TRẦN KHẢI
Việt Báo Chủ Nhật, 7/4/2010, 12:00:00 AM
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=161234
Lễ Độc Lập Hoa Kỳ là ngày mùng 4 tháng 7. Năm nay rơi vào đúng ngày Chủ Nhật 4-7-2010. Cả nước Mỹ đều vui mừng, vì đây là ngày khai sinh ra nước Hoa Kỳ. Cảm xúc này khác biệt với những người quan tâm về tình hình độc lập của nước Việt
.
Tại Hoa Kỳ, Ngày Độc Lập, còn gọi là ngaỳ Fourth of July, có khi gọi tắt là July Fourth. Đó là ngày lễ toàn liên bang Hoa Kỳ mừng bản Tuyên Ngôn Độc Lập được ra đời vào ngày 4 tháng 7, năm 1776, tuyên bố độc lập ra khỏi Vương Quốc Anh.
Đất nước Hoa Kỳ trẻ như thế, chưa thọ tới ba thế kỷ, nhưng đã gánh vác nhiều công việc lớn trên toàn cầu. Ngày lễ này cũng là khi khắp nơi tại Hoa Kỳ vui mừng với pháo bông, diễn hành, ăn ngoaì trời, lễ hội, hòa nhạc, thể thao, diễn văn chính trị, tiệc tùng đủ thứ... Nghĩa là niềm vui kể như quá lớn.
Tuy nhiên, khi nghĩ tới nền độc lập của nước Việt Nam hiện nay, những người đã chiến đấu cho nền độc lập này nhìn hiện thực bây giờ ra sao?
.
Trong bài do ông Nguyễn Văn Bé viết, đăng trên mạng Đối Thoại và nhiều mạng khác, “Lược ghi buổi gặp mặt bạn bè, thân hữu nhân kỷ niệm 35 năm ngày 30/4/2010,” đã ghi lời của ông Trần Trọng Tân rằng, “Trong Đảng không có dân chủ và công bằng thì làm sao ngoài xã hội có những thứ đó được?”
Bài viết trích như sau:
“...Nhân kỷ niệm 35 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc (30/4/1975 - 30/4/2010) ba chúng tôi gồm: vợ chồng anh Lê Hữu Hà, chị Nguyễn Thị Cương và Nguyễn Văn Bé (anh Bé từ Nha Trang mới vào Sài Gòn) được vợ chồng anh Trần Trọng Tân nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Phó bí thư Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đang sinh hoạt Đảng ở chi bộ đường phố, nghỉ hưu ở đường Phổ Quang khu biệt thự Phường 2, Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh mời gặp mặt vào lúc 9 giờ sáng ngày 29/4/2010 theo y hẹn trước đó của anh Tân trước mấy ngày rồi...”
Trong buổi naỳ, có mặt của ông Nguyễn Văn An, nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội “cũng vừa mới vào để dự lễ đang ngồi ở trong nhà tôi đây".
Lời ông Trần Trọng Tân nói:
“...Ai cũng muốn thay số lãnh đạo này đi và lấy lại cái tên "Đảng lao động Việt Nam" mà Bác Hồ đã đổi tên ở Đại hội lần thứ 2 của Đảng ta năm 1951. Tôi phê phán rất gay gắt với các anh Dũng và Sang về cái cương lĩnh hiện nay mà Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đưa cho tôi. Tôi đã nghiên cứu trước thấy cương lĩnh Đảng đưa ra Đại hội XI là trở về cái cương lĩnh của Trần Phú là hoàn toàn sai lầm nghiêm trọng. Nói đến giai cấp công nhân hiện nay rõ ràng là họ đi làm đầy tớ, chớ họ không làm chủ xí nghiệp, công ty, quốc doanh. Họ bị bóc lột, đầy đọa hết sức tàn nhẫn. Họ không làm chủ phương tiện sản xuất vậy mà đi nói là: “Đảng cộng sản Việt
Còn đối với nông dân thì các anh đặt ra cái luật là chỉ có "quyền sử dụng ruộng đất". Thế thì trước đây Đảng ta và Bác Hồ luôn đặt đường lối đối với nông dân: "Người cày phải có ruộng đất”, tức là nông dân có quyền sở hữu ruộng đất thì họ mới yên tâm làm ăn nên họ mới quyết tâm theo Đảng. Đường lối với giai cấp công nhân là: "Họ phải làm chủ xí nghiệp, công trường, doanh nghiệp, họ phải làm chủ tư liệu sản xuất để họ trở thành một giai cấp công nhân thực sự". Do đó, hai giai cấp công nhân, nông dân hiện nay họ rất căm phẫn các anh vì họ bị tước hết mọi quyền lợi chính đáng của mình rồi. Nay thì các anh ra lệnh thu hồi đất, ruộng để làm sân gôn, xây dựng khách sạn cao cấp, bắt họ phải đi nơi khác, tiền đền bù rẻ mạt làm sao họ đủ tiền mua miếng đất để ở, bắt họ lên đồi cao, núi cao, không có ruộng để cày bừa sinh sống… Tất cả đều tư nhân hóa, cổ phần hóa làm cho người công nhân không có chỗ dung thân làm ăn yên ổn, người nông dân thì không có ruộng đất để cấy cầy sinh sống mưu sinh. Tôi nói thật với các anh Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang và cả Bộ chính trị, là nếu tình hình này kéo dài thì sự căm phẫn của hai giai cấp này và có sự đồng tình cao độ của trí thức có văn hoá và nhân dân lao động khác sẽ đứng lên lật đổ cái Đảng, cái chế độ của các anh đang là lãnh đạo họ. Các đối tượng tham nhũng từ các cơ quan Trung ương đến xã, phường ở cơ sở đều là bọn có chức, có quyền trong Đảng thì nhân dân rất căm phẫn tột độ rồi. Nhưng các anh chỉ hô hào chống chung chung: "chúng ta kiên quyết chống tham nhũng", thế nhưng trên thực tế các anh không chống tham nhũng đạt được kết quả nào cả. Ai mà tin được các anh nữa....”(hết trích)
Đó là nền độc lập mà Đảng CSVN mang tới cho toàn dân.
Ông Trần Trọng Tân chỉ mới nói thôi. Còn các cán bộ cũ khi tiến hành kêu gọi, và biểu lộ hành động, thì lập tức bị công an trù dập liền. Điển hình của những người hy sinh cho nền độc lập kiểu CSVN là Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ.
Họ hy sinh cả một đời cho chế độ CSVN, và khi kêu gọi các quyền lợi căn bản cho người dân, lập tức bị triệt hạ ngay.
.
Trên mạng Tự Điển Bách Khoa nói về nhóm người này, trích như sau:
“Câu Lạc Bộ Những Người Kháng Chiến Cũ là một tổ chức dân sự với mục đích thiện nguyện xã hội cho những cựu chiến binh từ tước năm 1975 thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tổ chức này sau chuyển sang thành một tổ chức tranh đấu xã hội và bị giải thể năm 1990.
Câu lạc bộ thành lập do một số đảng viên trong Đảng Cộng sản Việt Nam đứng tên, dẫn đầu là ông Nguyễn Hộ cùng các ông Tạ Bá Tòng, Đỗ Trung Hiếu, Nguyên Phong Hồ Hiếu. Tổ chức nộp đơn hoạt động từ năm 1985 nhưng đến Tháng Năm năm 1986 mới chính thức được giấy phép của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức này đáng được ghi nhận là một tổ chức do quần chúng tự lập chứ không do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Trong hai năm đầu, Câu lạc bộ phát triển rất nhanh với số hội viên lên đến 20.000 người. Trong số đó có những đảng viên kỳ cựu như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Trần
Với xu hướng Đổi Mới và Cởi Mở của nhà nước Việt Nam đề ra, Câu lạc bộ chuyển hướng từ tính cách tương tế sang thúc đẩy việc chống tham nhũng và lạm quyền trong xã hội. Tháng Tư năm 1988 Câu lạc bộ lập Ban Tư vấn Chính trị để xúc tiến công việc đổi mới.
Câu lạc bộ đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo và mít tinh góp ý và phê bình đường lối cải cách trong thời kỳ Cởi Mở. Đáng kể là kiến nghị gửi lên chính phủ kêu gọi thực thi bầu cử tự do, không lệ thuộc vào Đảng. Lá thư còn đề xướng Quốc hội phải biểu quyết bằng phiếu kín thay vì lối xướng danh. Ký tên là hơn 100 hội viên gồm có tướng Trần Văn Trà; tướng Nam Long; tướng Phan Trọng Tuệ; Nguyễn Văn Trấn, cựu đại sứ Việt Nam tại Liên Xô; Nguyễn Khánh cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc; và Hà Huy Giáp, cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.[2] Câu lạc bộ còn vận động Quốc hội đưa ông Võ Văn Kiệt lên làm thủ tướng vì đường lối của ông được cho là cấp tiến hơn mặc dù Bộ chính trị đã đề cử ông Đỗ Mười. Trước năm 1988, Quốc hội thường biểu quyết thông qua mọi việc y nguyên gần như tuyệt đối theo đề nghị của Đảng nhưng trong kỳ biểu quyết lịch sử đó Quốc hội dồn 168 phiếu cho Võ Văn Kiệt, tức 36% trên tổng số 464 đại biểu, một tỷ lệ chưa từng có ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Vào Tháng Chín năm 1988, Câu lạc bộ cho ra mắt tờ báo Truyền thống Kháng chiến có những bài chỉ trích việc thống nhất vội vã hai Miền
Sang năm 1990 thì hoạt động của hội bị hạn chế và ngừng hẳn vì nhiều hội viên như Tạ Bá Tòng, Hồ Văn Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Lê Đình Mạnh đều bị nhà chức trách bắt giam...”(hết trích)
.
Nền độc lập Việt
Có thật đó là nền độc lập mà toàn dân muốn hay không? Và tại sao nhà nước CSVN không dám cho trưng cầu dân ý?
.
.
.
No comments:
Post a Comment