Hoa Kỳ thách thức chủ quyền của Trung Quốc lên các quần đảo ở Biển Đông
24-07-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7624
Hà Nội - Mở màn cho một tiềm năng gây xung đột mới với Trung Quốc, hôm qua thứ Sáu ngày 23 tháng Bảy năm 2010, Hoa Kỳ tuyên bố ở Hà Nội rằng Hoa Kỳ sẵn sàng bước vào chuyện xung đột đầy rối rắm giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ bé hơn về tính chủ quyền của một loạt quần đảo có vị trí nhạy cảm về tính chiến lược ở vùng Biển Nam Hải.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Hillary Rodham Clinton, tại buổi họp của Hiệp hội Các nước Đông Nam Á châu (ASEAN) được tổ chức ở Việt Nam, bà tuyên bố, “Hoa Kỳ vẫn giữ thái độ trung lập về việc nước nào trong vùng có tính chủ quyền nhiều hơn đối với những quần đảo này. Nhưng Hoa Kỳ có mối quan tâm mang tầm quốc gia trong chuyện duy trì sự tự do giao thông trên biển trong khu vực này.”
Hoa Kỳ, bà Clinton nói, sẵn sàng giúp đỡ và tạo điều kiện cho những cuộc thương thảo đa quốc gia để giải quyết tính chủ quyền của những quần đảo – trong số này là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – mà Việt Nam cho mình có chủ quyền, vốn gây nên những xung đột làm chết người với Trung Quốc trước đây. Năm 1988, chiến hạm của Trung Quốc và Việt Nam đã bắn nhau ở quần đảo Trường Sa, làm chìm nhiều tàu của Việt Nam cũng như hằng chục lính hải quân Việt Nam thiệt mạng.
Tham vọng thống trị mặt biển của Trung Quốc đã gia tăng cùng lúc với sức mạnh kinh tế và quân sự. Trung Quốc xưa nay tuyên bố tính chủ quyền của mình trên những quần đảo nằm rải rác ở biển Nam Hải vì những quần đảo này nằm trong vùng có tiềm năng chứa nhiều dầu và khí đốt trong lòng biển. Trung Quốc cũng đã thông báo cho viên chức Hoa Kỳ biết là họ sẽ không cho phép sự can thiệp của nước khác trong vùng biển đông nam của Trung Quốc, là vùng biển Trung Quốc xem như là một “quan tâm chủ yếu” của tính chủ quyền của mình.
Căng thẳng cũng bùng lên ở một vùng nhiều người biết đến, là Bắc Hàn, bà Clinton đã lên án Bắc Hàn về “thái độ nguy hiểm, khiêu khích” trong lúc một viên chức Bắc Hàn hăm doạ sẽ có một “đáp ứng mang tính bạo lực” dành cho cuộc thao diễn hải quân hỗn hợp của Hoa Kỳ và Nam Hàn ngoài khơi bán đảo Triều Tiên và Nhật Bản vào cuối tuần này.
“Đây không là cuộc huấn luyện phòng thủ,” phát ngôn viên của Bắc Hàn ông Ri Tong-il nhấn mạnh Hoa Kỳ sẽ huy động một trong những hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân dữ dội nhất của hải quân Hoa Kỳ, USS George Washington. “Đây là một sự hăm dọa nghiêm trọng cho bán đảo Triều Tiên và cũng cho cả toàn vùng Á châu.”
Người ta tiên đoán sẽ có những chỉ trích nặng lời xảy ra giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ trong buổi họp ASEAN này, nhưng những điều bà Bộ trưởng Clinton phát biểu về Biển Nam Hải đã làm sự chú ý hướng về một cuộc xung đột trong vùng ít được để ý hơn.
