Tuesday, July 27, 2010

HOA KỲ VẠCH LẰN RANH TRÊN BIỂN

Hoa Kỳ vạch lằn ranh trên biển

Walker Martin Trà Mi lược dịch
27-07-2010

http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7635
FRANKFURT, Germany, July 26 (UPI)
Tuần trước, một cách long trọng chưa từng thấy, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton gửi tới Bắc Kinh lời cảnh báo về tham vọng của Trung Quốc tại vùng biển Nam Trung Hoa cần phải được cân nhắc trong ba phạm vi riêng biệt.

Như thế là vì, như giáo sư Harvard (và cựu trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng trong chính quyền Clinton) Joseph Nye quan niệm, quan hệ giữa các cường quốc cũng giống như một ván cờ vua ba chiều. Nó có phương trình quân sự, phương trình kinh tế và kích thước riêng biệt, nhưng liên quan của ảnh hưởng văn hóa. Nye gọi nó là “quyền lực mềm,” khả năng của một cường quốc không buộc các nước khác làm theo ý mình nhưng để các nước khác “muốn những gì mình muốn.”

Vì vậy Clinton đã làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) tức điên lên tại diễn đàn khu vực ASEAN vào tuần trước bằng lời quả quyết rằng việc giải quyết tranh chấp trên biển Nam Trung Hoa nằm trong “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ trên cả ba phương diện.

Trung Quốc đã chơi lá bài quân sự, bằng cách lập các đồn quân sự ở quần đảo đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mặc kệ những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei. Trung Quốc trong những tháng gần đây đã tự tăng vùng quyền lợi trên biển Nam Trung Hoa, đơn phương tuyên bố lệnh cấm đánh bắt cá cùng lặp đi lặp lại những cuộc diễn tập hải quân, đổ bộ và thử nghiệm tên lửa. Việt Nam trả lời bằng công bố mua tàu ngầm Kilo-class của Nga làm.

Vấn đề kinh tế là tâm điểm, vì những dấu hiệu cho thấy vùng biển rộng lớn này có dự trữ dầu và khí đốt lớn. Và Trung Quốc đã cảnh báo một cách rõ ràng với các công ty dầu phương Tây hoạt động trong vùng biển Việt Nam rằng triển vọng tương lai tài chính của họ ở Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng xấu nếu họ tiếp tục.

Ảnh hưởng văn hóa trở thành vấn đề vì Hoa Kỳ đứng trên nguyên tắc của luật pháp quốc tế, tìm giải pháp hoà bình cho các tranh chấp và tin rằng vì không có quyền lợi nên Mỹ có thể được xem như là môi giới trung thực trong vụ này.

Đằng sau đó còn một câu hỏi văn hóa lớn hơn: ở một độ mà chúng ta có thể thấy được hình dạng mới của cuộc chiến tranh lạnh đang thành hình. Ở một bên là quyền bá chủ của Mỹ, dựa trên (ít nhất là trên nguyên tắc) về tự do thương mại, thị trường tự do và các tổ chức tự do. Mặt bên kia là một mô hình độc đoán hơn, của Trung Quốc, đang xuất hiện, dựa trên quyền lực nhà nước, sự thống trị của nhà nước trên nền kinh tế và các ngành công nghiệp chính và nhà nước kiểm soát (toàn bộ) các phương tiện truyền thông và hệ thống chính trị.

Cùng lúc khả năng xẩy ra cuộc đụng độ giữa các cường quốc ở Đài Loan dường như đã giảm, và có vẻ đang tăng ở vùng biển Nam Trung Hoa, khu vực mà Trung Quốc đã tuyên bố là một trong những “lợi ích cốt lõi” của họ cùng với Tây Tạng và Đài Loan. Clinton cho rằng, tranh chấp lãnh thổ (đã đưa đến những đụng độ trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc trong quá khứ) là một “ưu tiên ngoại giao hàng đầu” và bây giờ đã trở thành mấu “chốt đối với an ninh khu vực.”

“Hoa Kỳ xem quyền tự do giao thông, với cửa ngõ mở rộng vào miền biển châu Á, cùng sự tôn trọng luật lệ quốc tế tại vùng biển Nam Trung hoa là một lợi ích quốc gia,” Clinton nói.

