Saturday, April 17, 2010

TẠI SAO CHỈ LÀ PHÓ CHỨ KHÔNG PHẢI LAD TỐNG GIÁM MỤC ?

Tại sao chỉ là Phó chứ không phải là Tổng Giám mục?

Hà Thạch

Saturday, 17 April 2010 13:00

http://nuvuongcongly.net/index.php?option=com_content&view=article&id=818:tai-sao-chi-la-pho-chu-khong-phai-la-tong-giam-muc&catid=74:cong-ly-va-su-that&Itemid=265

.

Những ngày qua, tin một vị Phó Tổng Giám mục sẽ được bổ nhiệm để dần thay thế Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt cai quản Tổng Giáo phận Hà Nội được dư luận quan tâm. Điều đáng nói, đây không còn là tin đồn nữa. Đó là sự thật, dù là một sự thật đau lòng.

.

Vấn đề hiện nay đang được mọi người quan tâm ngoài việc ai sẽ là phó tổng với quyền kế vị khi Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ nghỉ hưu mà còn là vấn đề: Tại sao chỉ là phó với quyền kế vị chứ không phải là Tổng Giám mục?

.

Việc Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt bất ngờ trở về Hà Nội sau hơn một tháng dưỡng bệnh tại Rôma (9/4/2010), họp với các Giám mục thuộc giáo tỉnh Hà Nội và các quản hạt thuộc Giáo phận Hà Nội (15/4/2010), lên đường thăm nhà thờ Sở Kiện được nâng lên hàng Vương Cung Thánh Đường, đến Đan Viện Châu Sơn – Nho Quan – Ninh Bình tiếp tục dưỡng bệnh (16/4/2010), có liên hệ gì tới chức vụ Phó Tổng Giám mục sắp được Toà Thánh bổ nhiệm cho Tổng Giáo phận Hà Nội?

.

Theo nhiều nguồn tin khác nhau, việc Toà thánh bổ nhiệm một vị Tổng Giám mục nhắm thay thế Đức Tổng Ngô Quang Kiệt đã xảy ra trước khi HĐGMVN họp tại Bãi Dâu - Vũng Tầu từ ngày 5-9/4/2010 và đã được cộng sản cùng dàn xếp và thông qua. Chính vì thế mà người ta dễ hiểu tại sao trong cuộc họp giao ban báo chí sáng thứ ba hàng tuần, ngày 6/4/2010, các báo chí được chỉ đạo không đưa tin Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt sẽ bị thuyên chuyển và coi như “đó là chuyện nội bộ của chúng nó”.

.

Thật không may, những rò rỉ từ cuộc họp giao ban báo chí ngày 6/4/2010 của cộng sản, đã làm cho sự dàn xếp với những “cuộc mặc cả” giữa đôi bên bị đổ bể. Ngay lập tức, dư luận những người công giáo Việt Nam trong và ngoài nước phẫn nộ khiến cho kết quả của những cuộc mặc cả trước đó đã không được công bố ngay tại kỳ họp HĐGMVN tại Vũng Tầu.

.

Trước tình cảnh lòng dân công giáo sôi sục, uy tín của HĐGMVN và Toà Thánh giảm sút nghiêm trọng trong lòng người giáo dân Việt Nam, không còn cách nào khác Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt phải tức tốc trở về Hà Nội, mặc dù ngài vẫn còn dang trong thời kỳ dưỡng bệnh và sức khoẻ vẫn chưa mấy khả quan - sự thể là những ngày này ngài đang tiếp tục dưỡng bệnh tại Đan Viện Châu Sơn. Sự trở về bất ngờ của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt ngay lập tức đã làm giảm nhiệt những bức xúc có nguy cơ làm xáo trộn Giáo Hội Việt Nam.

.

Việc Đức Tổng bất ngờ trở về đã cứu cho HĐGMVN một bàn thua trông thấy, nhưng lại đặt các vị chức trách đạo đời vào một bài toán hóc búa, nan giải. Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt đã trở về thì làm sao cho ngài ra đi mà không gây những dư luận bất lợi cho HĐGMVN và Toà Thánh?

.

Phương án một vị Phó Tổng Giám mục sẽ được bổ nhiệm để từng bước thay thế Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt sẽ là phương án tối ưu, vừa giải quyết được những yêu sách của cộng sản về Đức Tổng Kiệt, vừa ít gây bức xúc trong lòng dân chúng, bởi chức vị Phó Tổng Giám mục thường phải do Đức Tổng Giám mục và các vị Giám mục trong Giáo tỉnh đề nghị. Do đó, khi vị Phó Tổng Giám mục được bổ nhiệm thì đương nhiên giáo dân trong Giáo tỉnh Hà Nội phải tuân phục không phải vì uy tín của vị được bổ nhiệm, nhưng là vì tuân phục Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt người đã công khai chấp thuận một vị Phó tổng kế vị mình.

.

Đây quả là một nước cờ cao tay mà chỉ những người cộng sản hay những ai học thói cộng sản mới nghĩ ra được và có thể làm được.

Vấn đề nằm ở chỗ, khi thấy lòng dân bức xúc, nhiệt thành tỏ lòng yêu mến đối với vị mục tử hết lòng vì đoàn chiên – Giuse Ngô Quang Kiệt, thay vì đứng về phía giáo dân để bảo vệ Đức Tổng Giuse khỏi quyền lực cộng sản, những vị chức trách Giáo hội đã không dám đối diện với sự thật mà còn tìm cách đi “đường vòng” để “tránh tắc đường” cố sao đạt cho bằng đuợc những thoả thuận từ những cuộc “đối thoại” với những mặc cả trước đó.

Qua sự kiện này, nhiều người đang tự đặt câu hỏi: Giáo Hội có còn là Giáo hội của người nghèo, của người bị áp bức? Giáo Hội có còn lắng nghe tiếng nói của người giáo dân đang rên xiết dưới ách bạo tàn, của bất công xã hội, hay Giáo hội là của một nhóm người tự cho mình quyền biến Giáo Hội thành một tổ chức mặc sức thoả hiệp với thế lực xấu nhắm đạt được những tham vọng bất chính của mình?

Vẫn biết con đường Hội thánh đi là con đường chông gai. Lịch sử Dân Chúa vẫn mãi là kinh nghiệm về một “số sót”. Nhưng, câu chuyện Đức Tổng Kiệt phải ra đi chắc chắn sẽ mãi là một sự thật đau lòng.

17/4/2010

Hà Thạch

.

.

.

No comments: