẳng nhất là trường hợp Bằng Kiều, cho đến lúc Bằng Kiều “xin nhận nơi này làm quê hương”. Không phải những giới chức trách nhiệm về vấn để đưa ca sĩ ra nước ngoài lưu diễn không biết đến việc này, nên họ dùng kế hoạch “tằm ăn dâu” hay “vết dầu loang”. Trước tiên “những ông bầu” cho thử nghiệm bằng cách chỉ để các ca sĩ này chỉ hát thuần túy ở những sòng bài, xen lẫn với những ca sĩ hải ngoại. Khi thấy không có sự phản đối của người nước ngoài, trái lại còn được báo chí, truyền thông quảng cáo, phỏng vấn, các ca sĩ này bắt đầu hiện diện trong những show hát tại các thành phố lớn có nhiều người Việt, bước tiếp theo là tổ chức những buổi trình diễn toàn là những ca sĩ từ trong nước ra. Vì hải

ngoại vẫn mua vé đi xem, một số người muốn đổi món ăn, thiếu ý thức chính trị, nên có lúc báo chí trong nước đã loan tin con số thù lao của một hai ca sĩ ra hải ngoại đã lên đến con số $10,000.00 đô la, số tiền mà ca sĩ hạng nhất ở đây cũng không bao giờ với đến.

Trong chủ trương đem văn hoá thâm nhập cộng đồng người Việt ở hải ngoại, trước đây, Cộng Sản đã tổ chức những chuyến lưu diễn “Duyên Dáng Việt Nam” quy mô và tốn kém, nhưng không có kết quả vì sự chống đối của đồng bào hải ngoại, Cộng Sản xoay qua chiến thuật đánh du kích bằng cách gởi đi những ca sĩ được nuôi dưỡng và ưu đãi từ trong nước, với tính cách cá nhân đi du lịch ra nước ngoài để tránh danh nghĩa là do các cơ quan trong nước tổ chức. Một nguồn tin từ cơ quan thuế vụ Hoa Kỳ cho biết các nghệ sĩ ngoại quốc đến trình diễn tại Hoa Kỳ phải thông báo cho cơ quan IRS ít nhất là 30 ngày trước khi lưu diễn và ký thoả thuận CWA (central withholding agreement) để tránh lỗi lầm không đóng thuế. Sở thuế Hoa Kỳ

hiện nay để ý rất kỹ về các cuộc lưu diễn của các nghệ sĩ ngoại quốc, nhất là ở đây lại dưới visa du lịch, vì nhiều năm qua Hoa Kỳ đã thất thu trong các trường hợp này. Các ca sĩ Việt Nam ra kiếm ăn ở ngoại quốc rồi đây sẽ sợ sự thăm hỏi của sở thuế hơn là sợ bị biểu tình phản đối.

Hiện nay có nhiều tổ chức chính trị tại hải ngoại đã hô hào biểu tình “chống văn công”, nghĩa là chống những ca sĩ “con cưng” của chế độ trong nước ra trình diễn. Những cuộc biểu tình này nhiều lúc cũng khiến cho buổi trình diễn phải dẹp bỏ, nhưng cũng đôi lúc, “trong vỗ tay, ngoài la hét”, ai mua vé đi xem thì cứ việc đi xem, ai biểu tình phản đối thì cứ biểu tình, vì người biểu tình không được vào rạp để bị kết tội phá rối và ông bà bầu, ca nhạc sĩ thì được nhân viên an ninh hoặc cảnh sát bảo vệ chặt chẽ.

Cũng có những cuộc biểu tình nhắm sai mục đích hay thiếu cơ sở không được nhiều người hưởng ứng như cuộc biểu tình chỉ vì một cái khuy nịt có hình ngôi sao trắng chỉ thấy in trên poster, cuộc biểu tình chống một trung tâm ca nhạc chỉ vì ngày trình diễn có xa gần với ngày sinh của Hồ chí Minh (thì đã sao?) Chúng ta đã từng phung phí, tiêu hao quá nhiều năng lực không đúng chỗ, đúng lúc.

Chúng ta buồn vì cứ nghĩ có khi con trẻ ngồi xem trong rạp mà cha mẹ già đứng ở ngoài biểu tình. Các bậc cha mẹ đã giáo dục được con trẻ chưa? Các đoàn thể đã giáo dục được quần chúng chưa? Cộng đồng hải ngoại đã đoàn kết chưa? Lại còn những con cái của những cựu tù nhân chính trị, quên quá khứ của cha ông, chấp nhận ca hát bên các ca sĩ do Cộng Sản đưa ra nước ngoài, chỉ vì mùi thơm của đồng đô la, thật đáng xấu hổ. Nhiều ca sĩ hải ngoại đã có lập trường trước đây, không muốn hay không được về Việt Nam trình diễn, nay trước luật đào thải và thị hiếu của quần chúng cũng đành đứng chung sân khấu với những “văn công”, mà không hề thấy hổ thẹn.

Ba mươi lăm năm rồi, Cộng Sản chưa thao túng hay chưa có khả năng khống chế sân chơi hải ngoại vì chúng ta tuy không có chính phủ, không có quân đội, không có công an trấn áp, không có một tổ chức đại diện duy nhất, nhưng còn giữ vững được tinh thần của những người đã bỏ đất nước ra đi vì chế độ Cộng Sản đương thời. Nhờ tinh thần đó, mà hôm nay, Cộng Sản Việt Nam mặc dầu có tòa Đại Sứ, Lãnh Sự trên đất Mỹ nhưng chưa treo nỗi một lá cờ trong khu phố của cộng đồng người Việt hải ngoại. Tuy vậy trên mặt trận văn hoá, sản phẩm băng nhạc, báo chí, phim ảnh và nhất là ca sĩ trong nước ồ ạt tuôn ra nước ngoài, đến những địa điểm từng hãnh diện mang danh là thủ đô chính trị, thủ đô tỵ nạn... Lý do là vì cộng đồng

người Việt của chúng ta chưa đoàn kết đúng mức, chưa một lòng, chưa nhìn rõ lại mình, nên mãi vẫn còn có cảnh “trống đánh xuôi kèn thổi ngược.”

Muốn loại bỏ ảnh hưởng nghị quyết 36 của Cộng Sản trong công tác văn hoá tư tưởng, hải ngoại có một kho vũ khí tuyệt đối, khá lớn mà không chịu xử dụng. Vũ khí đó là đồng đô la. Trong nước đang cần đô la, chúng ta lại tiếp tế đô la cho trong nước. Các ca sĩ trong nước ra hải ngoại cần đô la chúng ta lại xếp hàng mua vé đi xem. Hải ngoại phải biết nói không và quyết định “không”: đó là không mua vé các buổi trình diễn có văn công, đại lý nhà buôn không nhận bán vé, báo chí truyền hình không chạy quảng cáo thì ca sĩ trong nước không còn đất dụng võ.

Khi hải ngoại chúng ta đồng tình nói được chữ “không”, trong rạp hát vắng người xem thì ngoài rạp không cần phải giăng cờ treo biểu ngữ, hay chịu mưa, giang nắng đi biểu tình nữa.

.

.

.

No comments: