Mô hình Trung Quốc, mối đại họa cho dân Việt
Việt Nguyên
Saturday, July 03, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=115483&z=97
LTS - Từ Bàn Viết Houston là cột mục bàn về các vấn đề thời sự từ chính trị tới kinh tế, văn hóa... do nhà báo Việt Nguyên trong ban biên tập Ngày Nay phụ trách. Ông cũng là một bác sĩ làm việc tại
----------------------
.
Năm 2010, VN kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, cổ thành Hà Nội với những di tích lich sử được khám phá. Con rồng Việt
.
Nhà báo Bill Hayton, với cái nhìn trung thực của ông, đã làm tôi liên tuởng về những nhận xét của phái đoàn Quốc Hội Mỹ sang thăm VN trước năm 1975 “Saigon là một ổ điếm” quên đi những cố gắng phát triển kinh tế của chính phủ Saigon trong thời kỳ chiến tranh. Cái nhìn của nhà báo Bill Hayton khác hẳn cái nhìn của nhà báo Mỹ L.A. Times David Lamb trong cuốn
.
Cuốn sách của Bill Hayton là một bản tường trình khô khan về tất cả những mặt xấu của chế độ Hà Nội, từ tham nhũng, ô nhiễm môi sinh, đàn áp đối lập, báo chí, nhân quyền và tôn giáo. Cuốn sách đúc kết những bộ mặt thật của chế độ CSVN giống như những phê bình của họ về chế độ VNCH trước 1975 “phồn vinh giả tạo” nay thì những lời phê bình ấy quay trở lại trả cho họ.
.
Môi trường ô nhiễm
.
Không khí ở
.
Vịnh Hạ Long được Liên Hiệp Quốc công nhận là di sản thế giới, nơi có 2,000 tháp đá vôi trồi lên từ biển giống như lưng con Rồng hạ xuống biển, năm 2009 có hơn 1.5 triệu du khách, 40% là người ngoại quốc, được Régis Wagnier quay cuốn phim Indochina năm 1991. Nay với tiền đầu tư và du khách Trung Quốc Vịnh Hạ Long đang thay đổi. Dân Trung Quốc đến Vịnh Hạ Long vì vịnh ở gần họ, đa số đến để ngủ, nói chuyện hay đánh bài trên thuyền thay vì ngắm cảnh, đi về họ để lại vấn đề cho VN, Vịnh Hạ Long trở thành “biểu tượng của sự khủng hoảng môi sinh của VN”. Trên mặt Vịnh Hạ Long đẹp nhưng dưới đáy Vịnh đang chết dần mòn, năm Wagnier quay phim bờ Vịnh Hạ Long bao bởi rừng đước, nay rừng trơ trụi, thành phố Hạ Long được xây dựng từ hai làng chài Bãi Cháy và Hòn Gai, khách sạn, sòng bài, Karoke Bar mọc lên như nấm. Giống như ở Trung Quốc kỹ nghệ than phát triển, bụi than ô nhiễm biển, khói than bay đầy đường phố. Than xuất cảng chở ra biển. 2/3 xuất cảng qua Trung Quốc phần còn lại qua Nhật. Mặc dù đã có cảng Hải Phòng, chánh quyền Quảng Ninh quyết định xây cảng mới, các tầu nay đi ngang qua giữa Vịnh, những chiếc tầu nặng đến 70,000 tấn nay đậu ở Hòn Gai, những chiếc tầu chở hàng với tiêu chuẩn môi sinh dưới mức ấn định làm bụI, các chất trầm đóng dưới đáy biển.
.
