Hải quân Trung Quốc dương oai diệu võ ở biển Đông (1)
Peter J Brown – Nguyên Hân lược dịch
14-07-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7600
.
Trung Quốc biểu dương sức mạnh hải quân trên biển Đông (Kết)
.
DCVOnline: Kể từ ngày chấm dứt Chiến tranh Lạnh, chưa bao giờ Thái Bình Dương lại ầm ĩ như hôm nay. Trung Quốc tiến hành thao diễn hải quân sâu trong vùng biển của Nhật Bản, và tiến hành bắn đạn thật trong cuộc tập trận ở biển Đông Hải, phía bắc Đài Loan; cùng lúc, hạm đội Nga cũng tiến hành một cuộc thao diễn lớn tương tự ở vùng Tây Thái Bình Dương. Về phía Hoa Kỳ, có thể nói là kế hoạch điều 60 phần trăm số tàu ngầm vào vùng Thái Bình Dương gần như hoàn tất, và vào cuối hè này hải quân Hoa Kỳ - với hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS George Washington - sẽ thao diễn chung với hải quân Nam Hàn ở vùng biển Hoàng Hải, bất chấp sự cảnh cáo của Trung Quốc.
Một khi Thái Bình Dương dậy sóng, Việt
DCVOnlin trân trọng kính mời bạn đọc theo dõi bài phân tích của tác gỉa Peter J Brown về tình hình đang diển tiến ở biển Đông, phần hai sẽ đi vào ngày mai.
-----------------------------------------------------------
Mới tuần này, Trung Quốc một lần nữa dùng Biển Đông như nơi thao dượt quân sự và tập trận mà họ biết chuyện này sẽ làm dao động Hoa Kỳ và các nước đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng. Sau khi trấn an mối quan tâm của Nhật Bản về những căng thẳng gia tăng trong thời gian gần đây trong khu vực biển Đông này, giờ Trung Quốc ngăn không cho tàu bè qua lại trong một vùng lớn hơn ngoài khơi duyên hải tỉnh Zhejiang khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (QĐGPND) tiến hành một loạt tập trận có bắn đạn thật.
QĐGPND vẫn tập trận như thế này hằng năm, và ngay trong trong vùng biển được xem như là một phần của đặc khu kinh tế (EEZ) thuộcTrung Quốc. Tất cả mọi tàu bè, kể cả tàu dò thám của hải quân Hoa Kỳ đều được thông báo trước để tránh xa.
Cùng lúc, vì hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ ít khi qua lại vùng Hoàng Hải này bởi một số lý do, Trung Quốc nhắm gởi ra một thông điệp nhằm cảnh cáo rằng “lợi ích quốc gia có thể bị tổn hại” nếu Hoa Kỳ vẫn tiến hành triển khai kế hoạch đưa hàng không mẫu hạm vào vùng này để thao diễn quân sự hỗn hợp với hải quân Nam Hàn vào cuối hè này.
“Trong tình huống hiện nay, các bên liên hệ nên bày tỏ sự kiềm chế đừng làm những điều có thể gia tăng sự căng thẳng và ảnh hưởng đến lợi ích của các nước trong vùng,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Qin Gang nói.
Cho cái biểu tượng nổi của quân đội Hoa Kỳ điều đến hoạt động quá gần với Trung Quốc được Bắc Kinh xem như là một thái độ không mấy thân thiện từ phía Hoa Kỳ. Đã có một hàng không mẫu hạm khác băng qua kênh đào Panama và sẽ trên đường trực chỉ Thái Bình Dương trong một ngày gần đây - lại là một điều khác nữa mà Bắc Kinh phải ghi nhận.
Nói một cách đơn giản, ít khi mà cùng lúc lại có qúa nhiều chiến hạm tiến hành thao diễn cùng lúc như thế này ở Thái Bình Dương. Một số lớn chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ và các nước đồng minh hiện đang tập trận ngoài khơi quần đảo Hawaii qua chiến dịch RIMPAC, và Nga cùng lúc cũng tiến hành một cuộc thao diễn rất lớn ở vùng tây Thái Bình Dương.
Tin đồn đây đó từ phía Hoa Kỳ và cũng như khắp nơi là cái khả năng QĐGPND Trung Quốc sẽ phóng hoả tiển đạn đạo chống chiến hạm (ASBM) - được biết đến như “sát thủ của hàng không mẫu hạm” – trong cuộc tập trận ở Đông Hải, nằm về phía bắc của Đài Loan.
Mặc dù một số hình ảnh của cuộc thao diễn của hải quân Trung Quốc đã lộ ra, bao gồm hình ảnh chụp nhiều tàu gọi là khinh tốc đỉnh 022 Houbeit (FAC) và một số khinh tốc đỉnh có khả năng bắn hỏa tiển YJ-83, cho đến nay vẫn chưa có sự xác nhận độc lập nào cho thấy QĐGPND Trung Quốc đã từng phóng hỏa tiển “sát thủ của hàng không mẫu hạm” ASBM này trong năm 2010.[1]
Trung Quốc phủ nhận gay gắt rằng có bất kỳ mối liên quan nào giữa cuộc thao diễn phòng thủ ở vùng duyên hải và hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ. Tuy nhiên, phía Trung Quốc đã có những cuộc thảo luận sôi nổi của chính họ về những gì giờ đang được phơi bày ra ngoài ở biển của họ, và nhiều người Trung Hoa thấy có một sự liên hệ rõ ràng giữa hai điều trên.
“Mặc dù nhà nước Trung Quốc đã không nói gì về cuộc tập trận, bất cứ ai có chút kiến thức căn bản về chiến lược quân sự sẽ cá chắc là hai biến cố trên liên hệ với nhau,” một chuyên viên cao cấp chuyên nghiên cứu về Hoa Kỳ ở Đại học Trung Quốc Renmin, có trụ sở nằm ở Bắc Kinh ông Shi Yinhong nói, được Nhật báo Trung Quốc tường thuật lại.
Chen Hu, tổng biên tập tạp chí Quân sự Thế giới của thông tấn xã Xinhua, cố tung tin giật gân khi cho rằng QĐGPND Trung Quốc chấp nhận sự hiện diện của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ hoạt động rất gần bờ biển Trung Quốc như là một cơ hội hiếm xảy ra để tiến hành những cuộc tập trận khác, dùng chiến hạm Hoa Kỳ như một mục tiêu giả. [2]
“Những hoạt động của hải quân Trung Quốc và sự xác định lãnh hải của họ trong vùng Tây Thái Bình Dương ngày càng trở nên xác quyết, cứng rắn hơn,” ông Tetsuo Kotani, một nhà nghiên cứu của Hội Nghiên cứu Chính sách về Biển có trụ sở ở Đông Kinh nói. “Cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc là một nỗ lực để kiểm soát và kiềm chế cuộc thao diễn của Hoa Kỳ và Nam Hàn dự trù sẽ xảy ra ở vùng biển Hoàng Hải (Yellow Sea), đặc biệt là có sự tham gia của hàng không mẫu hạm USS George Washington. Nói khác đi, điều đó cho thấy Trung Quốc rất quan tâm với chiếc hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ có căn cứ nằm ở Nhật Bản.”
Ông Kotani cho rằng ông không thấy có lý do gì để cho Hoa Kỳ phải kềm chế chuyện điều hàng không mẫu hạm đến tập trận ở vùng biển này.
“Nó hoàn toàn hợp pháp theo luật quốc tế. Còn không, tự do hành động và di chuyển mang tính chiến lược của quân đội Hoa Kỳ sẽ bị ản hưởng trầm trọng,” ông Kotani nói. “Hoa Kỳ nên cứng rắn hơn, hy vọng là Lực lượng Tự Phòng thủ của Nhật Bản cũng thế. Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng nên xét đến chuyện tập trận giữa ba nước cùng nhau.”
Sự gia tăng về số lượng và hỏa lực của QĐGPND Trung Quốc là một mối quan tâm cho liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản, nhưng quan trọng không kém là khả năng chiến tranh không đồng bộ của quân đội Trung Quốc - chẳng hạn như hỏa tiển đạn đạo chống chiến hạm, khả năng tấn công vệ tinh, tàu ngầm chạy êm, ít tiếng động hơn, mìn cao cấp hơn, khả năng tấn công hệ thống lưu trữ tin tức và mạng internet - lại là mối quan tâm nghiêm trọng hơn nhiều.
“Sự xuất hiện cái khả năng chiến tranh không đồng bộ này có thể làm đảo lộn mối cân bằng lực lượng trong vùng. Vì vậy Nhật Bản cần hợp tác để phát triển khái niệm “Chiến trận Không gian-Đại dương” nhằm hậu thuẩn nhiều hơn nữa cho sự hiện diện của Hoa Kỳ ở tiền phương,” ông Kotani nói.
Phân tích thời cuộc của giới truyền thông Nhật Bản, cùng lúc, phản ảnh mối lo âu và khó chịu ngày càng tăng của người dân Nhật vì mối “đe dọa binh đao” cùng những nỗ lực nhằm gạt Hoa Kỳ qua một bên của Trung Quốc. Nhà nước Trung Quốc hình như xem thái độ này như là chuyện nhỏ, không đáng để vào tai.
“Căng thẳng về lãnh vực hải quân tăng cao lên trong vùng kề từ hôm 26 tháng Ba khi chiến hạm Cheonan của Nam Hàn bị đánh chìm, và người ta đổ lỗi cho cuộc tấn công bằng thủy lôi của Bắc Hàn,” báo Asahi Shimbun của Nhật Bản tuyên bố trong tháng này. “Trung Quốc xưa nay thường xem Hoàng Hải như cái “sân sau” của mình và việc điều chiếc hàng không mẫu hạm vào vùng này được biểu thị như một “nỗ lực dùng sự cố chìm tàu của Cheonan để xâm lăng Hoàng Hải,” theo tạp chí thời sự thế giới Huanqiu Shibao (Global Times). [3]
(Còn tiếp một kỳ)
© DCVOnline
Nguồn: (1) China flexes its naval muscle. Asia Times, 9 July 2010
Chú thích của tác gỉa:
1. East China Sea Fleet organizes sea-and-air exercise, China Military Online, Jul 7, 2010.
2. PLA set to hold sea drill, People's Daily, Jun 29, 2010.
3.
*
*
Hải quân Trung Quốc dương oai diệu võ ở biển Đông (kết)
Peter J Brown – Nguyên Hân lược dịch
15-07-2010
http://www.dcvonline.net/php/modules.php?name=News&file=article&sid=7603
.
Trung Quốc biểu dương sức mạnh hải quân trên biển Đông (Kết)
Theo Yukie Yoshikawa, một nhà nghiên cứu thâm niên của Trung tâm Nghiên cứu Đông Á Edwin O Reischauer nằm ở Hoa Thạnh Đốn, DC, sự kiện chính phủ Nhật Bản vẫn giữ thái độ hơi im lặng về chuyện QĐGPND Trung Quốc thao diễn ở vùng biển Đông là một sự làm ngơ, dối lòng vì cả chính phủ Nhật Bản lẫn người dân Nhật đều quan tâm đến chuyện này.
“Người Nhật Bản nhìn sự kiện này như là bước nối dài trong một loạt sự kiện liên quan đến chiến hạm Trung Quốc xâm lấn vùng đặc khu kinh tế (EEZ) của Nhật Bản hôm tháng Tư và tháng Năm,” ông Yoshikawa nói. “Kể từ đó, người Nhật hiểu rằng Trung Quốc đang mong muốn bành trướng sự kiểm soát của họ để có thể dễ bề lui tới, ra vào vùng biển Thái Bình Dương. Nhật Bản vô tình lọt vào giữa cái thế này và điều này sẽ là một mối quan tâm ngày càng lớn.”
Cũng cần nói, là khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ông Qin cất lời tuyên bố nhu cầu tự kiềm chế, ông đã không nói một lời về chuyện hai chiến hạm của Trung Quốc từ hạm đội Bắc Hải một lần nữa, đi ngang qua rất gần quần đảo Okinawa trên đường hai chiến hạm này ra Thái Bình Dương hôm đầu tháng Bảy.
Trong lúc QĐGPND Trung Quốc tiến hành một cuộc thao diễn thường xuyên và có định kỳ này, năm này cuộc thao diễn xảy ra cùng thời điểm khi Hoa Kỳ và Nhật Bản hầu như gần hoàn tất việc giải quyết sự bất đồng lâu dài và đắng cay về tương lai của căn cứ quân sự Futenma của Hoa Kỳ ở đảo Okinawa. Trung Quốc có thể chớp lấy thời cơ sự bất ổn trong mối liên hệ giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản, và ngay cả chuyện thử nghiệm để xem mình có thể đi bao xa trước khi Hoa Kỳ và Nhật Bản có thái độ.
“Hoa Kỳ và Nhật Bản nên cho Trung Quốc thấy họ đã đi xa đủ và cần lùi lại. Trong tinh thần đó, loại bỏ sự bế tắc hiện nay là một dấu hiệu tốt, và thông báo chuyện thao diễn hỗn hợp với Nam Hàn, cho dẫu có trì hoãn lại, là một điều tốt khác,” ông Yoshikawa nói. “Nhưng Hoa Kỳ nên làm hơn thế nữa, và bất luận điều gì để bày tỏ rằng Hoa Kỳ vẫn cam kết với nền an ninh của vùng Đông Bắc Á châu là cần thiết, bao gồm tiến hành việc điều chiếc hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đến thao diễn chung với Nam Hàn.”
Ông Yoshikawa cũng gợi ý sự trao đổi giữa giới quân sự của Hoa Kỳ và Trung Quốc “nên lập lại, nghiêm chỉnh hơn, để tránh gia tăng sự căng thẳng của tình huống hơn nữa.”
Về phương diện tư thế quân sự Hoa Kỳ trong vùng tây Thái Bình Dương, ông Yoshikawa ủng hộ tình trạng giữ nguyên trạng những gì đang có.
“Hoa Kỳ nên nằm trong bối cảnh chung, vì tất cả các nước láng giềng đã cấu trúc và lên kế hoạch phòng thủ của họ dựa vào sự giả định là Hoa Kỳ sẽ vẫn đóng quân ở Nhật Bản và Nam Hàn,” theo ông Yoshikawa. “Để cho sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ mờ dần đi, Nhật Bản cần gia tăng khả năng quân sự của mình mà hiện nay còn tùy thuộc vào Hoa Kỳ, cùng lúc đối thoại giảm trừ vũ khí với Trung Quốc, Nam Hàn và Hiệp hội các Nước Đông Nam Á châu (ASEAN), và tạo được sự đồng thuận về mặt bảo vệ sự đi lại trên mặt biển giữa Nhật Bản và Trung Đông. Chừng nào những điều trên chưa xảy ra, Hoa Kỳ cần thiết có mặt trong vùng.”
Cùng lúc, mối quan tâm càng lúc càng gia tăng ở Nhật Bản về thái độ gần đây cũng như những hoạt động của Trung Quốc không nên được hiểu nhầm - như là bằng cách này hay cách nọ - biến Trung Quốc thành một sự hăm dọa trực tiếp đối với Nhật Bản trong ánh mắt người Nhật.
“Thực tế Nhật Bản không thể công khai nói Trung Quốc là một sự hăm dọa vì Nhật Bản đã tùy thuộc Trung Quốc nặng nề về mặt kinh tế, Nhật Bản chưa suy nghĩ cho chính chắn, kỹ càng đủ về Trung Quốc, mà cũng không luôn đối với tương lai và tham vọng quân sự của Trung Quốc,” theo ông Yoshikawa. “Mối quan tâm này sẽ được diễn đạt một cách gián tiếp hơn như ‘vai trò quân sự của Hoa Kỳ đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng cho Nhật Bản,’ hơn là nói rằng ‘Trung Quốc là một sự hăm dọa, vì thế chúng ta cần cộng tác với Hoa Kỳ để kềm chế Trung Quốc.’ Đây là bài học từ cựu thủ tướng Nhật Bản ông Junichiri Koizumi lúc còn nhậm chức.”
Sự có mặt của Nga cũng không thể không nhắc đến. Mặc dù sự tập trung cao độ dành cho QĐGPND Trung Quốc và địa điểm (hoạt động) của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ, Nga đã âm thầm tập trung nhiều chiến hạm từ hạm đội Thái Bình Dương, Hắc Hải vào vùng Biển Nhật Bản để tiến hành cuộc thao diễn hải quân lớn nhất trong nhiều năm. Với sự chấp thuận của tổng thống Nga ông Dmitry Medvedev, tuần dương hạm và khu trục hạm của hải quân Nga đã đến vùng này vài tuần trước và đã phóng hỏa tiển chống chiến hạm với tầm xa, và thao diễn hoạt động chống hàng không mẫu hạm ở vùng Biển Okhotsk hôm đầu tháng.
Làm như thế, Nga đang gởi một tín hiệu mạnh mẽ cho cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản.
“Không có gì để ngạc nhiên khi những cuộc thao diễn như thế được tiến hành ở chiến trường Thái Bình Dương, khi vùng này đang và sẽ là một trong những vùng có khuynh hướng gây xung đột cho Nga trong 20-30 năm tới,” bình luận gia quân sự Ilya Kramnik của thông tấn xã RIA Novosti nói. “Sự bất đồng giữa Nga-Nhật về quần đảo Nam Kuril, được gọi là ‘Lãnh thổ phía Bắc’ bởi Đông Kinh, và sự gần gũi của Nga nằm bên cạnh một Trung Quốc vững mạnh thúc đẩy Mạc Tư Khoa tìm phương cách mới để bảo vệ những gì thuộc về mình ở vùng Viễn Đông, gỉa như có một cuộc xung đột xảy ra.” [4]
Trong lúc mọi người bàn tán về những cuộc tập trận và khả năng hải quân của Trung Quốc đang được cải thiện một cách nhanh chóng, Hải quân Hoa Kỳ đang đặt vấn đề về tình trạng sẵn sàng của họ. Tờ Hải quân Thời báo của Hoa Kỳ đã có được một bảo sao của bản báo cáo đang được mong chờ từ lâu, soạn thảo bởi một ủy ban của Hải quân Hoa Kỳ được cầm đầu bởi cựu Đô Đốc Phillip Balisle, về điều kiện đáng nghi ngờ của một số chiến hạm Hoa Kỳ có trang bị hệ thống Aegis.
Những gì mà ủy ban của ông Balisle phát hiện được xem là một sự đánh thức cho chức năng chống hỏa tiển đang được triển khai và mang tầm quan trọng của Hải quân Hoa Kỳ. Nói ngắn gọn lại, bản báo cáo chỉ rõ và xác định nhiều vấn đề nghiêm trọng bao gồm việc thiếu người có kinh nghiệm và cũng như không được huấn luyện đầy đủ, tương xứng; sự hoạt động xuống cấp của ra-đa trên nhiều chiến hạm, thiếu sự hiểu biết thấu đáo đối với tầm quan trọng trong sự vận hành hệ thống Aegis chống hỏa tiển vốn mạnh mẽ, hữu hiệu và đáng tin cậy. [5]
Nhiều người sẽ được yêu cầu đọc bản báo cáo này; bởi một điều, những chiến hạm có trang bị hệ thống AEGIS là những thành phần đóng vai trò then chốt của hệ thống chống hỏa tiển đạn đạo đang được triển khai ở Hoa Kỳ, Nhật Bản và châu Âu trong thời gian tới. Đặc biệt trong trường hợp bị hăm dọa bởi hỏa tiển đạn đạo chống chiến hạm (ASBM) – “sát thủ của hàng không mẫu hạm”, sự tùy thuộc của hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ vào màn chắn hỏa tiển từ những chiến hạm cực kỳ hiện đại, tối tân được trang bị với hệ thống Aegis này, chỉ có thể ngày càng gia tăng mà thôi.
© DCVOnline
Nguồn: (1) China flexes its naval muscle. Asia Times, 9 July 2010
Chú thích của tác gỉa:
4. Russian Navy participates in Vostok-2010 military exercises, RIA Novosti, Jul 7, 2010.
5. Study says Aegis radar systems on the decline, Jul 7, 2010.
.
.
.
No comments:
Post a Comment