Đại lễ xá tang của Tăng Thống Huyền Quang và cảm nhận về Phật Pháp
Trần Văn Huy - Thành viên khối 8406
Bình Định ngày 15/7/2010
http://www.doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0710/baimoi0710_278.html
Nhân dịp đại lễ xá tang của Đức Đệ Tứ Tăng Thống HUYỀN QUANG. Tôi và chị Thu Trâm cùng các vi Thượng Tọa Thích Thiện Minh, Hòa ThượngThích Nhật Ban... Ra Bình Định tham dự đại lễ. Thật bất ngờ khi xe vừa tới Long Khánh, thì chị Thu Trâm nhận được điện thoại với thông tin rất cấp bách về người chiến sĩ can trường bất khuất Trương Văn Sương. Người không bao giờ có sự thoả hiệp nào với chính quyền cộng sản Việt
Theo chân các vị Hoà Thượng ra Bình Định, trong chuyển đi nầy tôi đã học hỏi được rất nhiều, củng như mục kích điều mình chưa nhìn tận mắt bao giờ, đó là cảnh chính quyền tự mình cho phép can thiệp quá sâu vào hoạt động của các tôn giáo. Trong khi hàng ngày qua sách báo và thông tin đại chúng, họ vẩn cứ hô hào tự do tôn giáo. Có lẽ hơi quá sớm để kết luận như vậy so với nhận thức hạn hẹp của mình, tuy nhiên củng xin tóm lược lại nhân chuyển đi đầy ý nghĩa nầy:
Khi xe chở thầy Thích Thiện Minh cùng chúng tôi đến tu viện Nguyên Thiều, thuộc tỉnh Bình Định để tham dự đại lễ của Đức Đệ tứ Tăng Thống Huyền Quang. Có lẽ chính quyền Việt Nam lo sợ sự xuống đường của các con dân, các phật tử, nên khi xe vừa tới cổng Chùa thì cảnh công an mặc thường phục, quân phục, già có, trẻ có ... đứng chặn cả lối đi. Công an đã cố tình dựng xe gắn máy trên lòng đường, để làm giảm vận tốc các xe vào cổng Chùa. Qua đó họ có thể nhận mặt các " phần tử " mà theo họ là " nổi cộm" , tôi củng không hiểu rõ lắm cái danh nghĩa nầy. Cái từ mà sau đó khoảng 40 phút tôi lân la dưới dạng người lái xe thuê và nghe hai công an mặc dân phục nói chuyện với nhau " Thích Thiện Minh là một người nổi cộm". Họ nhận mặt các vị Đại Sư, Hoà Thượng, Ni Cô ... Khi vào Chùa. Cảnh tượng khác nào một cuộc kiểm tra các em học sinh khi vào lớp học mà hồi xưa tôi đã được học dưới mái trường của nền giáo dục Đại Trí Tuệ.
Công an mặc thường phục có mặt khắp mọi ngóc ngách của sân Chùa, họ là những thanh niên, những phụ nữ ... sẳn sàng đến làm quen, tìm hiểu bất cứ những vị khách, những đoàn xe nào, với nhiều câu hỏi mang đậm tính vô thần vô nhân. Họ là những tên công an mặc quân phục sẳn sàng đến làm việc với những vị hoà Thượng tiếng tăm và địa vị. Bức ảnh dưới đây là một bằng chứng.
Chúng tôi vừa mới dừng xe đã có hai công an mạc thường phục đến hỏi thăm:
- Các Anh từ Sài Gòn đến hả.
- Vâng! Anh tài xế trả lời...
- Anh đi cùng vị hoà thượng nào thế?
- Ngày mai chắc là có nhiều người lắm, chổ nầy làm sao đủ chổ để ôtô, có bổ trí ở ngoài khuôn viên không vậy ?
- Dự tính khi nào thì về ?
- Ngủ tại đây hay ra ngoài ....Những câu hỏi mà đại loại ai củng hiếu, chí một vài người không chịu hiểu.
Tôi lân la tìm một chổ nghĩ mát ở ngôi Chùa đang xây dỡ dang. Nơi hầu hết các công an mặc dân thường được bố trí, tổ chức như những vị khách ngồi chờ, tụ họp đánh bài ngay trong khuôn viên Chùa, có lẽ vì lệnh của cấp trên nên họ bắt buộc phải đến đây, tổ chức cờ bạc là một biện pháp giết thời gian chăng?. Đang ngồi hỏng mát thì một người khoảng 40 tuổi đến hỏi tôi:
- Anh đến đây làm gì?
- Tôi là lái xe. Tôi trả lời.
Chúng tiếp tục chuyện trò và bàn tán. Một người cứ đứng nhìn vào khuôn viên Chùa và nói với một người phụ nữ đứng cạnh:
" Trong kia là trường dạy học, nam nữ lẩn lộn. Tu gì mà tu ..."
Bản năng hoang dã, chụp giật và xu nịnh cộng với cái ý thức hệ vô nhân đã ăn sâu vào não bộ của họ, để khi cần thì những xung điện trong các nơ-ron thần kinh phát ra những thứ ngôn ngữ sặc mùi xú uế.
