Hồ Phú Bông
04/07/2010 7:00 sáng
http://www.talawas.org/?p=22013
Alzheimer là căn bệnh người già thường mắc phải. Người bị bệnh này quên hẳn mọi sự, kể cả chính mình. Nhưng giới có quyền cao chức lớn tại Việt Nam khi về già thì ngược lại. Họ mắc một loại bệnh lạ, đó là “bệnh hưu trí”. Căn bệnh này giúp họ trở nên sáng suốt. Họ bỗng nhớ và phát hiện ra ngõ ngách nhiều vấn đề mà lúc còn đương quyền họ không hề biết hoặc thấy, cho dù đó là những vấn đề xảy ra hàng ngày. Và, khá lạ lùng, căn bệnh này còn giúp họ đủ can đảm nói lên sự thật, dù đó chỉ là những sự thật mà người dân bình thường đã biết từ lâu.
Tiêu biểu là cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Từ khi mắc “bệnh hưu trí”, ông mới nhận ra sự lầm than, ách nước tai trời tại miền Nam sau ngày “giải phóng”. Đó là lý do ông để lại khá nhiều trăn trở về cuộc chiến nồi da xáo thịt vừa qua trong một số bài viết mang tính trả lại sự thật cho gần với thực tế lịch sử mà lúc quyền cao chức trọng chẳng bao giờ nghe ông nhắc đến.
Căn bệnh này cũng lây lan đến một số ông bà có chức, có quyền của chế độ, ở đủ mọi giới, đặc biệt là những người có khả năng viết lại, ghi lại. Do đó trước khi về cõi, các ông bà ấy mới quay ra “Đi tìm cái tôi đã mất”![1]
Mới đây nhất, cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An trả lời phỏng vấn trên VietNamNet, bàn về sửa đổi hiến pháp sau khi các đại biểu bấm nút (gồm 208 phiếu chống/185 phiếu thuận cho đại dự án Đường sắt Cao tốc, sau hai tuần tranh cãi tại Quốc hội mà đảng viên Đảng Cộng sản chiếm đến 90%). Ông hùng biện về những sai trật khiến hiến pháp dân chủ năm 1946 đã biến tướng thành một hiến pháp mất dân chủ như hiện tại, khi đặt quyền hành của Đảng “ta” bao trùm lên tất cả. Thời vàng son, là thời ông cầm trịch ở Quốc hội, “Cơ quan quyền lực cao nhất” của chế độ, chẳng bao giờ nghe ông nói bất cứ điều gì về hiến pháp cũ / mới như vậy.
“Bệnh hưu trí” đã giúp ông Nguyễn Văn An phát hiện ra hiến pháp Việt
Quốc hội Việt
Căn bệnh mãn tính “gọi dạ bảo vâng” của lịch sử Quốc hội Việt
Mọi lợi hại về đại dự án ĐSCT đã được phân tích tỉ mỉ từ nhiều giới và phổ biến rộng rãi.
Cứ nghĩ là dự án ĐSCT đã thực hiện xong thì liệu sẽ tiết kiệm được bao nhiêu thời gian cho một người di chuyển từ làng quê ra Hà Nội để đi Sài Gòn và ngược lại? Người dân đu dây vượt sông Pôkô, từ xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, Kontum[3] về đến miền xuôi để đáp tàu cao tốc, ì ạch từ quê ra tỉnh vì không có cơ sở hạ tầng, có bù lại với thời gian tiết kiệm được khi ngồi trên tàu cao tốc mà phải chịu nợ ngập đầu?
Xin chúc mừng 208 ông bà đại biểu Quốc hội đã bấm nút nói không với ĐSCT! Quí ông bà nên tự hào với chính mình, là đã vượt qua được nỗi sợ hãi đeo bám bấy lâu nay. Quí ông bà đã xóa tan cái bóng ma quái ám ảnh và mạnh dạn nói với người dân cả nước là, cơn cuồng vọng đại dự án ĐSCT đã qua rồi! Đó chỉ là Đặc Sản Cuồng Tham!
Rất mong quốc hội trẻ Việt
2/7/2010
© 2010 Hồ Phú Bông
© 2010 talawas
[1] Nguyễn Khải: http://www.diendan.org/sang-tac/111i-tim-cai-toi-111a-mat/
[2] http://www.tuanvietnam.net/2010-06-24-cuu-chu-tich-quoc-hoi-ban-viec-sua-hien-phap
[3] http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/06/3BA1CAD2/page_2.asp
.
.
.
No comments:
Post a Comment