Một bối cảnh kinh tế sâu xa hơn đã vào cuộc từ tuần trước khi Guan Jianzhong, Chủ tịch hãng Đánh giá Tín dụng Dagong Global, công ty đánh giá lớn nhất Trung Quốc, đã cho Financial Times một cuộc phỏng vấn và tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã phá sản và tài trợ sức mạnh quân sự của mình bằng tiền vay một cách mà không thể kéo dài được. Lời phê bình của Guan làm người ta nhớ lại những năm 1960 Mao Trạch Đông Hoa Kỳ cho là một “con hổ giấy” và đang sụp đổ (“chủ nghĩa tư bản đang giãy chết”).

“Hoa Kỳ đang phá sản và phải đương đầu với phá sản thuần như một quốc gia con nợ nhưng các cơ quan đánh giá vẫn xếp hạng cao cho nó,” Guan nói. “Trên thực tế, chi tiêu quân sự khổng lồ của Mỹ không phải là tiền do họ tạo được nhưng bằng tiền vay, như thế là không bền vững.”

“Cuộc khủng hoảng tài chính đã xảy ra vì tổ chức đánh giá không tiết lộ đúng những rủi ro và điều này đã mang toàn bộ hệ thống tài chính Mỹ đến bờ vực phá sản, gây thiệt hại lớn cho Mỹ và lợi ích chiến lược của họ,” Guan nói thêm.

Guan có thể có lý, ngoại trừ việc Tân Hoa Xã, cơ quan thông tin chính thức của Trung Quốc đăng một bài nghị luận bất thường vào thứ Sáu cho thấy mức độ báo động cấp cao tại Bắc Kinh về triển vọng kinh tế của chínhTrung Quốc, vì lương công nhân tăng cao và số lao động bắt đầu giảm kết hợp với một hiện tượng nhà đất ảo tưởng.

“Nếu giá nhà đất không được kiểm soát và vấn đề đất đai không được giải quyết, chúng có thể đe dọa ổn định xã hội và nền kinh tế quốc gia,” bài xã luận viết, theo bản dịch tiếng Anh trên tờ China Daily. “Trận chiến bập bênh giữa chính quyền trung ương và các nhóm lợi ích khác cho thấy Trung Quốc đang mắc bệnh bất động sản. Sau khi thấy rất khó khăn để nhà nước thực hiện chính sách tài sản gắt gao hơn, công chúng đã nhận ra rằng các nhóm cùng quyền lợi đã trở nên đủ mạnh để chống lại hoặc làm xáo trộn chính sách kiểm soát tài sản của chính phủ trung ương.”

“Về bản chất, tương tự như ngành công nghiệp tài chính ở Hoa Kỳ, ngành bất động sản của Trung Quốc quá lớn để sụp đổ. Vì vậy, không phải là cường điệu khi nói rằng lĩnh vực nhà đất đã bắt cóc nền kinh tế Trung Quốc,” bài báo nói thêm. “Khả năng bất ổn xã hội đang trở thành thực tế vì nhà ở và các vấn đề liên quan tới đất đai mỗi ngày một tệ hơn.”

Tóm lại, lãnh đạo Trung Quốc đang lo lắng, ngay cả khi họ bắt nạt các nước láng giềng và tuyên bố Mỹ đang suy sụp. Nhưng bây giờ Hoa Kỳ, biết rằng Trung Quốc đang đau khổ vì điểm yếu của mình trên bàn cờ vua chiến lược ba chiều trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã vạch một đường trrên mặt biển Nam Trung Hoa. Người ta vẫn còn đợi xem lằn ranh đó có đứng vững hay không và các quốc gia vùng Đông Nam Á sẽ chọn đứng về phía nào.

© DCVOnline

Nguồn: Walker's World: U.S. draws line in sea, By MARTIN WALKER, UPI Editor Emeritus, UPI.com, July 26, 2010

.

.

.

Trung Quốc phản ứng về thái độ của Mỹ trong vấn đề Biển Đông

talawas blog

27/07/2010 8:33 sáng

http://www.talawas.org/?p=22806

.

Theo VietNamNet, trong một thông cáo đăng trên mạng Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 26/7/2010, Bộ trưởng Ngoại giao Dương Khiết Trì đã nêu quan điểm của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, một trong những nội dung được các bên đưa ra thảo luận tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN diễn ra cuối tuần qua tại Hà Nội.