Trước chuyển đi tôi được biết Thượng Tọa Thích Quảng Độ đã rất khó khăn khi rời khỏi Chùa, nơi Thượng Tọa đang tu hành. Vì bị công an địa phương gây khó khăn. HÌnh như họ muốn có một sự bảo đảm về mặt trị an - Họ muốn có một sự bảo đảm về tính ổn định của vị thượng tọa đứng đầu Phật Giáo Việt
Hầu hết mọi chức sắc Phật Giáo đều tụ tập về đây, hình ảnh đám rước dưới đây cho chúng ta thấy điều đó:
Theo dòng lịch sử dựng nước của dân tộc thì Phật Giáo đã từng là một quốc giáo , một tôn giáo chính tông với tư tưởng rộng khắp, bao trùm mọi lĩnh vực văn hóa - xã hội - quân sự ...Trải dài theo thời gian, là cương lĩnh, là chân lý sống, là tiền đề mà nếu chúng ta vận dụng đúng sẽ cho ta con đường trị Quốc, an Dân.
Củng tại nơi đây, khi xưa nhà tư tưởng lớn, nhà cách mạng tài ba, vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi trong một lần đưa tiến vị Đại Sư Đạo KHiêm về núi " Thống Tăng Đạo Khiêm Quy Sơn" đã nói:
Lâm Kỳ dã diệc thừa thiên.
Cho dù vật đổi sao dời, xã hội có biển đổi như thế nào đi nữa, con dân có bị mê hoặc, mù tối, dị giáo ...Hay những thế lực hắc ám có đủ mạnh, đủ gian manh mà che lấp cả bầu trời thì Nguyễn Trãi vẩn là một Thiền Sư, con đường dân tộc và Thiền định đã cho Ông bước đi mà không hề lệch hướng. Ngày nay: Những vị Đại Sư tuy không thể đem so sánh với các bậc tiền nhân nhưng cũng có không ít những Thượng Tọa với cái chân tâm thiền tịnh, sự giày vò trong chân tu, sự khổ ải trong ngục tù Cộng Sản... Đã cho họ nhìn thấy, bước đi trên con đường chính đạo, để những khổ nạn trong đời là những chuổi nhân quả, mà khéo biết ta có thể chận đứng:
xét bởi sự qua hay sự đến.
Bao nhiêu nơi nhục bởi nơi vinh.
Chắc rằng sự tụ họp về đây để tưởng nhớ, để cầu xin,... và những hình ảnh đông đủ đã phần nào sưỡi ấm, đem đến cho các Phật Tử, con dân ngọn lửa tình yêu, tình đoàn kết và quan trọng nhất vẩn là sự khẳng định vị thế trường tồn của Phật Pháp, Phật Giáo theo dòng thời gian.
Khí thế đó không động, rất tỉnh lặng ... Nhưng công năng rất lớn để yêu ma cùng lũ thù địch hết sức run sợ, khiếp đảm ... Gây cho chúng cái bất an, cái khó ngủ ... để tìm chút an tâm chúng tìm cách ly giản, răn đe, khích lệ và mua chuộc cả nhân... Chúng kìm tỏa, chốt chặt các vị trí, đối tượng xung yếu ... Hình ảnh dưới đây cho chúng ta thấy cảnh các công an mặc thường phục đứng cùng một vị trí trong thời gian hai ngày.
Xin mạn phép trích dẫn quốn Nguyễn Trãi tâm thức và hành động khi nói về Phật Pháp:
Kẻ sống giữa rừng Thiền thì mọi sự đều đầm ấm, giao hòa dù cho trở ngại hoạc khó khăn. Bền lòng, kiên trì mới thành đấng trượng phu:
Khó bền mới phải người quân tử.
Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu.
Những hình thức áp bức, lừa đảo và chia rẽ, hay xây dựng một hệ thống tôn giáo phục vụ một chế độ vô thần, một kiểu tôn giáo đậm mùi mê tín, xa ròi Phật Pháp đều là những trò ảo hóa không lâu bền:
Làm người mã cậy khi quyền thế.
có thủa bàn cờ tốt đuổi xe.
Nhân dịp đi cùng thượng Tọa Thích Nhật Ban, Thượng Tọa Thích Thiện Minh ... TRong tôi như ngộ ra một chân lý một ý thức mới, cái suy nghĩ đi vào dòng tự nhiên, thuận thiên mà đắp đổi việc đời, cho tới khi thành tựu sứ mệnh con người là một cuộc hiến sinh trên ba phương thức hành động:
Thực tại - chuyển hóa thực tại - tiếp ứng thực tại.
Tôi cảm nhận được sự thức tỉnh trong các vị và rồi qua hai câu sau:
Kẻ thời nên bụt kẻ nên tiên
Tượng thấy ba thân đã có duyên
Bành được, Thương thua con tạo hóa
Diều bay cá nhảy đạo tự nhiên.
Cái thế thời, thời thế theo dòng con tạo hóa. Nhưng Phật Pháp và chân tu mãi mãi vẩn là Phật PHáp và chân tu. Để rồi trên con đường chân tu đó Việt
Bình Định ngày 15/7/2010
Trần Văn Huy Thành viên khối 8406.
.
XEM HÌNH TẠI : http://www.doithoaionline.org/baimoitrongthang/2010/0710/baimoi0710_278.html
.
.
Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ thông báo với nhà cầm quyền Hà Nội chuyến đi ra Bình Định tham dự lễ Đại Tường Đức Cố Tăng Thống
PTTPGQT
2010-06-28
http://www.queme.net/vie/news_detail.php?numb=1331
.
.
.
No comments:
Post a Comment