Ðại sứ Michalak: 'đã và sẽ tiếp tục' đòi thả tù chính trị
Tiffany Lê/Người Việt
Bản dịch: Cổ Lũy
Thursday, July 15, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=116072&z=1
Báo Người Việt phỏng vấn đặc biệt đại sứ Hoa Kỳ tại Việt
Năm 2010 đánh dấu 15 năm tái lập bang giao Việt-Mỹ, và cũng là thời điểm ngoại trưởng Hoa Kỳ sắp tới Việt Nam dự hội nghị thượng đỉnh ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Ðông Nam Á). Vào đầu tháng 6, chiếc tàu cứu thương USNS Mercy cũng đến Việt
.
Tiffany Lê (NV): Năm 2010 là một năm đầy biến cố ở Việt Nam, như kỷ niệm 35 năm chiến tranh chấm dứt, kỷ niệm 15 năm tái lập bang giao Việt-Mỹ, và là năm Việt Nam làm chủ tịch luân lưu ASEAN. Mối quan hệ Việt-Mỹ có thân thiện và biểu tượng đủ để hai bên nói chuyện nhân quyền không?
Ðại Sứ Michalak: Chắc chắn là có. Hai bên từng nói chuyện với nhau về nhân quyền trong quá khứ và hiện nay tại các buổi thảo luận tại Tòa Ðại Sứ. Chúng tôi tiếp tục đối thoại với chính quyền Việt Nam.
NV: Ông có yêu cầu Việt Nam thả các nhà đấu tranh dân chủ như Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung hay Nguyễn Văn Ðài không?
Ðại Sứ Michalak: Chúng tôi đã và sẽ tiếp tục làm việc này. Cho đến nay chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu ân xá.
NV: Họ nói gì về vụ này.
Ðại Sứ Michalak: Họ nói những nhà tranh đấu này vi phạm luật Việt Nam và phải được xử theo luật Việt Nam.
NV: Những khía cạnh ngoại giao nào cần được cải thiện? Như thương mại, y tế, tự do báo chí, nhân quyền?
Ðại Sứ Michalak: Chúng tôi đang cố gắng cải thiện đủ mọi mặt. Có những chuyện như thay đổi khí hậu là chuyện hai bên mới bắt đầu. Có những chuyện khác như thương mại đã thảo luận qua lại từ lâu. Lúc nào cũng cần có những cải thiện. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc một cách thông minh để cải thiện liên hệ nói chung.
NV: Chính quyền VN có cái nhìn về nhân quyền, tự do báo chí khác với cái nhìn của Hoa Kỳ. ông có cách nào để giải thích cho phía Việt Nam hiểu được những giá trị Hoa Kỳ xem là quan trọng như thế nào mà vẫn tôn trọng quan điểm của họ?
Ðại Sứ Michalak: Chúng tôi làm việc giải thích này bằng nhiều cách khác nhau. Qua thảo luận trực tiếp với nhau. Chúng tôi thảo luận chính thức với nhau về quan hệ quân sự, về nhân quyền, về thay đổi khí hậu. Chúng tôi có địa điểm rất chính thức để gặp nhau và thảo luận về chuyện này. Những thảo luận có thể rất thẳng thắn. Chúng tôi cũng có những buổi gặp gỡ riêng, và tôi cố mời càng nhiều viên chức cao cấp VN càng tốt. Nhiều cuộc gặp gỡ này hoàn toàn kín đáo. Không có báo chí ở đó, và hai bên có thể nói chuyện thẳng thắn cởi mở với nhau. Ðây là một trong những gì chúng tôi đã làm trong 15 năm... Chúng tôi đi gặp đủ mọi thành phần dân chúng. Chúng tôi cố gắng có mặt bên cạnh người VN và trong xã hội VN và để tự họ phán xét chúng tôi. Họ nhìn thấy những giá trị chúng tôi xem là quan trọng, lối lý luận của chúng tôi và tự họ sẽ nhận ra những thông điệp của chúng tôi.
NV: Không có báo chí thì thảo luận sẽ cởi mở hơn?
Ðại Sứ Michalak: Thường thì vậy. Khi người ta nói chuyện với báo chí, sẽ có nhiều cử tọa khác và người ta sẽ có cách nói chuyện với các cử tọa khác. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới nhiều cuộc thảo luận. Ðôi khi tốt hơn là không thảo luận trước ống kính truyền hình, hoặc tốt hơn là không thảo luận một vấn đề trước mặt báo chí. Ðây không chỉ riêng ở mặt quan hệ ngoại giao, mà còn trong quan hệ thương mại và các mối quan hệ khác. Một số trường hợp tốt nhất là giữ riêng tư, mặt đối mặt nói riêng.
NV: Chúng ta có thể nói chuyện ngoài cuộc phỏng vấn (“off the record”) không?
Ðại Sứ Michalak: (Cười lớn) Chẳng bao giờ có chuyện gì là ngoài cuộc phỏng vấn!
NV: Ngay cả khi một phóng viên đang hỏi ông?
Ðại Sứ Michalak: (Cười lớn)
NV: Có một số người Mỹ gốc Việt ở Orange County rất ghét chính quyền VN hiện nay, họ nghĩ ông có cảm tình với chính quyền cộng sản, phản ứng của ông thế nào về những lời chỉ trích này?
Ðại Sứ Michalak: Những người chỉ trích tôi, tôi đã trực tiếp nói chuyện với họ, tại các buổi họp mặt cộng đồng, tại những buổi gặp gỡ riêng, cũng như ở những buổi gặp gỡ trước ống kính của truyền thông. Tôi cố trả lời thẳng thắn đến mức có thể được. Ðây là điều tuyệt vời về nước Mỹ: Ai cũng được quyền có quan điểm riêng. Tôi tới Orange
.
.
BBC
Cập nhật: 11:36 GMT - thứ năm, 15 tháng 7, 2010
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/07/100715_michalak_inv.shtml
Hoa Kỳ và Việt Nam đang kỷ niệm 15 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước (7/1995-7/2010).
Từ chỗ đối đầu trong cuộc chiến tranh tàn khốc, Việt Nam và Mỹ nay đã trở thành đối tác trong nhiều lĩnh vực. Hoa Kỳ nay là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam và thương mại hai chiều đạt 15,4 tỷ đôla trong năm 2009.
Nhân dịp này, Đài BBC đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội Michael Michalak về sự phát triển trong quan hệ song phương 15 năm qua.
Đại sứ Michalak: Nói về các thành tựu đạt được trong thời gian qua, tôi muốn nhấn mạnh một điều. Đó là sự gia tăng lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau trong quan hệ Mỹ-Việt.
Khi tôi nói chuyện với những người tiền nhiệm, nghe họ kể họ đã mất thời gian thế nào để ký kết các thỏa thuận hay thực hiện các công việc, thì tôi chỉ có thể bình luận là ngày nay, mọi việc đều diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng hơn nhiều. Và đó là bằng chứng cho thấy cả hai bên đã rất nỗ lực xây đắp lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau.
Hãy nhìn vào các bước tiến trong quan hệ hai bên: bắt đầu từ khi mới chỉ là tìm kiếm quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam cho tới khi chúng ta đã có một quan hệ tập trung vào thúc đẩy giao thương và kinh tế. Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp định Thương mại Song phương năm 2001, cùng nhau hợp tác về việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và bình thường hóa quan hệ thương mại năm 2007...
Năm 2008, sau chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới
Hai nước đã mở rộng đáng kể quan hệ song phương, thực hiện đàm phán chính trị - an ninh - quốc phòng, thảo luận hoạch định chính sách, thúc đẩy nỗ lực hợp tác về thay đổi khí hậu và quan trọng nhất là thiết lập nhóm công tác Mỹ-Việt về giáo dục. Nhóm này đã giúp tăng cường liên hệ giữa các trường đại học của Mỹ và Việt Nam, tăng con số sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ và tiến tới xây dựng trường đại học theo mô hình Hoa Kỳ ở Việt Nam.
Rõ ràng là quan hệ song phương đã rộng hơn và sâu hơn rất nhiều trong những năm qua.
BBC: Đã có chỉ trích về việc Hoa Kỳ gần đây tỏ ra mềm mỏng hơn trong các chủ đề dân chủ, nhân quyền đối với Việt
Đại sứ Michalak: Một trong các nội dung nhất quán trong quan hệ hai bên là Hoa Kỳ khuyến khích Việt Nam chú ý tới lĩnh vực nhân quyền và làm sao để tiến bộ về chính trị-xã hội, mà tôi cho là còn tụt lại sau, ngang bằng với tiến bộ về kinh tế-khoa học trong đất nước.
Tuy nhiên, chúng tôi có cơ chế đối thoại về nhân quyền với Chính phủ Việt Nam và luôn luôn đề cập tới các chủ đề tự do báo chí, tự do thông tin khi thảo luận về phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam.
Tôi nghĩ là về tự do tôn giáo, Việt Nam đã có tiến bộ nhưng vẫn còn một số vấn đề, đặc biệt là về tự do internet, tự do báo chí và đặc biệt là tự do ngôn luận, mà chúng tôi thường xuyên thảo luận với phía Việt Nam.
Nhưng tôi cũng muốn nói rằng trong ba năm tôi làm việc ở đây, tôi nhận thấy có một sự cởi mở hơn trong giới chức Chính phủ Việt Nam để cùng chúng tôi tham gia đối thoại về các chủ đề này. Tất nhiên điều đó không có nghĩa Việt Nam sẽ thay đổi một sớm một chiều, nhưng việc họ cởi mở hơn trong các cuộc thảo luận chính thức và không chính thức về dân chủ nhân quyền cho thấy nếu như hai bên cùng tiếp cận chủ đề này với sự tôn trọng lẫn nhau thì sẽ có tiến bộ.
Đáng tiếc quá trình này có thể chậm chạp hơn mong đợi của một số người, nhưng chúng tôi đang rất cố gắng.
Bước tiến trong quan hệ quốc phòng
BBC: Thưa ông, một trong những lĩnh vực được cho là có tiến bộ đáng kể là quan hệ hợp tác quốc phòng. Thế nhưng Việt Nam và Hoa Kỳ hiện vẫn chưa ký kết một thỏa thuận về quốc phòng-an ninh nào. Liệu hai bên có đang bàn thảo một số thỏa thuận nào đó, thí dụ thỏa thuận về trao đổi dịch vụ, cho phép Việt Nam cung cấp dịch vụ hậu cần cho quân đội, nhất là hải quân Hoa Kỳ?
Đại sứ Michalak: Chúng tôi đã đề cập tới thỏa thuận này với Chính phủ Việt Nam và họ hứa sẽ xem xét. Hiện chưa có gì cụ thể về mặt văn bản, nhưng hai bên đã thảo luận với nhau về hợp tác trong lĩnh vực này, cũng như trong hoạt động tìm kiếm cứu nạn và một số hoạt động chung khác mà chúng tôi muốn thực hiện.
Mỗi năm hai bên lại xích lại gần nhau hơn một chút và tôi cho là dần dần chúng tôi có thể đạt được thỏa thuận gì đó. Tôi chưa thể nói về một văn bản hợp tác quốc phòng chính thức nào vì nó phụ thuộc vào tính chất của các hoạt động đa dạng.
Quan điểm của chúng tôi là việc này (mua bán vũ khí) có liên hệ với lĩnh vực nhân quyền và Mỹ muốn thấy có nhiều tiến bộ hơn về nhân quyền trước khi có thể mua bán vũ khí.
Đại sứ Michael Michalak
Phía Việt Nam tỏ ra rất hợp tác và họ muốn tham gia nhiều hoạt động hơn với chúng tôi. Tôi quan tâm tới các hoạt động cụ thể chứ không phải văn bản giấy tờ, và theo tôi, hai bên nay đã có quan hệ hợp tác chiến lược rồi mà không cần văn bản định nghĩa chính thức về điều đó.
BBC: Thưa ông, về việc Hoa Kỳ có thể bán vũ khí cho Việt
Đại sứ Michalak: Phía Việt Nam đã đề nghị chúng tôi việc này và hai bên đã thảo luận với nhau một thời gian. Nhưng quan điểm của chúng tôi là việc này có liên hệ với lĩnh vực nhân quyền và Mỹ muốn thấy có nhiều tiến bộ hơn về nhân quyền trước khi có thể mua bán vũ khí.
BBC: Hiện đang có một sự trông đợi nào đó rằng Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong việc giải quyết căng thẳng ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, Mỹ từng nói sẽ không đứng về phía nào trong xung đột. Xin ông nói rõ hơn về lập trường của Mỹ trong vấn đề này?
Đại sứ Michalak: Biển Đông là nơi gây quan ngại gia tăng cho chúng tôi và chúng tôi mong muốn thảo luận với tất cả các bên liên quan để tìm cách bảo đảm sẽ không có việc giải quyết xung đột bằng vũ lực, mà trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Hoa Kỳ, với tư cách một cường quốc Thái Bình Dương, có quan tâm rất lớn đối với Biển Đông và chắc chắn là chúng tôi đang và sẽ theo dõi các diễn biến ở đây m̀ột cách hết sức chặt chẽ.
BBC: Ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ tới Hà Nội vào tuần tới. Ông có thể cho biết một số chi tiết về chuyến đi của bà
Đại sứ Michalak: Đội tiền trạm của Ngoại trưởng
Bà ngoại trưởng cũng sẽ hội kiến lãnh đạo Việt Nam và tham dự kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ ngoại giao song phương. Chúng tôi hy vọng chuyến đi của bà
.
.
.
No comments:
Post a Comment