Về những tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, ông Dương Khiết Trì cho rằng những nhận định có vẻ vô tư đó là nhằm “tấn công” vào Trung Quốc. Ngoài ra bản thông cáo cũng đề cập tới “âm mưu” của một số nước nhằm quốc tế hóa vấn đề Biển Đông.

Trung Quốc cho rằng ASEAN không phải là một diễn đàn thích hợp để bàn thảo về vấn đề Biển Đông và tiếp tục khẳng định cách tốt nhất để giải quyết các bất đồng, tranh chấp đó là các bên liên quan đàm phán song phương trực tiếp.

.

.

.

Bộ trưởng Trung Quốc: Hoa Kỳ không nên quốc tế hóa vấn đề Biển Đông

http://www.danchimviet.com/archives/14747

BẮC KINH – Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì đã bác bỏ nhận xét của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại một diễn đàn gần đây về việc đua tranh đòi chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông, nói rằng Hoa Kỳ không nên quốc tế hóa các tranh chấp, theo một một tuyên bố đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm Chủ Nhật.

Vấn đề Biển Đông nên được giải quyết thông qua đàm phán song phương giữa Trung Quốc và các nước láng giềng của mình, hơn là giữa Trung Quốc và Hiệp hội các nước Đông Nam Á, Ông Dương nói trong một bài phát biểu tại một diễn đàn gồm 10 thành viên Asean, Mỹ và hơn một chục quốc gia khác.

Ông đưa ra các lời bình luận sau khi bà Clinton nói hôm thứ Sáu tại cùng một cuộc họp rằng Hoa Kỳ, như là một quốc gia Thái Bình Dương và cường quốc thương mại, đã ngày càng gia tăng mối lo ngại về tranh đua đòi chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Malaysia và Philippines có lịch sử ẩu đả trên các tuyến đường hàng hải, các hòn đảo và các đảo san hô vòng trong khu vực.

Bà Clinton cho biết, Washington đang tìm cách làm việc với các nước Asean, Trung Quốc và các nước khác để phát triển cơ chế chính thức trong việc giải quyết tranh chấp. Bà cho biết quá trình này nên được thể chế hóa thông qua ASEAN và dựa trên luật quốc tế về biển.

Vụ tranh chấp đã gây ra quan ngại rằng quân đội Trung Quốc ngày càng gia tăng sức mạnh, có thể tìm kiếm sự thống trị vùng biển châu Á. Căng thẳng gia tăng khi các công ty Trung Quốc tăng nỗ lực thăm dò trong khu vực để tìm các mỏ năng lượng và khoáng sản mới.

Ông Dương cho biết, “Nhận xét của bà Clinton có vẻ như thực sự nhằm mục đích tấn công Trung Quốc bằng cách tạo ra một ảo ảnh rằng tình hình Biển Đông là đáng báo động”.

Đưa vấn đề song phương thành vấn đề quốc tế, hoặc đa phương sẽ chỉ làm trầm trọng thêm tình hình và gây thêm khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này”, ông Dương nói. Ông nói thêm rằng trong quá trình đàm phán song phương của Trung Quốc với các nước Asean, “không ai tin rằng có bất cứ điều gì đó đang đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của nhiều quốc gia trong khu vực, ông nói. Một số quốc gia đã không thể gia tăng xuất khẩu sang Trung Quốc vì họ đã thiết lập các rào cản xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao, hơn là do quyền đi lại trên biển bị hạn chế, ông nói.

Diễn đàn hôm thứ Sáu đã cung cấp một cơ hội cho Trung Quốc để trình bày quan điểm của mình về vấn đề Biển Đông, theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao cho biết. Các đại diện của hơn mười nước châu Á nói với ông Dương sau cuộc họp này rằng phát biểu của ông đã thúc đẩy mạnh mẽ tình trạng châu Á và làm cho họ cảm thấy tự hào về châu Á, tuyên bố cho biết.

Ngọc Thu dịch.

Nguồn: online.wsj.com

.

.

.

Biển Đông – Khoảng trống quyền lực có được lấp đầy? (Tuần VN)
Cục diện “Tam quốc” tại Đông Á (SGTT)

.

.

.

No comments: