NGƯỜI TÙ BẤT KHUẤT TRƯƠNG VĂN SƯƠNG VÀ CUỘC HỒI HƯƠNG TRỞ VỀ QUÊ NHÀ SAU HƠN 33 NĂM LƯU ĐẦY
Nguyễn Khắc Toàn
Gửi vào ngày Thứ Sáu, 16 Tháng 7, 2010.
http://tiengnoitudodanchu.org/modules.php?name=News&file=article&sid=9169
Nguyễn Khắc Toàn
Hà Nội đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15/7/2010
.
"Anh" khi bị bắt, "cụ" khi trở về
http://i369.photobucket.com/albums/oo135/tntddc/dissidents/tvs/571ed4f7.jpg
.
Như bản tin nhanh trước đây vào ngày 12/7/2010 đã loan tải khi người tù chính trị Trương Văn Sương vẫn còn đang trên đường trở về miền Nam, mà trong chuyến “hồi hương” đặc biệt này của ông được công an và bác sỹ trại giam Ba Sao – Nam Hà hộ tống về tận quê nhà ở thị xã Sóc Trăng khá chu đáo.
Đến trưa nay, vào hồi khoảng hơn 10 giờ 30 phút chiếc xe riêng đưa 2 cha con ông Trương Văn Sương đã về đến thị xã Sóc Trăng sau một chặng đường dài vượt gần 2000 cây số và cũng là sau hơn 80 tiếng đồ hồ xe chạy liên tục từ Bắc vào Nam.
Tối nay, khi tôi gọi điện nói chuyện với cháu Trương Văn Dũng con trai lớn của ông Sương thì được biết rõ hơn nữa hành trình này. Chiếc xe ô tô của trại tù Nam Hà xuất phát từ bệnh viện Phủ Lý tỉnh Hà Nam lúc gần 04 giờ sáng ngày 12/7/2010. Đến chiều tối cùng ngày xe đã đến thành phố Đà Nẵng, tại đây công an đã đưa ông Sương vào lại bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, ăn tối và nghỉ lại qua đêm. Sớm hôm sau, cũng vào khoảng 4 giờ sáng ngày 13/7/2010 chiếc xe chở 2 cha con ông lại lên đường trực chỉ hướng thành phố Sài Gòn, đến khoảng 20 giờ 30 phút thì xe đã tới thành phố này, ngay sau đó toán công an và bác sỹ cùng đi áp giải đã đưa 2 cha con ông Sương đi ăn tối tại một nhà hàng. Tiếp đó họ đưa cả 2 cha con về nghỉ đêm tại 1 khách sạn trên đường Nguyễn Trãi, thuộc trung tâm thành phố.
Đến sáng hôm sau, vào lúc 6 giờ 30 phút sáng ngày 14/7/2010, chiếc xe chở họ lại lên đường hướng thẳng về quê nhà - Sóc Trăng, nơi ông đã được sinh ra, lớn lên, rồi làm bổn phận của một công dân với đất nước thời trai trẻ khi ông còn là một sĩ quan của quân lực Việt Nam Cộng hòa trong chiến tranh khi thể chế dân chủ này còn tồn tại trước ngày 30/4 năm 1975…
Về đến thị xã Sóc Trăng quê hương của ông, công an trại tù có nhiệm vụ áp giải suốt chặng đường dài hàng ngàn cây số trong mấy ngày qua đã đưa ông vào thẳng trụ sở chính quyền phường 3 để làm một số “thủ tục hành chính bắt buộc” mà họ đã sắp đặt từ trước. Đưa ông vào trình diện với UBND phường và công an địa phương nơi ông sẽ sinh sống cùng với gia đình người con trai lớn Trương Văn Dũng mục đích là để gọi là nhắc nhở, lưu ý một số nội dung yêu cầu ông chấp hành. Cũng tại đây, lúc này toán cán bộ công an áp giải ông Trương Văn Sương từ khi rời trại giam và bệnh viện Phủ Lý- Thị xã Hà Nam mới chính thức trực tiếp trao cho ông cái văn bản của ban giám thị trại giam Ba Sao chấp hành lệnh của tổng cục an ninh - bộ công an ngoài trung ương Hà Nội. Đó là quyết định được tạm thời đình chỉ thi hành án trong 12 tháng đối với trường hợp của ông để chữa bệnh hiểm nghèo, chứ không phải ông đã được trả tự do hoàn toàn như dư luận lầm tưởng trong mấy ngày qua. Điều đó có nghĩa là, nhà nước độc tài toàn trị CSVN đã áp dụng cho trường hợp của ông giống y như đối với trường hợp của linh mục đối kháng Nguyễn Văn Lý khi đưa nhà tu hành đấu tranh này về Tổng giáo phận Huế với lý do tạm hoãn thi hành án để chữa bệnh vào ngày 15/3/2010 cách đây chưa lâu.
