Wednesday, July 7, 2010

TIN LÀNH MENNONITE TỐ CÁO NHÀ NƯỚC CƯỠNG CHẾ ĐẤT ĐAI

Giáo hội Tin lành Mennonite Việt Nam tố cáo bị cưỡng chế đất

Thanh Quang, phóng viên RFA

2010-07-06

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Vietnamese-mennonite-church-reacts-to-its-property-to-be-seized-by-authorities-TQuang-07062010213200.html

.

KIẾN NGHỊ THƯ của GIÁO HỘI TIN LÀNH MENNONITE VN

.

Vấn đề cưỡng chiếm, thu hồi đất đai một cách tùy tiện xem chừng như tiếp diễn ngày càng đáng ngại và đều khắp trong nước, kể cả đất đai, tài sản của Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam.

Thanh Quang tìm hiểu tình hình này và trình bày hầu quý vị như sau:

.

Chứng từ giả để cưỡng chế?

Thanh Quang: Thưa quý vị, hôm Chủ nhật mùng 4 tháng Bảy này, Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam phổ biến một bản Tường Trình Khẩn về việc giới cầm quyền địa phương “ra hàng loạt quyết định cưỡng chế”, thu hồi đất của Giáo Hội tại Trung tâm Mục Vụ ở phường An Khánh và Văn phòng cùng Nhà Nguyện của Giáo Hội tại phường Bình Khánh thuộc quận 2, Sài Gòn. Mục Sư Nguyễn Hồng Quang, Cố vấn Giáo Hội và quản lý giáo sở mục vụ vừa nói cho biết:

MS Nguyễn Hồng Quang: Đô thị Thủ Thiêm là kế hoạch treo 14 năm nay, chưa có một cục gạch nào hết. Mà nói thì nhiều. Nhưng vị trí địa lý của khu vực này rất có giá trị. Nhà nước chỉ làm mỗi một việc là thu hồi đất, cưỡng chế người dân ra đi, áp đặt một giá đền bù rẻ mạt. Họ khai thác tối đa kẻ hở pháp lý và nhận thức của dân về pháp lý, về lập thủ tục đất đai, hành chánh cho những năm bỏ bê, thả nổi. Nhà nước bắt chẹt, khai thác tối đa để cưỡng bức nhân dân ra đi. Trung Tâm Chức Vụ Mennonite của chúng tôi cũng nằm trong tình trạng như vậy. Dù Trung tâm có giấy tờ đầy đủ, sử dụng có nguồn gốc pháp lý, nhưng gặp rắc rối giống như bị họ vu cáo. Nhà thì làm trong thời điểm được đền bù, mà họ để trật thời điểm. Luật pháp quy định thời điểm sử dụng, mục đích sử dụng như thế nào để được đền bù nhưng họ không làm chuyện đó. Họ lập những chứng từ khống, giả, biên bản giả để rồi cưỡng chế, chiếm lấy khu đất giá trị của chúng tôi đang sử dụng cho mục đích tôn giáo.

Thanh Quang: MS Nguyễn Hồng Quang nhân tiện giải thích chi tiết và cụ thể hơn về hành động phi pháp đó của giới cầm quyền, nhất là họ cấu kết với nhóm mà Mục Sư gọi là nhóm lợi ích để áp bức người dân:

MS Nguyễn Hồng Quang: Thứ nhất là quyết định cưỡng chế nhà của UBND phường An Khánh không có căn cứ pháp luật. Họ dựa vào những bằng chứng không đúng thực tế. Mà những gì sai thực tế để dựa vào đó ra văn bản thì không có giá trị gì cả. Nhưng nó có giá trị là họ có quyền lực, có công an, an ninh bên cạnh. Còn Ủy ban Quận thì không có ra quyết định thu hồi theo yêu cầu của luật đất đai, mà họ lại ra quyết định cưỡng chế. Tức họ không dám ra quyết định thu hồi. Vì nếu như vậy, họ phải đền bù đúng thời điểm ra quyết định. Chưa đền bù mà họ ra quyết định cưỡng chế, như vậy người dân đi đâu? Mà nếu họ đuổi người dân ra đường như vậy cũng trái với chính sách quy hoạch của pháp luật quốc gia. Tôi nghĩ là họ chịu áp lực của những nhóm lợi ích, nhóm có thế lực ngầm để rồi cưỡng bức dân như vậy.

.

Chính quyền không giải thích?

Thanh Quang: Để tìm hiểu về tình hình này, chúng tôi tìm cách liên lạc với giới hữu trách địa phương nhiều lần, nhưng chỉ gặp được ông Trần Trung Hiếu, Thanh tra Xây dựng phường An Khánh, là cơ quan ra quyết định cưỡng chế giáo sở Mennonite vừa nói, như quý vị nghe sau đây:

Trần Trung Hiếu: A Lô!

Thanh Quang: Xin được gặp ông Trần Trung Hiếu, Thanh tra Xây dựng phường An Khánh.

Trần Trung Hiếu: Dạ đúng rồi.

Thanh Quang: Thưa ông, chúng tôi là Thanh Quang, Đài Á Châu Tự Do bên Mỹ. Chúng tôi được biết phường đã ra quyết định cưỡng chế Trung Tâm Chức vụ Mennonite của Giáo Hội Tin Lành Mennonite VN. Lý do nào mà phường An Khánh ra quyết định như vậy?

Trần Trung Hiếu: Bây giờ ông muốn biết thông tin gì thì phải gặp chủ tịch thôi

Thanh Quang: Mới đây, 16 vị Mục Sư thuộc Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam đã cùng ký tên trong một Kiến Nghị Thư, do MS Lê Thị Phú Dung ấn ký, gởi lên giới lãnh đạo Việt Nam và những cơ quan liên hệ yêu cầu hủy bỏ những quyết định cưỡng chế phi lý đất đai Giáo Hội. Theo MS Nguyễn Hồng Quang thì Kiến Nghị này thực ra là một hình thức để giới thẩm quyền “phải suy xét lại hành động phi pháp và trái đạo lý”:

MS Nguyễn Hồng Quang: Kiến nghị đó là một cách để chính quyền quan tâm, không tiếp tục những hành động sai lầm, để họ có thời gian suy xét ngưng nhúng tay vào tội ác chống tôn giáo. Tiếng nói của những MS đồng ký tên trong Kiến nghị là để nói với chính quyền trung ương, cấp thẩm quyền là họ phải suy xét lại hành động phi pháp và trái đạo lý, và trái cả mục tiêu mà chính quyền đề ra.

Thanh Quang: Không phải chỉ có đất đai của Giáo Hội Tin Lành Mennonite Việt Nam gặp khó khăn, mà tình trạng cưỡng chiếm đất đai, tài sản của tôn giáo nói chung trong nước xem chừng như tiếp diễn đáng ngại. MS Nguyễn Hồng Quang nhận xét về tình hình này:

MS Nguyễn Hồng Quang: Con người, đất đai và nền văn hóa cấu thành Tổ Quốc. Chính sách đất đai của Việt Nam hiện nay vẫn còn còn ảnh hưởng của tư duy cũ là tách quyền sở hữu đất đai ra khỏi con người. Nghĩa là chính sách pháp lý của nhà nước Việt Nam này là không cho tư hữu đất đai.

Tức là mảnh đất để con người dựa vào đó mà phát triển cuộc sống và làm thăng hoa đất nước thì nhà nước này lại tách ra, do tư duy cũ. Nhưng bây giờ, khi đất đai trở thành món hàng đắc địa, một mét vuông có thể nhiều ngàn đô-la, cho nên nó trở nên đối tượng của lòng tham vô đáy của con người. Rồi họ lợi dụng chính sách quốc gia quy hoạch, cần cải cách, thay đổi, đô thị hóa, cần thăng tiến kinh tế, xã hội..., những người thực hiện chính sách như vậy, nếu không có tâm, không có đạo đức, không có lòng ái quốc, họ lại trục lợi. Đây là một thảm họa cho nhân dân. Những người thuộc nhóm gọi là lợi ích, chuyên về đất đai, luôn nhắm vào tài sản đất đai của đất nước thì luôn dùng mọi thủ đoạn trục lợi và đẩy người dân ra đường. Nhiều lúc luật pháp đất đai đã rõ ràng, nhưng họ không chịu áp dụng khiến gây bất lợi cho người dân thấp cổ bé miệng, và nỗi oan ức của người dân đã lên thấu Trời Xanh rồi.

Thanh Quang: Giáo Hội Tin Lành Mennonite nói riêng và các tôn giáo khác tại Việt Nam nói chung đều mong mỏi được nhà nước đối xử bình đẳng, tài sản của giáo hội và quyền tự do tôn giáo của mọi người được tôn trọng. Nhưng người dân vẫn tự hỏi rằng những điều xem chừng như đơn giản này sao vẫn chưa có được tại Việt Nam.

.

Theo dòng thời sự:

Giảng đạo trong chuồng bò

Thực trạng tôn giáo tại Việt Nam và khu vực

Công an Bình Phước cản trở tín hữu Tin Lành mừng Lễ Phục sinh

Tín hữu Tin Lành bị đàn áp

Giáo dân cầu nguyện tại khu đất cũ nhà thờ Cầu Rầm

Tín đồ Phật giáo Hoà hảo Thuần tuý lại bị sách nhiễu

Tín đồ PGHH An Giang bị ngăn chặn vào chùa

Công an tấn công xe tang, cướp quan tài ở Cồn Dầu

Đạo và Đời trong vụ Cồn Dầu

Copyright © 1998-2010 Radio Free Asia. All rights reserved.

.

.

No comments: