Người tù Trương Văn Sương kể chuyện
03:44:pm 14/07/10
http://www.danchimviet.com/archives/13756
Ông Trương văn Sương sinh năm 1943. Trước năm 1975 Ông là Trung Úy quân đội Việt Nam Công Hòa, chức vụ Phân Chi khu trưởng huyện Mỹ Tú, tỉnh Ba xuyên. Thời gian ông đi tù dài gần bằng thời gian từ khi thống nhất đất nước tới nay. Gần đây, nhiều người bạn tù của ông được ra trước đã kể và viết về trường hợp của ông, qua đó dư luận, nhất là các tổ chức nhân quyền lên tiếng đòi trả tự do cho ông. Trước đó, ít ai biết tới cái tên Trương Văn Sương.
Hôm 12/7 vừa rồi, người tù ấy đã được công an trại giam Nam Hà áp tải về tận quê nhà ở Sóc Trăng. Hiện ông đang sống cùng con trai, Trương Văn Dũng tại thành phố Sóc Trăng. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện và thăm hỏi ông, xin gửi tới quý bạn đọc.
————————————————————————————
Mạc Việt Hồng (MVH): Xin chào ông, được biết ông mới ra tù hôm 12/7 chúng tôi muốn hỏi ông vài câu liên quan tới cuộc sống trong tù. Nhiều bạn đọc chưa biết rõ về trường hợp của ông, vậy xin ông cho biết, ông bị bắt trong trường hợp nào?
.
Ô Sương bên di ảnh vợ trong căn nhà rách nát của con trai. Ảnh do gia đình gửi.
http://www.danchimviet.com/wp-content/uploads/2010/07/TVSuong.jpg
.
Ông Trương Văn Sương (TVS): Vào ngày 30/4/1975 tôi là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa không đầu hàng nên bị bắt ngay và bị đưa vào trại giam nhốt cho đến 1981 tức là 6 năm tù cải tạo.
Sau khi được ra khỏi tù, tôi vượt biên qua Thái Lan vào trại tỵ nạn. Khi tổ chức của Lê Quốc Túy tuyển nạp người về phục quốc, tôi đã tham gia từ 6/1982 và được huấn luyện tại Thái Lan cho tới 1/3/1983.
Tôi dẫn một toán xâm nhập vào Cà Mau và bị bắt ngay sau đó. Kể từ 1/3/1983 tới nay, tôi đã ở tù hơn 27 năm.
MVH: Ông bị kết án chung thân?
TVS: Vâng, tôi và 5 người nữa bị án chung thân, một số người trong đó có ông Trần Văn Bá bị xử tử hình. Nhiều người khác mang những bản án nhẹ hơn…
MVH: Những người cùng bị kết án chung thân với ông hiện nay ra sao?
TVS: Họ đã ra tù trước tôi cả rồi.
MVH: Vậy, vì ông lại được ra muộn như vậy?
TVS: Tôi không chịu viết đơn xin khoan hồng và nhận tội, trong tù tôi cũng luôn tranh đấu đòi cải thiện đời sống tù nhân và đòi nhân quyền… Họ cho rằng tôi cứng đầu, nên không cho tôi ra.
MVH: Vậy lần này, vì lý do gì ông được trả tự do, thưa ông?
TVS: Tôi không có được trả tự do mà chỉ được tạm hoãn thi hành án vì lý do sức khỏe. Mấy năm vừa rồi, tôi đau yếu, huyết áp cao. Chỉ đánh răng thôi có khi cũng mệt, phải ngồi nghỉ một lúc rồi mới đứng dậy để rửa mặt được. Rồi tôi bị suy tim, chết lúc nào không biết. Họ gọi con trai tôi lên, bảo cháu làm đơn bảo lãnh, rồi họ ký giấy cho tạm hoãn thi hành án. Họ sợ, nhỡ tôi chết ra đó thì phiền cho họ. Bây giờ tôi về rồi, nhỡ có chết là chuyện của gia đình.
MVH: Khi ông đi tù, ở nhà gia đình sống ra sao, có ảnh hưởng gì không?
TVS: Họ phân biệt đối xử với gia đình tôi, với vợ con tôi, đá (1) vào bàn thờ của gia đình tôi. Rồi vợ con bị gây khó dễ, không làm ăn được.
MVH: Còn cuộc sống trong tù của ông?
TVS: Thời gian đầu, tôi phải kéo cày thay trâu. Họ nói, tôi ở ngoài là sĩ quan ngụy, ăn sung mặc sướng nên giờ phải lao động để biết quý trọng sức lao động của nhân dân, biết người ta làm ra hạt thóc, hạt gạo như thế nào, để trả nợ cho nhân dân.
Sau này thì thường xuyên tôi bị cùm riêng, có khi tới 6 tháng trong một năm.
MVH: Ông có nhớ bao nhiêu lần bị biệt giam trong xà lim và cùm chân như vậy không?
TVS: Chỉ tính riêng thời gian tôi bị giam ở trại Nam Hà, từ năm 2001 tới năm 2008, mỗi năm thường tôi bị biệt giam 2 lần, nửa tháng có, 3 tháng có, 6 tháng cũng có.
MVH: Ông có nhớ mình đã qua bao nhiêu nhà tù trong ngần ấy năm không?
TVS: Tôi đã ở các nhà tù trong cả 3 miền Nam- Trung – Bắc. Ở miền Nam tôi đã ở Hậu Giang, rồi trại Biên Hòa. Trại Biên Hòa là một trại giam đặc biệt, bí mật và vô cùng khắc nghiệt vì lúc đó tôi là biệt kích xâm nhập từ nước ngoài về nên họ giam chúng tôi ở đó.
Sau khi xử án xong thì họ chuyển chúng tôi ra trại Xuân Phước. Đây cũng là trại giam kinh khủng mà nhiều người đã bỏ mạng.
Năm 1995, lúc có phái đoàn Liên Hiệp Quốc tới thăm, họ đem giấu chúng tôi đi. Sau khi phái đoàn về, chúng tôi nổi dậy đòi nhân quyền. Họ đem dùi cui, hơi cay khủng bố chúng tôi. Sau vụ này, chúng tôi bị thanh lọc và tôi bị chuyển ra Bắc, đó là tháng 9/1995.
Ở ngoài Bắc, tôi qua 2 trại. Đầu tiên là Thanh Hóa. Tới năm 2000 thì họ chuyển tôi về trại Nam Hà và giam giữ cho tới nay.
MVH: Trong quá trình bị giam giữ như vậy, ông có bị đánh đập, tra tấn gì không?
TVS: Thời gian đầu thì có nhưng sau này khi Việt Nam ký bang giao với Mỹ và ký các Công ước Quốc tế thì không bị nữa nhưng họ vẫn còng tay chân, nhốt vào những chuồng chật hẹp, chỉ có vài cái lỗ nhỏ để thở nên mùa nóng rất ngột ngạt, khó chịu, nằm không có chỗ nằm, rất khổ…
MVH: Việc thăm nuôi ông ở trong tù ra sao, thưa ông?
TVS: Gia đình tôi ở xa, neo người, lại rất nghèo, làm không đủ ăn, nên khi thoảng mới có gửi cho tôi một, vài trăm ngàn. Được cái tôi sống rất hòa thuận với anh em tù, tôi rất siêng năng. Tôi cũng luôn giúp đỡ họ lúc đau ốm hay làm đỡ việc cho họ nên họ cũng nhường cơm xẻ áo cho tôi. Nếu không có sự giúp đỡ của họ, tôi không sống được tới hôm nay để trò chuyện với chị đâu. Anh em sống yêu thương nhau và tình nghĩa lắm.
MVH: Còn tin tức, báo chí trong tù ra sao, thưa ông?
TVS: Ở trong tù chỉ có xem tờ báo Nhân Dân. Ngoài tờ đó ra, không có tờ gì khác. Cũng có lúc anh em qua thăm nuôi biết được thêm tin tức hay nghe lén được đài nước ngoài mà biết tin nọ, tin kia thì chúng tôi rỉ tai cho nhau, mừng vui lắm.
MVH: Cuộc sống của ông hiện giờ ra sao?
TVS: Tôi hiện sống với con trai. Ngày tôi đi tù thì mẹ tôi chết, rồi cha tôi chết. Giờ thì vợ tôi đã mất, con gái cũng mất rồi. Vợ tôi mất năm 2008, con trai giấu tôi, nên giờ tôi mới biết. Cuộc sống của các con cũng nhiều khó khăn, tôi không có chế độ gì cả. Giờ vừa về cũng còn đang vui nên chưa có nghĩ gì.
MVH: Tờ báo của chúng tôi cũng có những lần đưa tin, bài về ông, qua đó, góp phần nào truyền tải những thông tin về trường hợp của ông tới bạn đọc. Nhân đây, ông có muốn nhắn gửi gì không?
TVS: Tôi muốn nói rằng, tôi không có thù oán gì. Chế độ nào, chính sách nào cũng có thể sai lầm, trường hợp của tôi, thôi cứ để cho lịch sử phán xét. Tôi mong nhân dân Việt
© Đàn Chim Việt
———————————————————————
Ghi chú: Người phỏng vấn không nghe rõ “đái vào bàn thờ” hay “đá vào bàn thờ”.
.
.
.
NGƯỜI TÙ TRƯƠNG VĂN SƯƠNG LÊN TIẾNG TRÊN ĐÀI RFA
.
HÃY CHUNG TAY CỨU GIÚP NGƯỜI TÙ TRƯƠNG VĂN SƯƠNG
.
.
.
No comments:
Post a Comment