Rừng đước bị chặt làm san hô và cá chết. 30 năm trước dân đánh cá ở Việt Hạ Long đa số là người Trung Hoa, khoảng 30,000 đã bị đuổi về nước. Số còn lại nghèo, ít dụng cụ và thiếu kiến thức về nghề chài đã dùng chất nổ, thuốc độc, để đánh cá khiến số cá giảm nhanh cộng thêm là dầu bị dò từ các thuyền ra vịnh làm vấn đề môi sinh thêm trầm trọng. Các nhà sinh hải học dùng đĩa Secci để đo độ sâu của biển, thường là nhìn được 30m dưới mặt biển, dưới 2m là xấu. Có nhiều phần Vịnh Hạ Long chỉ nhìn được 15cm! Nước xanh và đục đầy bụi. Các du thuyền Vịnh Hạ Long trên nguyên tắc được trang bị bởi các thùng phân tự hoại nhưng ban quản lý Vịnh Hạ Long không cung cấp đầy đủ phương tiện trên bờ cho các thuyền đổ chất phế thải nên phân của hơn một triệu 500 ngàn du khách được đổ trực tièp vào vịnh mỗi năm. UNESCO năm 2007 đã áp lực cấm các Jet Ski nhưng thất bại trong việc khuyến cáo chống xây nhà máy xi măng Cẩm Phả gần đó. Vịnh Hạ Long vẫn còn quyến rũ du khách nhưng môi sinh đang chết.
.
Câu chuyện về rừng VN cũng tương tự như câu chuyện Vịnh Hạ Long. Thú rừng và rừng bị tàn phá. Từ 1976 đến 1990, tiều phu VN phá rừng lên đến 2.5 mẫu ta bằng con số Hoa Kỳ dùng trong chiến dịch khai quang thập niên 1960. Hầu hết rừng miền Bắc trơ trụi. Có nhiều lý do cho sự hủy hoại môi sinh, chánh quyền đổ tội cho các công ty ngoại quốc như công ty đóng tầu Hyundai đổ 60 tấn phế thải, công ty bột ngọt Miwon, công ty bột ngọt Đài Loan, nhà nước ước tính có 200 công ty đổ 30 triệu chất phế thải vào sông mỗi ngày. Báo đăng tin ô nhiễm sông ngòi mỗi ngày. Dân VN biết chỉ có 14% chất phế thải thành phố được thanh lọc. Tất cả các chất phế thải từ các bịnh viện thành phố Hà Nội và Saigòn không được thanh lọc đổ thẳng vào sông từ đó vào nước uống.
.
Ô nhiễm không chỉ ở thành phố lớn là còn lan ra các tỉnh như Phú Thọ. Năm 1962 làng đã được tiếng là “làng ung thư” Bs Lê Văn Tôn cho biết có 15 dân chết năm 2007 vì ung thư (dân số 7000), số ung thư tăng lên sau khi nhà máy phân bón được xây cất. Chất phế thải được đổ xuống đất, vào sông Hồng đến Hà Nội.
.
Ngân hàng Thế giới đã khuyên cáo VN là nạn ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng tai hại đến cho việc tăng trưởng kinh tế. Nhà báo Bill Hayton nghĩ nguyên do sâu xa đến từ gốc rễ “độc quyền kinh tế” của các công ty quốc doanh có phần hùn trong các công ty ngoại quốc, là hậu quả của tham nhũng.
.
.
Hối lộ ăn sâu vào rễ xã hội “thầy giáo mẫu giáo hối lộ hiệu trưởng để được thuê vào dậy, cha mẹ học trò hối lộ thầy giáo để con em được ưu đãi, học trò trung học hối lộ thầy cô để được điểm tốt, sinh viên thuê người viết luận án để lấy bằng tiến sĩ, hối lộ để được công ty điện chạy dây vào nhà, bịnh nhân trả tiền hối lộ để bác sĩ và bịnh viện chữa trị, xuất viện cũng phải hối lộ”. Hối lộ như vậy nên trình độ giáo dục VN cao trên giấy tờ, giám đốc có bằng tiến sĩ bên Mỹ không nói được tiếng Anh, không có gì lạ! Hayton mỉa mai “trường học được xây cất thêm để giáo sư có bằng cấp giả có chỗ để dạy!”.
.
Năm 1986, đại hội Đảng lần thứ 6, đảng đi theo con đường kinh tế thị trường của Trung Cộng. Theo lời khuyên của Ngân hàng Thế giới, năm 2007, Việt Nam vào cơ quan WTO. Cán bộ Cộng sản học bài học Trung quốc, lập các công ty tư, giữ các công ty quốc doanh, có phần hùn với các công ty ngoại quốc qua công ty quốc doanh đi trái ngược với chủ trương của Quỹ Tiền tệ và Ngân hàng Thế giới nhưng tiền vẫn đổ về VN. Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Trần Xuân Giá năm 1999 tuyên bố: “Các ông không thể mua sự cải tổ bằng tiền”, Ngân hàng Thế giới kết luận là hợp tác với Đảng tốt hơn là chống Đảng.
Các nhà lãnh đạo Đảng CSVN thích các công ty quốc doanh và bán quốc doanh vì các công ty này cho họ cơ hội làm giầu hợp pháp và bất hợp pháp. Tham nhũng lan tràn qua các Ngân hàng cho vay nợ dễ dàng. Tên tuổi các nhà lãnh đạo xuất hiện đầy trong sách “Con Rồng Đang Bay” của Hayton từ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch Nguyễn Minh Triết, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đến cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt v.v...
.
Năm 2007, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký hiệp định VN vào WTO, con gái ông là một nhà Ngân hàng Đầu tư. Ngày 6/11/2008, đám cưới rể Nguyễn Bảo Hoàng 36 tuổi (con ông Nguyễn Tư Bân trước là Giám đốc Bộ Kế hoạch VNCH được tự phong là thứ trưởng để môn đăng hộ đối với gia đình thủ tướng) giám đốc công ty đầu tư IDG lấy cô Nguyễn Thanh Phương 27 tuổi con gái ông Dũng với 200 tân khách ở Caravelle Saigon. Cô Nguyễn Thanh Phương giám đốc công ty Viet Capital. Cả hai công ty cộng lại số vốn 150 triệu Mỹ kim. Tuổi trẻ tài cao nắm số vốn lớn là một bằng chứng hiếm hoi trên thế giới!.
.
15 Ủy viên Trung ương Đảng CSVN đều có một mạng lưới đầu tư từ công ty này để sang các công ty chi nhánh khác giống như “con chó vẫy đuôi”. Ví dụ của nhà báo Hayton là chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết. Ông Nguyễn Minh Triết đi lên từ tỉnh Bình Dương, nơi đây đã thu hút tiền đầu tư khổng lồ từ các công ty ngoại quốc. Ông đã “phá rào” không cần luật lệ để làm vừa lòng giới đầu tư. Thành công ông Triêt được thưởng lên đến TP Hồ chí Minh lên đến chủ tịch nhà nước nhưng căn cứ của ông vẫn ở Bình Dường. Tỉnh Bình Dương là “thái ấp” của gia đình ông Triết. Cháu của ông Triết thay ông ở tỉnh Bình Dương. Cây dù của ông Triết che chở cả giòng họ.
.
Tháng 4, 2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kêu gọi các công ty chỉ giữ 30% dịch vụ không căn bản trong công ty khi kinh tế và thị trường bắt đầu vỡ nhưng Đảng vẫn giữ 100-150 công ty quan trọng.
Một trong người giầu nhất nước là ông Trương Gia Bình, con rể của Tướng Võ Nguyễn Giáp, chủ tịch công ty FPT, công ty bắt đầu từ công ty thực phẩm quốc doanh tiến đến công ty tài chánh và kỹ thuật, trở thành công ty truyền thông đầu tiên của VN (làm chủ Vnexpress.net). Một trong những nhà đầu tư hiện thời là Intel và Texas Pacifich Group và 8% cổ phần Nhà nước. Các công ty Hoa Kỳ Intel, Ford, GE, Nike đều có phần hùn với các công ty VN bởi vậy trong khi Miến Điện bị Hoa Kỳ áp lực về mọi mặt thì VN vẫn nhận hàng tỷ Mỹ kim mặc dù nhân quyền bị chà đạp. Trung Quốc và Việt
.
Giới đấu tranh cho nhân quyền và tự do bùng nổ trong hai năm 2006 và 2007 được ghi đầy đủ trong sách của nhà báo Bill Hayton. Tiếng nói của những người tranh đấu như tiếng nói trong sa mạc họ lên tiếng vì: tham nhũng, hối lộ, kinh tế thụt lùi, mất đất vào tay Trung Cộng, giới hạn tự do báo chí, tự do cá nhân do sự lãnh đạo độc quyền của Đảng CS từ điều 4 Hiến pháp, đã được thế giới lưu ý và được Hayton ghi lại. Cơ quan quan sát theo dõi nhân quyền HRW đã lên tiếng năm 2006 là năm vi phạm trầm trọng nhân quyền nhất của VN. Năm 2006 là một năm cơ hội cho các nhà đấu tranh dân chủ ở VN nhân dịp VN gia nhập cơ quan WTO, thêm vào đó VN được giữ ghế chủ tịch luân phiên của APEC, 21 nhà lãnh đạo thế giới được đón tiếp ở Hà Nội vào tháng 11. Việt
.
Chánh quyền kết án nhóm 8406 phản động vì sự xúi dục của những lực lượng nước ngoài, đa số là Thiên chúa giáo, theo mô hình tranh đấu ở Đông Âu thập niên 1970 và 1980, những tên tuổi dính líu được nêu lên từ Texas với Mục sư Tin Lành Hồng Trung, đảng Vì Dân ở Houston Lê Công Bằng v.v...
Liên hệ ở Houston ngẫu nhiên bốn năm sau có ông Lê Dũng về làm Tổng Lãnh Sự – ông Lê Dũng phát ngôn viên chánh phủ công nhận có sự hiện hữu của Bloc 8406 lần đầu tiên với cơ quan AFP của Pháp “dân chúng lợi dụng danh từ dân chủ, với lý luận giả tạo làm sai lạc bôi nhọ tình hình ở Việt Nam” một tuần sau ở buổi họp báo chính thức của đảng ông Dũng đổi giọng “chúng tôi không công nhận có khổi 8406” và lập lại những điều cáo buộc tuần trước. Cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt lên tiếng với đài BBC “chánh quyền không nên tránh né nói chuyện với những người khác quan điểm chính trị” và “đối thoại phải thẳng thắn và lương thiện”. Cuộc thương lượng giữa đảng là “không bắt các nhà tranh đấu nhưng không để họ phá rối hội nghị”. Đại sứ Mỹ Michael Marine gọi nhóm 8406 là những người yêu nước thật sự. Các nhà ngoại giao, tòa đại sứ nhất là Thụy Điển và Thụy Sĩ có liên hệ ngoại giao tốt với VN từ 75, các quốc gia có bang giao đầu tiên với VN vẽ lằn ranh phân biệt giữa “bảo vệ nhân quyền và tranh đấu chính trị”.
Kết quả đấu tranh như mọi người biết, khi TT George W Bush đi về lại Mỹ, VN vào WTO thì chánh quyền CSVN phản bội, quên hết tất cả sự cảnh cáo và phản đối của các tòa đại sứ.
.
Đảng CSVN không từ bỏ quyền lực, đàn áp tôn giáo từ 1975. Tất cả các đoàn thể tôn giáo đều phải ghi danh, chức vụ phải được đảng chấp nhận. Công giáo VN cũng không ngoại lệ. Tháng 1 năm 2007, nhà thờ St Joseph Hà Nội đổ chuông mừng Giáo Hoàng Benedict XVI đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ở Vatican lần gặp dầu tiên giữa lãnh đạo CSVN và Giáo Hoàng. Đảng CS từ 1951 đã xem Giáo hội Công giáo là công cụ của thực dân, các giám mục VN đã gởi thơ lên
.
Đảng CSVN hành xử như một đảng Mafia, chỉ có tiếng nói trong đảng được lắng nghe. Báo chí bị đàn áp, các đài Truyền hình ngoại quốc như BBC và CNN phát hình chậm 30 phút để nhà nước có thể kiểm duyệt. Nhà báo Hayton đã kể kinh nghiệm cá nhân khi làm đài BBC phải xin phép chánh quyền năm ngày trước khi đi tiếp xúc và phỏng vấn ngay cả điện thoại phỏng vấn cũng phải đợi phép năm nay.
Nhà câm quyền hiện nay bị lúng túng với sự tiến bộ của mạng lưới thông tin mặc dù bị kiểm soát khắt khe. Dùng luật phạt hay bỏ tù như trường hợp công ty Intellasia của Úc. Năm 2008, Nguyễn Hoàng Hải, Điếu Cầy 55 tuổi, kêu gọi biểu tình phản đối Trung Cộng chiếm Hoàng Sa và Trường Sa, khi ngọn đuốc Thế Vận đi ngang qua VN vào tháng 4 bị bắt giữ, tháng 9 bị xử 30 tháng tù vì tội trốn thuế!
Yahoo 360, Face book qua mặt kiểm duyệt nhưng sau này các người viết Blog đổi sang bloc tiếng Việt Zing. VN của công ty Vina game nổi tiếng với trò chơi Võ Lâm. Nhiều người viết Blog đổi sang Zing. VN đã làm chánh quyền vui vẻ vì kiểm soát Blog ở VN dễ hơn kiểm soát Web từ Hoa Kỳ.
.
Đảng CS cho phép ký giả viết Blog không bị kiểm duyệt nhưng khi tiếng nói ấy đi qua khỏi giới hạn thì chánh quyền ra tay. Bill Hayton kể câu chuyện nổi tiếng nhất gần đây là Blog “Osin” của nhà báo Huy Đức trước là ký giả cho Tuổi Trẻ qua Thanh Niên sau đến Saigon Tiếp Thị. Yêu chuộng tự do phát biểu nhà báo tạo ra Blog Osin, tên từ một nhân vật truyền hình Nhật phổ thông ở VN. Huy Đức tự xem như là người nô lệ của thế giới giống như Osin người làm kiếm tiền lương thiện sống theo ý muốn của mình. Huy Đức còn có ý tưởng cao hơn, hai câu thơ mở đầu Blog “Ngọn cỏ ở dưới đất...” nói lên được giấc mơ, mỗi ngày có 15,000 người lên đọc Blog, trong năm 2009, Osin có đến 2.5 triệu người xem.
Tháng 8, 2009, Huy Đức viết Osin, đi qúa mức, bị đuổi khỏi Saigon Tiếp Thị. Hayton cho rằng nhà báo Huy Đức bị mất việc vì mô tả bức tường Bá Linh là “Bức tường ô nhục”, ở đây Hayton không hiểu người Việt Nam, đa số người đọc đều thấy Huy Đức bị rắc rối vì câu kết “Chiến tranh giải phóng mà không đem tự do hạnh phúc thì không là chiến tranh giải phóng”, Hayton cũng không biết là nhà báo HĐ sau đó lên đài BBC đính chánh bản “tin tặc” đã được gởi đi khắp nơi cho biết HĐ chuẩn bị đi Mỹ. Bản tin tặc ấy với “Trojan Horse” vi khuẩn phá hoại các diễn đàn, các máy điện tử và có mục đích dò xét (spy) các chủ máy điện toán có liên lạc với HĐ. Mặc dù là đảng viên, một người yêu nước không có liên hệ ở nước ngoài như khối 8406, nhưng khi HĐ thiếu “cây dù” ông đã là nạn nhân nổi tiếng nhất của sự đàn áp tự do ngôn luận.
.
Đảng CSVN đang sửa soạn cho đại hội đảng lần thứ 11, nhưng cũng như năm 2005 với Đại hội Đảng lần thứ 10 khi đảng phái đối phó với vụ tham nhũng PMU 18 với Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến, đảng vẫn phải đối phó với những vấn đề cho chính họ tạo ra: Độc tài, độc quyền, tham nhũng. Những vấn đề vẫn còn đó khi còn sự độc quyền lãnh đạo đất nước. Qua 70 năm, đảng CSVN còn phải đối phó vấn đề mới: thành phần trẻ và tự do ngôn luận. Trong khi đó, con Rồng Việt
Việt Nguyên
.
.
.
No comments:
Post a Comment