Kính tặng chú Trương Văn Sương và Thím
Nguyễn Thu Trâm
Friday, 23 July 201
.
NguyễnThu Trâm:
Kính tặng chú Trương Văn Sương Và Gia Quyến
Ca Ngợi thím,
.
Theo dự định, Thu Trâm và Trần Văn Huy tháp tùng các vị Thượng Tọa như Thích Thiện Minh, Thích Nhật Ban…tham dự đại lễ truy niệm cố Đệ tứ Tăng thống Thích Huyền Quang tại tu viện Nguyên Thiều ở Bình Định, nơi ngài bị quản chế cho đến khi viên tịch.
Thật bất ngờ khi xe vừa tới Long Khánh! Thu Trâm nhận được điện thoại của anh Nguyễn Ngọc Quang về tù nhân bất khuất Trương Văn Sương. Theo tuổi tác Thu Trâm nên gọi ông ấy (lớn tuổi hơn ba mình mà) là bác nhưng gọi bác thấy sao giống cháu ngoan bác Hồ “cẩu sực xí” nên gọi là chú cho trẻ trung. TT rất vui mừng khi hay tin chú được đoàn tụ với gia đình. Thu Trâm hoan hỉ - thày Huyền Quang hoan hỉ… nhà thơ Dương Thanh Phong, hội trưởng hội Cựu Tù Nhân Cải Tạo Suối Máu, cũng hoan hỉ - nên đi thăm chú và rinh vài câu của “Ngục Sĩ” viết trong tù đem tặng cho chú thơm râu:
Tay không họng súng đối đầu
Hiên ngang anh bước, tiểu hầu phải kinh
Anh đi, vương vấn, chút tình
Dù hèn cũng phải gắn mình nước non
Anh đi, cho kẻ sống còn
Dù sao cũng đánh một đòn não cân
Lên đầu đảng chúng bất nhân
Kiêu hùng, anh xứng xa gần mến danh
Phần vì muốn đến an ủi chú, phần thì anh Quang đang bị án quản chế nếu có gì thì…chị Trang và hai cháu nhỏ sẽ… nên TT quyết định hỗ trợ anh Quang đi thăm tù nhân lương tâm đạt kỷ lục lâu năm.
Chúng tôi tới Sóc Trăng lúc 2 giờ sáng 13/07/2010. Tiếp chúng tôi là con dâu lớn, vợ anh Trương Văn Dũng. Bước vào nhà chúng tôi không cầm được nước mắt. Sợ anh Quang cười “khi dễ” khi thấy những giọt nước mắt thương cảm của mình nên TT lén quay mặt đi nơi khác bất chợt thấy anh Quang cũng “mít ướt” giọt dài giọt ngắn. Tưởng mình rươm rướm tí ti là “nhi nữ thường tình” và cũng tưởng anh Quang là người cứng rắn, ai ngờ đâu anh ấy lại “tồ tồ” trôi cửa trôi nhà người ta.
Vợ anh Dũng- gương mặt ngoài 50 (sau khi thăm hỏi tôi mới biết chị ấy mới 34 tuổi)- mời chúng tôi ngồi xuống manh chiếu rách. Vợ Dũng tâm sự với Thu Trâm. Từ ngày về làm vợ anh, chị chưa từng một lần biết mặt cha chồng. Cảm thông sự đau khổ của cha trong ngục tù và sự mòn mỏi trông đợi của mẹ nên chị rất hiếu thảo với mẹ và thương yêu chồng. Lúc chú đi tù…
Đứa lớn nhất, ngác ngơ, đời chửa
Hiểu bao nhiêu được bữa ngô, khoai?
Đứa con nhỏ, nhất miệt mài
Oe-oe sữa mẹ biết ai là người
Cha tù tội từ hồi mở mắt
Vất vả nhiều, mẹ ngặt nghèo thêm
Lất lây ngày, tháng, năm liền
Nuôi tù cũng phải gạo tiền nào không?
(Tình Người Hỏa Ngục-Dương Thanh Phong)
Anh Dũng hàng ngày đi kéo xe lôi có khi được 30 ngàn hôm nào nhiều lắm được 50 ngàn cuộc sống chật vật khó khăn. Mỗi lần anh đi thăm nuôi cha mất hết một tuần thì vợ con anh ở nhà uống nước lã trừ cơm. Chỉ để thấy chú Sương:
Phút thăm nôn nóng bào hao
Phút thăm rạng rỡ nét hào hơn xưa
Phút thăm tự hào:
Phút thăm đôi chút tự hào
Phút thăm dạy dỗ biết bao nhiệt tình
Con phải nghĩ sinh linh tổ quốc
Không làm điều nhơ nhuốc tổ tông
Để trau dồi ý chí:
Vẫn giữ vững lòng son, ý sắt
Vẫn tuyệt tin chúng ắt suy tàn
(“Tình Người Hỏa Ngục”-Dương Thanh Phong)
Anh Quang, chân bị đau, ngồi co ro ôm chân vì trúng mưa bị lạnh. TT, tựa lưng vào vách tường, nói anh Quang: “Lúc đi trên xe em mệt mỏi quá tính tới nhà chú, em sẽ lên võng đánh một giấc tới sáng. Ai ngờ!!! Tới đây manh chiếu không có mà nằm!!! hoàn cảnh gia đình chú thê thảm quá!!!”. Đêm nay, có lẽ những người Việt
Vợ anh Dũng cho biết ngày trước có cái xe đẩy đi bán bánh. Lúc anh Dũng bệnh gia đình phải bán chiếc xe đẩy đi để chữa trị. Ngày mẹ mất không có tiền lo đám tang nên đành quấn xác mẹ trong manh chiếu rách nằm đó.
Thím Sương
Sương lạnh lẽo đêm thâu canh trắng
Lòng quạnh hiu xa vắng mênh mông
Tối tăm mù mịt bóng chồng
Gợi hình càng tưởng nỗi trong tủi hờn
Lệ đã cạn đòi cơn não ruột
Hơi đã tàn cố nuốt đắng cay
Cổ kim chưa thấy nạn này
Nam Xương thiếu phụ đêm ngày còn hơn
(Tình Người Hỏa Ngục-Dương Thanh Phong)
Lết lê nhưng vẫn đèo bòng thăm nuôi
Sao mà những ngược xuôi chạy mãi
không lúc nào thoải mái tâm tư
Xưa kia chồng cũng nằm tù
Có đâu lại quá ngất ngư thế này
Chú Sương
Thiếp yêu chàng giữ được lệ rơi
Nhiều lần đã cách xa rời
Nước non vẫn cứ nhớ lời nước non
Lần này cũng mỏi mòn trông ngóng
Chàng trở về nấp bóng tùng quân
Vợ chồng con cái ân cần
Sống trong đói khổ mà gần hơn xa
(Tình Người Hỏa Ngục-Dương Thanh Phong)
. . .
Phũ phàng, mưa gíó vì ai???
Cô phòng sương lạnh, đêm dài canh thâu
Gíó lùa vách gợi sầu nhắc thảm
Tiếng dế kêu sao lãng ngày xanh
Thì thào gió thoảng bên mành
Như hôn người nhớ, như dành đoạt hơi
Nhìn chăn gối, mỉa lời âu yếm
Nhắc tân hôn, như hiện lòng ngây!!!
Tên thêu quyện những bấy chầy
Mầu tuy phai lạt, dạ này vẫn tươi
Nhìn bức ảnh chụp đôi trên vách
Lòng bâng khuâng xa cách biệt ly
………………………………………..
………………………………………..
Gợi hình anh để bước tiến lên
Uyên ương xa cách duyên tiền
Mà nay hậu vận gắn liền bên nhau
Sao to lớn trong mầu tưởng tượng
Nét kiêu hùng đã đượm tình thương
Lược thao xem đã khác thường
Anh về là hết nhiễu nhương giặc thù
Thím Sương dạy các con:
Nuôi các con mẹ đổ mồ hôi
Cha thì vất vả ngược xuôi
Rừng sâu, hang ổ, núi đồi ngày đêm
Mưa gió cũng không mềm tâm trí
Tuyết sương nhiều nào kỵ địch quân
Súng gươm cẩn mật vì dân
Xóm làng bảo vệ, xả thân khử tà
Giặc tiêu thổ, phá nhà, cướp đất
Giết người nhiều, xác vất ngập đường
Ta thì vun vén tình thương
Nhà xây gạo phát, ruộng vườn an dân
Nên không sao cáng đáng việc nhà
Liền lương gởi đó xót xa!!!
Khiêm nhường cũng chỉ đủ qùa nuôi con
(Tình Người Hỏa Ngục-Dương Thanh Phong)
Con gái chú Sương năm 30 tuổi từ giã cuộc đời vì bị chứng “khối u não” bỏ lại hai đứa con thơ dại trong đùm bọc lẫn nhau của những người thân sống cơ cực kiếp người “. “Gia bần tri hiếu tử” cổ nhân dạy chẳng sai!!! Gia đình chú, anh em rất thương yêu đùm bọc lẩn nhau. Hàn huyên tâm sự đến sáng lúc nào không hay.
6 giờ sáng Trương Văn Tài, con trai út, đến nhà anh Dũng đợi đón cha. Anh Tài tâm sự: “Nhà nghèo khổ. Phải làm lụng vất vả đói no thất thường. Thường khi, nay đến nhà người này “ăn chực” và mai đến nhà người khác “chực ăn” để dành tiền đi học nghề. Vì mình nghèo nên ai cũng khinh rẻ. Cuộc sống không khác gì con vật”. Nghe anh kể, tôi rớt nước mắt thương cho người chất phác thật thà. TT muốn nói với anh nhưng lại ngẹn không cất thành lời được, muốn thét lên nhưng không thành tiếng: “Anh Tài ơi! Tại anh sinh ra làm con của nghĩa sĩ trung liệt nên anh chịu nhiều đắng cay nghiệt ngã”. Nhà thơ Dương Thanh Phong đã viết về hoàn cảnh gia đình mình, gia đình chú Sương, và bao nhiêu gia đình người tù như sau:
Cháo rau nấu những bữa thường
Bút nghiên nào được một đường nhất tâm
Bao năm những âm thầm chịu đựng
Không phút nào được xứng kiếp người
Sống như chó, lợn thế thôi
Toàn dân cũng chẳng hơn đời ta đâu!!!
(Tình Người Hỏa Ngục-Dương Thanh Phong)
Anh ấy thắc thỏm cha mình về tới đâu rồi nên phone anh Dũng. Lúc anh Dũng chuyển phone vào tay chú Sương, tôi nghe rõ tiếng cán bộ áp tải căn dặn anh Dũng: “Nếu là Tài thì cho nói chuyện. Ngoài ra, không được nói chuyện với bất cứ người nào khác.’’. Nghe được tiếng chú Sương trong điện thoại, chúng tôi-bốn người có mặt trong nhà- khóc rất nhiều làm hai đứa con anh Dũng đang ngủ giật mình thức giấc. Con gái anh Dũng năm nay được 10 tuổi học lớp bốn. Cháu ốm yếu nhỏ con.
Khi anh Quang liên lạc với anh Dũng thì được biết xe áp tải chú Sương mới tới Đà Nẳng và chú Sương bị mệt nên TT cùng anh Quang bắt xe đi An Giang thăm quý vị tu sĩ Phật Giáo Hòa Hảo Truyền Thống. Lần đầu tiên gặp quý tu sĩ, anh Quang cảm tài mến đức nên thêm một đêm nữa chúng tôi không ngủ được vì mải trò chuyện cùng quý thầy cho tới sáng.
TT hỏi anh Quang: “Anh có biết bài hát Người Chết Trở Về của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh không?”
Anh Quang: “Biết bài này ông viết cho các chiến sĩ Biệt Động Quân QLVNCH.”
TT: “Em sẽ viết bài Người Chết Trở Về”.
Anh Quang: “Sao trùng ý anh vậy? Anh cũng có ý định viết Người Từ Địa Ngục Trở Về.”.
Quay lại Sóc Trăng ngày 14/07, chúng tôi được anh Tài cho biết công an đang bao vây nhà chú Sương và anh ấy khuyên nên chờ bên ngoài. TT nóng lòng bảo anh Quang ngồi đây em đi tí nữa sẽ trở về rồi đi bộ vào nhà chú Sương. Dặn như vậy vì anh đang bị quản chế có chuyện gì bất trắc cho anh thì TT không biết ăn nói làm sao với chị Trang vợ anh và hai cháu nhỏ. Trước đây khi anh bị tù, TT cũng đã thăm viếng an ủi chị và các cháu hoàn cảnh rất đáng thương… lần này anh bị đi tù thì thiệt là “Nàng về nuôi cái cùng con. Để anh đi trẩy nước non Cao Bằng”. Anh Quang “tồ tồ” đâu có biết:
Nắm lấy vợ, bắt chồng tôi tớ
Buộc chân chồng, khiến vợ phải kinh
Tạo nên nhục cảnh vô hình
Khiến người người xum họp gia đình trong mơ
(“Tình Người Hỏa Ngục”-Dương Thanh Phong)
Đi ngang qua nhà, TT nghe tiếng khóc lóc đầy nhà với hình ảnh cha con đoàn tụ cảm động đối nghịch với hình ảnh cán bộ công an có thái độ vô cảm lạnh lùng. Chú Sương lo chúng tôi bị liên lụy nên không muốn gặp chúng tôi. Chúng tôi gọi phone anh Nguyễn Khắc Toàn; Anh liền phone giải thích với chú ấy rằng chúng tôi chấp nhận bất trắc nên chú ấy mới về gặp chúng tôi tại nhà. Anh Toàn là người lớn nên lối vì khi xưa trước 30/04/1975 anh và chú Sương là hai người lính trên hai chiến tuyến đối nghịch “We are soldiers”. Khi ấy, anh đi B vào
Đoạt ngôi trời lắm chước ma vương
Để mà chà đạp cương thường
Để mà tạo dựng con đường ngu dân
Chiếm miền
(“Tình Người Hỏa Ngục”-Dương Thanh Phong)
Gây ra:
Biết bao nhiêu tội ác nào cùng
Nói lời, toàn những thủy chung
Việc làm, nào cũng đồ hung ác thần
Triệu người bị giam cầm đói khổ
Bao nhiêu trẻ đã mồ côi
Bao nhiêu trẻ đã cõi đời chửa ra
Người bệnh hoạn cũng là tù tội
Kẻ tật nguyền cũng hội trong lao
Cụ gìa hơi thở phều phào
Trẻ con măng sữa cũng vào cùm gông
Còn nữa nè:
Rừng sâu, núi thẳm, đất liền
Sông sâu biển rộng liên miên xác người
Ôi lãnh hải! Đời đời xây dựng
Ôi
Mà nay, chúng nhẫn tâm thì dâng hiến
Cho thổ phỉ vô thần phương Bắc
(Tình Người Hỏa Ngục)
Bởi không chịu sống Hèn nên anh Toàn đã bị ở tù để trở thành bạn, đồng chí của chú Sương. Ở tù anh cũng không chịu lùi bước từ bỏ lý tưởng:
Rồi cứ thế anh dựng lên bao liên hệ
Đem binh thù định kế phản quân thù
Đem tâm tư dân chúng phản “mùa thu”
Mà tháng Tám chỉ là ngày vong quốc
(Tình Người Hỏa Ngục)
Ra tù, anh tận tâm tận lực vận động cho chú Sương.
Chú vẫn kiên cường và bất khuất như chú trả lời phỏng vấn đài RFA. TT cảm thương sự thiệt thòi bất hạnh cho cá nhân và gia đình chú. “Người xưa đâu tá… người xưa đâu tá”. Những đồng chí thuộc tổ chức chú nhiều người còn sống ở hải ngoại giầu có đã có lo gì, giúp gì cho chú và gia đình chú chứ???
Đấu tranh cho đẫm máu đào
Để mà được tiếng anh hào hư danh
(“Tình Người Hỏa Ngục”-Dương Thanh Phong)
Sau đây là cuộc chuyện trò ngắn ngủi giữa chúng tôi như người trong gia đình:
Thu Trâm: “Lúc nghe tin được phóng thích chú có cảm nghĩ gì không?”
Chú Sương: “Hơi bất ngờ vì chú nghĩ là mình sẽ sống nơi nầy cho đến chết. Sau khi về nhà chú mới biết vợ chú chết!!!Nhà cửa tan nát hết rồi!!!”
Thu Trâm: “Cả thế giới nầy đang quan tâm và chú xứng đáng được tổ quốc ghi ơn chú là anh hùng bất khuất.”
Chú Sương: “Bản thân chú buồn chuyện gia đình nhưng cũng rất vui vì giới trẻ ý thức và dám dấn thân Đấu Tranh Tự Do dân Chủ.”
Thu Trâm: “Chú tính khi nào xin phép đi Sài Gòn chữa bệnh?”
Chú Sương: “Không có tiền làm sao chữa bệnh hả cháu.”
Anh Quang: “Anh an tâm chữa bệnh chuyện tiền bạc để anh em tụi em vận động giúp đở anh.”
Thu Trâm: “Chú an tâm đi bây giờ chú không cần lo lắng vấn đề tài chính. Cái chính bây giờ là chú nên nghỉ ngơi. Chuyện đấu tranh là chuyện của tuổi trẻ.”
Chú Sương- cầm trên tay giấy “Tạm Đình Chỉ Chấp Hành Án”- bước ra khỏi trại còn hô vang “ Đả Đảo Cộng Sản” . Chú kể với tôi chú thường tâm niệm trong tù: “Cả đời Trương Văn Sương nầy cho tới chết chỉ đấu tranh cho tự do dân chủ”. Tên chú đáng được ghi vào thanh sử và chú xứng đáng nhận giải nhân quyền.
Thay lời kết:
Gió đông-nam đang tăng cường cổ võ
Kéo mây trời, rầm rộ tấn công thành
Sấm dồn vang như gọi lửa vây quanh
Mà biển cả, sóng dồn nhanh đất Việt
Dù đói khổ, con người nào sợ chết
Còn mỉm cười như hiểu biết oai trời
Từng phút giây, mong mỏi chỉ thế thôi!
Bão rửa sạch, nước trôi dòng uất hận
Đã đọng ứ ba mươi năm dơ bẩn
Cỏ cây cằn, lương thực ngậm ngùi căm!
Người khôn cầm giọt lệ lúc ăn, nằm
Mong mỏi mãi, bão thăm hờn, rửa tủi!
Lũ cáo khỉ, mặt mày đang bi lụy
Co ro trong hang núi lúc đường cùng
(Bão-Tình Người Hỏa Ngục-Dương Thanh Phong viết tại trại tù cải tạo Xuân Phước 01/1980)
Kính tặng,
Nguyễn Thu Trâm
Bình Dương, ngày 21 tháng Bảy năm 2010
.
.
.
No comments:
Post a Comment