Hằng chục năm qua, Trung Quốc vốn hùng hổ với các nước trong vùng Đông Nam Á châu, giành sự kiểm soát trên 200 quần đảo nhỏ, san hô và những giải đất cát nằm nhô ra khỏi mặt nước, rải rác trong vùng biển này. Năm 1974, Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa từ (miền Nam) Việt Nam (DCVOnline: Việt Nam Cộng hoà), và hôm tháng Một năm nay, Trung Quốc công bố kế hoạch phát triển những quần đảo này thành nơi du lịch – làm gia tăng sự căng thẳng với Việt Nam, là nước xưa nay không công nhận chủ quyền của Trung Quốc lên những quần đảo này.
Chiến lược của Việt Nam là “quốc tế hoá” mối tranh chấp này bằng cách mang những đối tác khác vào và bắt Trung Quốc phải thương thảo vấn đề chủ quyền trên diễn đàn quốc tế. Lời tuyên bố của bà Bộ trưởng Clinton khi bà nói rằng Hoa Kỳ mong muốn đóng góp một phần trong cuộc tranh chấp này là một thắng lợi có ý nghĩa cho phía Việt Nam.
Nhưng điều này cũng có thể làm ảnh hưởng xấu cho mối quan hệ giữa Hoa Thạnh Đốn và Bắc Kinh, vốn đã bị tì vết qua chuyện thông báo về cuộc tập trận ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Tháng Ba năm rồi, nhà nước Trung Quốc nói với hai viên chức cao cấp của chính phủ ông Obama đang viếng Trung Quốc – ông Jeffrey A. Bader và ông James B. Steinberg, rằng Trung Quốc sẽ không chấp nhận bất kỳ sự can thiệp nào của Hoa Kỳ vào chuyện tranh chấp ở biển Nam Hải.
Hoa Kỳ cũng tìm kiếm sự hậu thuẩn trên thế giới dành cho Nam Hàn trong hai tháng qua kể từ khi cuộc điều tra được Nam Hàn cầm đầu có sự tham dự của nhiều nước khác phát hiện chính Bắc Hàn là nước đã dùng thủy lôi bắn chìm chiến hạm của Nam Hàn, làm 46 thủy thủ đoàn thiệt mạng. Bà Clinton yêu cầu Bắc Hàn phải lên tiếng xin lỗi cho cuộc tấn công này, và hôm thứ Sáu bà kêu gọi các nước Á châu tuân thủ sự cấm vận ngặt nghèo dành cho Bình Nhưỡng. Các nước thành viên trong khối ASEAN lấy làm tiếc về sự cố này, nhưng cũng như Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, các nước này từ chối không kêu đích danh Bắc Hàn là thủ phạm.
Cũng hôm qua thứ Sáu, Bộ Chỉ huy Lực lượng quân sự Đa Quốc gia do Hoa Kỳ cầm đầu thông báo Bắc Hàn về kế hoạch thao diễn quân sự chung giữa Hoa Kỳ và Nam Hàn: một cuộc diễn tập mang tên “Ulchi Freedom Guardian,” từ ngày 16 đến ngày 26 tháng Tám. Như thông lệ, Hoa Kỳ không thông báo địa điểm cuộc tập trận.
Cuộc thảo luận của bà Clinton ở Việt Nam chấm dứt một chuyến đi dài, mỏi mệt băng qua những cuộc chiến của Hoa Kỳ, trong quá khứ cũng như hiện tại -- từ A Phú Hãn cho đến khu phi quân sự ở Nam Hàn, và cuối cùng là Hà Nội. Ở Kabul, bà minh định rõ rệt cái kinh nghiệm của Hoa Kỳ ở Nam Hàn đối với cuộc chiến A Phú Hãn, bà nhấn mạnh rằng sự thành công này không phải qua đêm là có, nhưng cần cả hằng thập niên để đạt được.