Như vậy tù nhân chính trị nổi tiếng Trương Văn Sương, một người dù đã trải qua 2 giai đoạn tù đầy khốc liệt với tổng cộng thời gian lên đến hơn 33 năm 4 tháng rưỡi. Thế nhưng sau 1 năm nữa khi chữa căn bệnh suy tim độ 3 khỏi hẳn, hoặc đã đỡ giảm phần nào rồi, thì ông sẽ vẫn có thể bị công an của CSVN bắt trở lại để tiếp tục thi hành bản án tù giam “chung thân cho đến chết” trong lao tù. Đây là kiểu hành xử tỏ ra rất vô nhân đạo, phi nhân tính, gian trá, rất trịch thượng và coi thường dư luận mà công luận trên toàn thế giới cần đấu tranh lên tiếng thật mạnh mẽ cho ông cũng như các trường hợp khác tương tự…
.
Hình : Ông Trương Văn Sương đang kính cẩn, đau xót, xúc động thắp nén hương trên ban thờ di ảnh người vợ thân yêu đã mất năm 2007 sau hàng chục năm mỏi mòn chờ đợi ngày ông trở về !!! Trong tấm hình này chúng ta còn thấy rõ trên cổ ông đang quàng vòng hoa Chiến thắng ngục tù CSVN do cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển thay mặt Phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam trao tặng.
http://i369.photobucket.com/albums/oo135/tntddc/dissidents/tvs/cd668ab6.jpg
.
Như chúng ta đã biết, nhà tù của chế độ XHCN trong hơn 1/3 thế kỷ qua đã không làm sao bẻ gãy được ý chí đấu tranh bất khuất, kiên cường của con người can trường số một như ông. Nhưng đến khi thấy ông sức khỏe quá suy yếu, thân thể mắc nhiều trọng bệnh hiểm nghèo, tuổi đã quá cao, hoàn cảnh gia đình quá nghèo khổ cùng cực, túng thiếu…vv…. Thì chính họ đã phải chủ động hướng dẫn các con trai của ông viết giấy đề nghị đến các cấp chính quyền, đến cơ quan công an để đưa ông về tạm chữa bệnh tại nhà có thời hạn. Nghĩa là nhà nước CSVN của họ không hề nhận được bất cứ một tín hiệu nhỏ nào đầu hàng, hay van xin thật sự của ông, dù bộ máy đàn áp của họ đã dùng đủ mọi cực hình để hành hạ ngược đãi ông. Thế nhưng bằng cách làm không đàng hoàng, thiếu minh bạch đó thì họ mới có thể đưa ông được ra khỏi nhà tù nhỏ mà vẫn có thể tuyên truyền rằng nhà nước này của họ trong tư thế như là vẫn giữ được “thể diện quốc gia, danh dự của chế độ và rất nhân đạo”?!
Trong khi đó, dựa trên những thông tin từ cháu Dũng cho tôi biết khi các sĩ quan an ninh của bộ công an từ Hà Nội xuống gặp cháu sáng 01/7/2010, lúc ông đang còn phải điều trị ở bệnh viện Phủ Lý, rồi đến khi cháu Dũng lên Hà Nội gặp tôi và Lê Thanh Tùng trưa ngày 02/7/2010. Thì tôi đã quả quyết là nhà nước CSVN sẽ thả ông trong nay mai theo đúng như kịch bản họ đã áp dụng với Cha Lý mà không cần ông viết đơn xin ân xá, hay xin giảm án gì cả để mong Dũng về nói lại cho Cha biết. Thế nhưng do ông bị tù đầy quá lâu, ông không hề biết những thông tin gì bên ngoài xã hội ngoài song sắt của lao tù và gông cùm, nên sự việc lại diễn ra có khác đôi chút mà chúng ta hoàn toàn chia sẻ, cảm thông với người tù bất khuất này. Sự lựa chọn khôn ngoan, tỉnh táo và cần thiết trong hoàn cảnh bị bệnh tật dầy vò, hành hạ đau đớn đã được ông nói rõ qua đài RFA ngay khi vừa đặt chân về tới quê nhà chưa đầy 1 giờ đồng hồ ....
Khi về đến nhà, ông mới biết người vợ yêu quý của mình là bà Lê Thị Lệ đã qua đời vào năm 2007, còn người con gái thứ 2, Trương Thị Diễm cũng đã mất vì bị bệnh u não trước đó gần chục năm trời rồi. Sở dĩ như vậy, là do cháu Dũng con trai ông không muốn kể cho ông biết rõ cơ sự này khi gặp lại ông tại bệnh viện Phủ Lý – Hà
Hoàn cảnh nhà cửa của gia đình ông rất nghèo khổ và thật đáng buồn nên rất cần mọi sự giúp đỡ của mọi tấm lòng hảo tâm của đồng bào khắp nơi trong và ngoài nước trong lúc này. Mọi nghĩa tình của đồng bào Việt
Chiều nay một số các nhà tranh đấu của Phong trào Dân chủ Việt Nam đã gặp được ông trực tiếp tại “nhà riêng” để thăm hỏi, chia sẻ và tặng những bó hoa tươi thắm nhằm vinh danh tên tuổi ông vinh quang từ ngục tù trở về. Những nhân vật đối kháng gồm có : doanh nhân, cử nhân kinh tế, kiêm ủy viên trung ương Đảng Dân chủ Nhân dân Việt Nam, cựu tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn; cựu tù chính trị phạm Nguyễn Ngọc Quang từ Đồng Nai; nữ chiến sỹ khối 8406 Nguyễn Thu Trâm đến từ Sài Gòn… Tất cả đã lặn lội về tận căn lều tồi tàn của gia đình ông ở Sóc Trăng đang tá túc để chào đón, mừng ông chiến thắng trở về tạm đoàn tụ cùng các con cháu sau mấy chục năm biền biệt xa cách…
.
Hình : Nhà tranh đấu dân chủ và hoạt động chính trị, cử nhân kinh tế, cựu tù nhân Nguyễn Bắc Truyển từ Sài Gòn bí mật đến tận “nhà riêng” ông Trương Văn Sương vào chiều nay 14/7/2010 để trao hoa chúc mừng ông- người tù chính trị bất khuất đã chiến thắng lao tù cộng sản trở về.
http://i369.photobucket.com/albums/oo135/tntddc/dissidents/tvs/62d39361.jpg
.
Tối nay, hồi hơn 21 giờ 10 phút, từ Hà Nội, tôi với tư cách một nhà báo tự do, đồng thời là một trong những bạn tù của ông Trương Văn Sương đã trò chuyện, tâm sự với ông qua điện thoại khá lâu. Qua đó, cả 2 chúng tôi rất vui mừng đã được phần nào “tự do” trò chuyện sau những năm tù đầy gian khổ, rất khốc liệt ở trại giam Ba Sao- Nam Hà vừa qua và mấy năm về trước. Tôi cũng cho ông Sương biết tình hình thế giới và bối cảnh đất nước đã có một số đổi thay quan trọng, nhất là lực lượng đối kháng đòi dân chủ trong nước đã hình thành công khai và cả bí mật ở khắp các vùng miền trên cả nước. Đặc biệt nữa là, phương thức đấu tranh đòi cải cách chế độ chính trị, đòi dân chủ hóa triệt để, toàn diện các mặt sinh hoạt của đời sống nước nhà cũng đã thay đổi bằng các phương pháp ôn hòa bất bạo động. Tức là không còn như giai đoạn đấu tranh vũ trang, thời của những người như ông thực hiện cách nay mấy chục năm về trước khi cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối độc tài cộng sản và dân chủ tự do trên địa cầu còn chưa chấm dứt… Ông Trương Văn Sương được nghe tôi trao đổi các nội dung như thế khá rõ ràng, nên hoàn toàn đồng ý và rất vui vẻ tán thành lắm.
Cũng qua nói chuyện với ông trong tối nay, khi được hỏi là, hình như công an đi cùng đã ngăn cản ông không được trả lời các đài phát thanh quốc tế lớn như RFA, BBC ngay trên xe khi còn đang trên đường trở về nhà, thì được ông cho biết không phải do ái ngại, hay lo lắng gì cả. Mà căn bản lúc đó ông chưa hề được biết rõ dù tạm thời mình đã là người thụ hết án tù, hoặc đã được tự do hoàn toàn hay chưa. Bởi vì ông có nói rõ cho tôi biết, là toán công an áp giải lúc ấy chưa hề trao cho ông bất cứ một văn bản nào như trưa nay họ làm thủ tục khi đưa về trụ sở chính quyền và công an phường 3 thị xã Sóc Trăng để bàn giao ông về cho gia đình trị bệnh trong thời hạn 1 năm như quyết định đã viết có nói rõ. Cho nên khi đó ông tạm thời tôn trọng số sỹ quan công an hộ tống này giống như khi mình vẫn trong hoàn cảnh bị tù đầy trong trại giam bao lâu nay vậy.
Tôi cũng đã nói với ông, là tất cả chúng ta trong giai đoạn hiện nay đều giã từ vũ khí thông thường để đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền với nhà cầm quyền CSVN. Mà trái lại cuộc đấu tranh trong bối cảnh giờ đây, vũ khí mới được thay thế hoàn toàn bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại của thời đại văn minh, phát triển, rất có hiệu quả sức mạnh, như điện thoại di động, máy tính, internet, ngòi bút, tiếng nói, báo chí tự do…vv… Nghe xong tôi nói như vậy, người tù cựu kháng chiến quân Trương Văn Sương vui lắm, ông cười vang rồi buột miệng nói qua điện thoại với tôi: “Vâng, thưa anh Nguyễn Khắc Toàn, kiểu tranh đấu cũ lỗi thời rồi anh nhỉ, thời buổi bây giờ ai mà còn sài như thế nữa đâu phải không anh ? ”.
Qua mẩu đối thoại ấy với tôi, chúng ta thấy rõ người tù Trương Văn Sương đâu có lạc hậu, hay chậm tiến về nhận thức so với những tiến bộ của thời cuộc văn minh, tiên tiến ngày hôm nay, để đến nỗi nhà tù của nhà nước CSVN quá lo lắng thấy cần phải giam cầm ông quá lâu đến như vậy, để gọi là phải “cải tạo” bằng được cái “tư duy ưa súng đạn, thích đổ máu, bạo lực và lật đổ bằng vũ lực…” mà họ có thể vẫn tưởng tượng ra là còn rất thẫm đẫm trong ông, để rồi họ phải lo ngại một cách quá đáng đến thế nhỉ !
Tôi còn nói với ông, là hoàn cảnh cả nước ta, đặc biệt là trong Miền Nam sau năm 1975, do nhà cầm quyền độc tài CSVN lúc đó hầu hết đứng đầu bởi các nhà lãnh đạo già nua, cũ kỹ, có tư duy cộng sản Mác xít rất cực tả, cực đoan và ấu trĩ rất nặng nề… Họ say mê đến cuồng tín vào mô hình chế độ cộng sản ở Xô Viết và Đông Âu, nên họ thô bạo cưỡng bức buộc cả xã hội phải xây dựng theo con đường rồ dại đó làm cho nhân dân căm phẫn, chán ghét, cả xã hội bất mãn lan tràn khắp nơi nơi... Từ đó hình thành ra làn sóng chống đối chế độ CS lên cao độ với chủ trương cổ súy đấu tranh theo con đường bạo động, vũ trang…Tình trạng đó rộ lên ở khắp nơi ngoài hải ngoại hướng về quốc nội với mục tiêu muốn sớm chấm dứt đau khổ cho nhân dân trong nước. Đến những năm cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990, khi cả hệ thống phe XHCN, nhất là thành trì của chủ nghĩa cộng sản là Liên Xô và nhiều quốc gia CS khác tan rã nhanh chóng trên toàn thế giới, thì phương cách đấu tranh kiểu cũ ấy chống chế độ CS Hà Nội từ hải ngoại chấm dứt, từ đó các lực lượng đối kháng điều chỉnh, thay đổi sang phương pháp tranh đấu hòa bình, bất bạo động cho đến nay. Vì thế chúng ta cần phải hiểu rõ những diễn tiến của giai đoạn lịch sử có tính khúc ngoặt này, mà tôi cho rằng đấy là diễn biến tất yếu không thể khác được nếu lịch sử lặp lại lần nữa. Có hiểu rõ bản chất nguồn cơn như vậy, thì chúng ta sẽ cảm thông, chia sẻ với mọi tấm lòng yêu nước, đã dám dấn thân tranh đấu hy sinh, dám bỏ cả tính mạng của mình trong thời kỳ này cho dân tộc, đất nước chúng ta nhiều hơn nữa…vv…
Tôi tạm dừng cuộc chuyện trò thú vị với ông để người tù già tạm nghỉ ngơi sau chặng đường dài vất vả và hẹn khi khác sẽ gặp lại trao đổi nhiều hơn nữa. Tôi thấy trong ông bừng lên sinh lực mới mãnh liệt hơn, lạc quan hơn về cuộc đấu tranh mang đầy ý nghĩa cao cả vì đất nước ngày mai tươi sáng.
