Uyên Vũ
Tháng Bảy 10, 2010
http://freelecongdinh.wordpress.com/2010/07/10/trai-suc-vat-o-viet-nam/
Uyên Vũ – Kinh ngạc là cảm giác đầu tiên khi tôi đọc từng chương, lại từng chương trong tiểu thuyết “Trại Súc vật” của Geogre Orwell. Thực ra tôi đã đọc nó một lần trên mạng cách đây đã lâu. Nhưng lần này với những trải nghiệm còn nóng hổi của cá nhân, tôi đã như thực sự “thẩm thấu” nó để đối chiếu với lịch sử. Thú vị hơn nữa, đây là một ấn phẩm hết sức trang nhã của Nhà xuất bản Giấy Vụn, được ấn loát đàng hoàng ngay tại Sài Gòn.
Có lẽ với đa số người trong nước, cái tên Geogre Orwell thật xa lạ. Nhưng với đại đa số độc giả trên thế giới, Orwell là cái tên hết sức nổi tiếng với các kiệt tác như Trại Súc vật, 1984 và nhiều tác phẩm khác.
.
Hình bìa tác phẩm Trại Súc Vật do Nhà Xuất Bản Giấy Vụn phát hành tại VN
http://freelecongdinh.files.wordpress.com/2010/07/traisucvat2a1.jpg?w=209&h=334
.
George Orwell, là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội, chiến sĩ tranh đấu cho tự do, dân chủ, quyền của con người và quyền các dân tộc; độc đáo và sáng giá trong nửa đầu thế kỷ 20 cho đến bây giờ, Orwell là một trong những ngòi bút tiếng Anh được hâm mộ nhất ở thế kỷ 20. Ông sinh ngày 25 tháng sáu 1903 tại Motihari, Bengal, Ấn Độ, khi nó còn là một phần của Đế chế Anh dưới sự thống trị của nước Anh trong một gia đình người Anh với tên khai sinh là Eric Arthur Blair.
Ông là người tin tưởng thâm sâu và hiến cả cuộc đời cho Chủ nghĩa Xã hội, chống thực dân, đế quốc và cực quyền dưới bất kỳ hình thức nào, cả trong thế giới Tư bản và thế giới tự nhận là Cộng sản. Theo dịch giả Phạm Minh Ngọc thì Trại Súc Vật được in ở Anh ngày 17 tháng 8 năm 1945 và một năm sau thì được in ở Mỹ. Trước đó George Orwell đã cho xuất bản 9 đầu sách với tổng số bản in cả ở Anh và Mỹ là 195.500 cuốn. Sau chiến tranh thế giới thứ II do thiếu giấy nên số lượng bản in hạn chế, tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào tháng giêng năm 1950 đã có tất cả 25.500 cuốn Trại Súc Vật được in ở Anh và 590.000 cuốn được in ở Mỹ. Điều đó nói lên thành công to lớn và ngay lập tức của tác phẩm. Sinh thời Orwell tác phẩm này đã được dịch ra tất cả các ngôn ngữ chính của châu Âu cũng như các thứ tiếng như Telugu (một dân tộc thuộc bắc Ấn Độ), Ba Tư,
Trại Súc vật là một hiện nguyên về sự suy thoái từ cách mạng sang xã hội giai cấp, đã soi sáng bi kịch của loài người thế kỷ 20. Sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989 cũng như sự tan rã của Liên Xô năm 1991 càng làm cho chúng ta tin rằng những nhà văn hàng đầu luôn là những tiên tri sáng suốt.
.
Tên nguyên gốc của Trại Súc vật là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc vật – Một chuyện ngụ ngôn). Theo wikipedia, trong tác phẩm, George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước Xã hội Chủ nghĩa. Tác phẩm được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng Xã hội Chủ nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ những yếu kém của mình. Thế nhưng những tiên đoán của George Orwell hoàn toàn đúng với những gì xảy ra sau này, dù là ở Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên hay Việt
Tuy tựa sách ghi rõ “một chuyện ngụ ngôn”, nhưng ở phần Lời Tựa cho lần xuất bản sang tiếng
Hơn 60 năm đã trôi qua kể từ khi viết những lời trên, Người chiến sĩ của xã hội, nhà văn Geogre Orwell đã chứng tỏ khả năng tiên đoán lỗi lạc của ông qua tác phẩm Trại Súc vật, vì truyền thông Tây phương cho đến gần đây vẫn luôn “ngây thơ” tin vào những điều “thần kỳ” của xã hội Xô Viết, họ không hề biết những lừa bịp của chính quyền Xô Viết, những tội ác man rợ dưới thời cai trị của Stalin như Orwell đã viết trong Trại Súc vật. Cho đến khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ, những bí mật được bạch hóa, người ta mới phần nào biết được thảm cảnh của một xã hội giỏi bưng bít thông tin. Mới đây Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã lên án nhà độc tài Iosif Vissarionovich Stalin một cách bất ngờ và mạnh mẽ. Theo báo “Izvestia”, ông Medvedev cho biết: „Liên Xô (lúc ấy) có một cấu trúc rất phức tạp. Người ta có thể miêu tả chính quyền Stalin như là một chế độ toàn trị. Các quyền cơ bản và quyền tự do đã bị đàn áp. Stalin đã giết dân mình hàng loạt, tội ác này không tha thứ được.“ Giới báo chí thật ngạc nhiên về lời tố cáo tội ác của Stalin từ tổng thống Dmitri Medvedev, ông ta hoàn toàn không bị sức ép công luận để phải nói ra lời khó nói này, hay nói đúng hơn là TT Medvedev đang nói sự thật về đồ tể Stalin mà Orwell đã tiên đoán trước khi Medvedev ra đời hơn 20 năm. Nhìn qua Bắc Triều Tiên cũng thế, với lượng thông tin nhỏ nhoi được tiết lộ gần đây, nhân loại khó có thể tưởng tượng nổi những gì đang thực sự diễn ra trong cái xã hội luôn chìm trong “khu trại bí ẩn” đó.
.
Tôi không định lược thuật hay kể lại câu chuyện ngụ ngôn đầy tính tiên tri này. Có lẽ mỗi người khi lật giở từng trang sách sẽ có những cảm xúc, những bất ngờ thú vị khác nhau và chắc chắn ai cũng sẽ liên tưởng từng “nhân vật” trong tiểu thuyết với những mẫu người nhan nhản ngoài đời. Tôi muốn trân trọng giới thiệu nó với độc giả và xin trích vài đoạn trong tác phẩm: “Một lúc sau thì từ cửa chính ngôi nhà cả đàn lợn bước ra, tất cả, không trừ con nào, đều đi bằng hai chân sau. Một số con bước đi một cách tự tin, một số con còn lảo đảo, giá có cái ba toong thì vững hơn, nhưng tất cả đều đi một vòng quanh sân mà không con nào bị ngã. Cuối cùng là tiếng chó sủa dữ dội, tiếng gà gáy vang rền và Napoleon bước ra, lưng thẳng tắp, dáng oai vệ, nó nhìn khắp lượt, xung quanh tíu tít bày cừu. Chân trước nó cầm một cái roi to“. Và một đoạn nữa : “Mọi thành tích đều được qui về cho Napoleon. Có thể nghe thấy hai con gà mái tâm sự: “Dưới sự dẫn dắt của Đồng chí Napoleon, Lãnh tụ của chúng ta, tôi đã đẻ được năm quả trứng trong sáu ngày vừa rồi”; hay “hai con bò vừa uống nước vừa nói: “Nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của đồng chí Napoleon mà nước dạo này mới ngọt làm sao!”. Tôi cũng xin trích thêm một câu lừng danh của kiệt tác này: “MỌI CON VẬT SINH RA ĐỀU BÌNH ĐẲNG, NHƯNG CÓ MỘT SỐ CON BÌNH ĐẲNG HƠN NHỮNG CON KHÁC“.
Ngoài Trại Súc vật, Geogre Orwell còn cho ra đời tác phẩm nổi tiếng “1984″ (Nineteen Eighty-Four). Đây cũng là một tác phẩm viết dưới dạng giả tưởng xuất bản lần đầu năm 1949, được dịch ra hơn 65 thứ tiếng và để lại ấn tượng sâu đậm trên văn đàn thế giới thế kỷ 20. Cuốn sách này cũng nhiều lần được đưa lên truyền hình, dựng thành phim, kịch, lên sân khấu opera. Nhân vật Big Brother của tác phẩm 1984 khi dựng thành phim trở nên nổi tiếng ngang hàng với chuột Mickey của Walt Disney. 1984 thường được trích dẫn khi người ta muốn mô tả một xã hội chuyên chế, độc tài.
Tôi không biết trước đây đã có ấn phẩm tiếng Việt nào của Trại Súc vật chưa, nhưng việc đến bây giờ Nhà xuất bản Giấy Vụn mới chọn in từ bản dịch xuất sắc này của Phạm Minh Ngọc vẫn là quá muộn. Nhưng dù muộn còn hơn không. Tôi ước mong thật nhiều người Việt được tiếp cận trọn vẹn với tác phẩm này cũng như mong ước được cầm trên tay bản tiếng Việt của tác phẩm 1984.
Uyên Vũ
.
.
George Orwell: Animal Farm và Nineteen Eighty-Four (Trần Hữu Thục)
http://damau.org/archives/11516
Cuộc thảo luận “lạ” về Trại Súc Vật trên bãi biển Đà Nẵng (Liêu Thái)
http://www.talawas.org/?p=21688
talawas George Orwell - Trại súc vật
http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=543&rb=08
.
.
.
No comments:
Post a Comment