“Chúng ta đã từng thấy Nam Hàn vật vã để có được một nền dân chủ có hiệu qủa – có quá nhiều sự bất ổn, đảo chánh, tham nhũng, tai tiếng, quý vị có thể kể cả loạt lý do khác,” bà Clinton nói. “Đó là điều tốt để nhắc nhở chúng ta: Hoa Kỳ đã sát cánh với những nước từng nổi trôi nhiều hơn hẳn tám năm.” (DCVOnline: cuộc chiến ở A Phú Hãn đã kéo dài 8 năm cho đến nay.)
Cùng lúc Hoa Kỳ và Nam Hàn chuẩn bị cho cuộc thao diễn hải quân chung, sĩ quan của Bắc Hàn và Bộ Chỉ huy Đa Quốc gia đã gặp nhau lần thứ nhì ở biên giới giữa Nam và Bắc Hàn hôm qua nhằm thảo luận chuyện chiến hạm Nam Hàn bị đánh chìm.
Cuộc điều tra chấm dứt hôm tháng Năm kết luận việc chiến hạm Cheonan của Nam Hàn bị đánh chìm hôm 26 tháng Ba, là do Bắc Hàn tấn công bằng thủy lôi. Bắc Hàn phủ nhận họ có bất kỳ liên quan nào trong việc này, cho rằng kết luận của cuộc điều tra trên là một sự giả tạo.
Gặp nhau ở Bàn Môn Điếm hôm thứ Sáu, sĩ quan cấp đại tá hai bên “đã trao đổi ý tưởng và thêm nhiều chi tiết để thành lập nhóm điều nghiên chung” để tiến hành điều tra “nguyên nhân sự vi phạm đình chiến để đưa đến chuyện chìm tàu này,” Bộ Chỉ huy Lực lượng Quân sự Đa Quốc gia nói.
Hiện vẫn không rõ ràng Bắc Hàn có chấp nhận sự đề nghị này không. Bắc Hàn cho đến nay vẫn khăng khăng cho rằng họ có thể tiến hành một cuộc điều tra riêng bởi chính họ, bằng cách gởi một phái đoàn bao gồm nhiều “điều tra viên” đến Nam Hàn.
© DCVOnline
Nguồn: (1) U.S. Challenges China on Island Chain. New York Times, by Mark Landler, and Choe Sang-hun contributed reporting from
.
.
.
Re: Hoa Kỳ thách đố tính chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông
2010-07-24 04:46:35
http://minhduc7.blogspot.com/
Minh Duc
Việc bà
VN đem vấn đề HS, TS ra quốc tế hóa thế nào trong khi CSVN vẫn ca tụng tình hữu nghị VN - TQ?
Khi xảy ra 1 vụ Thiên An Môn ở VN, nếu VN bị Mỹ và các nước Tây Âu đem ra Hội Đồng Bảo An LHQ lên án và đề nghị cấm vận thì lại là TQ và Nga sẽ dùng quyền phủ quyết để bảo vệ cho chế độ độc tài của đảng CS tại VN.
Mỹ là bạn của quốc gia VN nhưng lại không phải là bạn của riêng đảng CSVN. TQ là kẻ thù của quốc gia VN nhưng lại là bạn của đảng CSVN.
Nhiều người CS tại VN nói dựa vào Mỹ thì nước xa không cứu được lửa gần và họ lại chỉ muốn dựa vào Nga cho an toàn vì Nga không bao giờ đả động đến việc CSVN vi phạm nhân quyền. Nhưng Mỹ là nước gần có thể dập được lửa TQ vì có căn cứ ngay tại Á Châu còn Nga thì là nước xa vì Nga không có phương tiện chuyên chở.
Mỹ đem hàng không mẫu hạm đến Nam Hàn là để bảo vệ cho Nam Hàn chứ không bảo đảm cho ông Tổng Thống Nam Hàn và đảng của ông ta được ngồi mãi. Mỹ có thể dùng lực lượng quân sự bảo vệ Đài Loan nhưng không hề bảo đảm cho ông TT Đài Loan và đảng của ông ta được ngồi mãi. Tương tự, trước đây Mỹ bảo vệ miền
.
.
.
No comments:
Post a Comment