.
Hình : Ông Trương Văn Sương chụp ảnh kỷ niệm ngay buổi chiều hôm nay, 14/7/2010 với các thành viên trong gia đình, bà con khi về đến nhà. Trong hình, bên tay phải ông là con trai út Trương Văn Tài 36 tuổi, người mặc áo sọc đỏ kẻ ngang đứng cạnh cùng vợ cháu, cạnh đó người phụ nữ da đen đứng kế là cô em họ ở quê lên khi nghe tin ông ở tù trở về đã đến chúc mừng. Bên tay trái ông Sương là người con trai lớn, cháu Trương Văn Dũng 42 tuổi, cũng là người đi đón ông từ trại tù Ba Sao trở về, còn người đàn ông đứng bên cạnh Dũng cũng là 1 người bà con.
http://i369.photobucket.com/albums/oo135/tntddc/dissidents/tvs/fa1258a5.jpg
.
Chúng ta hoàn toàn tự hào, kiêu hãnh về khí phách đấu tranh kiên cường bất khuất, vô úy hiếm có của người tù Trương Văn Sương trong mấy chục năm đã trải qua biết bao các nhà tù suốt từ Miền Nam, Miền Trung ra tới Miền Bắc. Ông xứng đáng được ngợi ca như một anh hùng dân tộc đã chiến thắng biết bao gian khổ để trở về tự địa ngục trần gian. Ông quả thật rất xứng đáng là một Nelson Mandela của đất nước Việt
Cuối cùng, tôi chân thành cám ơn anh Nguyễn Bắc Truyển đã không quản ngại hoàn cảnh đang bị quản chế tại địa phương và đường xá xa xôi để lặn lội về tận quê nhà người tù lâu năm nhất đất nước kể từ thời điểm sau ngày 30/4/1975 để chụp tặng một số hình ảnh mới nhất, quý giá về cuộc gặp của cá nhân anh với ông Trương Văn Sương cùng gia đình hồi chiều nay nhằm giúp dư luận tỏ tường về nhân vật Nelson Mandela của Việt Nam.
Hà Nội đêm ngày 14 rạng sáng ngày 15/7/2010
Nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn
Số nhà 11 Ngõ Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại : 0125-272-4352
.
Hình : Căn lều rách rưới được gọi là nhà hiện nay của gia đình ông Trương Văn Sương tại thị xã Sóc Trăng sau 35 năm ngày miền Nam Việt Nam “được hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước” và sau 33 năm ông bị tù đầy qua các giai đoạn ác liệt, bạo tàn.
http://i369.photobucket.com/albums/oo135/tntddc/dissidents/tvs/6db25a69.jpg
.
Chú thích : Mọi liên lạc giúp đỡ cá nhân và gia đình tù nhân Trương Văn Sương là : số nhà 124/9, ( số nhà mới 124/9, số cũ là 102/7B ) đường 30/4, phường 3, khóm 2, thị xã Sóc Trăng, Việt Nam, gửi về cho con trai ông là Trương Văn Dũng sinh năm 1969, số điện thoại 0939-460-657.
.
.
.
No comments:
Post a Comment