Thursday, July 15, 2010

OAN THÌ KHÔNG NHƯNG VẪN CHƯA CÔNG BẰNG (Vụ Nguyễn Trường Tô)

Ý kiến bạn đọc:

“Oan thì không nhưng vẫn chưa công bằng”
Hà Đình Sơn
16/07/2010

http://boxitvn.blogspot.com/2010/07/y-kien-ban-oc-oan-thi-khong-nhung-van.html


Nhân vụ Nguyễn Trường Tô, chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang là nghi can “Tội mua dâm với người chưa thành niên” đang bị xã hội lên án và theo dõi, có mấy vấn đề cần rút ra dưới đây.

Thứ nhất: Cơ chế nào, thì con người ấy. Với một xã hội toàn trị thì pháp luật không thể tồn tại. Việc vi phạm pháp luật của các cá nhân trong cả bộ máy đó là lẽ tất yếu. Nên việc Nguyễn Trường Tô, lên đến chức quan đầu tỉnh và tồn tại ở chức đó cả một nhiệm kỳ mà không phạm tội mới là chuyện lạ. Việc Nguyễn Trường Tô có phạm “tội mua dâm với người chưa thành niên” hay phạm tội gì khác nữa thì không có gì oan.
Không công bằng lớn nhất đó là, các em học sinh là nạn nhân trong vụ này lại bị quy thành kẻ thủ phạm.
Không công bằng đối với Nguyễn Trường Tô là nhiều kẻ phạm tội chứ không riêng Tô, cả tập thể phạm đủ loại tội nhưng lại không bị tố giác mà chỉ có mình Tô.


Thứ hai: Bản chất vụ này là gì? Nên nhớ vụ việc đã bị Hoàng Minh Nhất, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang và Nguyễn Bình Vận, Giám đốc Sở Công an tỉnh Hà Giang phát giác từ năm 2006. Phải chăng đây chỉ là vụ đấu đá, tranh giành quyền lực nội bộ nhân dịp sắp đến kỳ đại hội Đảng, do Tô đã không chịu lui nên bị cánh ông Nhất, ông Vận ngửa bài ra. Vì tội này Tô độc lập phạm tội nên dùng nó để tố Tô là dễ nhất, không liên quan đến người tố cáo. Tô biết những vị kia cũng không thiếu gì tội lỗi, nhưng chết cái là Tô lại là đồng phạm trong các vụ đó nên không dám tố.
Tội “trai gái”, “cờ bạc”, “sinh hoạt cá nhân” là loại tội mà đám tranh giành quyền chức thường sử dụng để đo ván, hạ nhau khi mỗi kỳ đại hội quyền lực sắp họp.
Do vậy, nhân dân hãy tỉnh táo đừng chỉ dồn căm phẫn vào một vài cá nhân đã bị lộ mà bỏ qua cả một tập thể tội phạm là không công bằng. Giả sử mà lộ hết thì không lấy ai mà làm (như PTTg Nguyễn Sinh Hùng đã nói), không lấy ai mà xử, xã hội sẽ phải chịu một thiệt hại to lớn ấy là “chi phí giấy, mực, thời giờ” để ghi tội các vị. Chúng ta đừng chỉ thấy hiện tượng mà bỏ qua bản chất sự việc.

Thứ ba: Muốn trừ sâu thì phải trừ tận gốc. Không thể bắt từng con sâu một, như thế không bao giờ triệt hết sâu. Mà phải xóa bỏ cái tổ, nơi đẻ ra, nơi dung dưỡng loài sâu bọ đó. Không thì diệt con này nó lại đẻ con khác tinh vi, quỷ quyệt hơn.

Thứ tư: Về khoa học pháp lý cần bổ sung khái niệm “phạm tội tập thể”, khái niệm này chưa được luật quy định. Nó không phải là đồng phạm và cũng chẳng phải là phạm tội có tổ chức. Nhưng tính chất của nó thì lại rất nguy hiểm đối với xã hội. BLHS năm 1999 mới quy định thế nào là đồng phạm; và phạm tội có tổ chức thì bị xác định là tình tiết tăng nặng khi lượng hình phạt.

Phạm tội tập thể có thể hiểu là người này phạm tội, người kia cũng phạm tội, không ai ngăn chặn ai, người này theo người kia, tất cả đều phạm tội tùy khả năng của mỗi người. Đây là một đặc tính nguy hiểm của tội phạm cần đưa thành một tình tiết tăng nặng. Kẻ phạm tội sau sẽ bị phạt nặng hơn kẻ phạm tội trước, để ngăn ngừa tình trạng phạm tội tập thể tràn lan.

Liên hệ với vụ Vinashin cùng thời gian này, liên quan đến Tập đoàn Vinashin và cá nhân ông Phạm Thanh Bình cũng “Oan thì không nhưng vẫn chưa công bằng”.

Hà Nội, ngày 14/7/2010
HĐS

.

.

.

No comments: