Monday, April 12, 2010

KIỂM DUYỆT INTERNET : BỨC TƯỜNG BẮC KINH

KIỂM DUYỆT INTERNET: BỨC TƯỜNG BẮC KINH

Đăng bởi anhbasam on 12/04/2010

http://anhbasam.com/2010/04/12/542-ki%E1%BB%83m-duy%E1%BB%87t-internet-b%E1%BB%A9c-t%C6%B0%E1%BB%9Dng-b%E1%BA%AFc-kinh/

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM

Tài liệu tham khảo đặc biệt

Thứ Bảy, ngày 3/4/2010

Bài viết của đặc phái viên nhật báo Italia “La Repubblica” taị Bắc Kinh về chính sách kiểm duyệt của Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh Internet đầu tiên ở đây là giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc, đã tạm thời kết thúc với tỉ số hòa: Bắc Kinh không lùi bước trong chế độ kiểm duyệt mà họ cho là có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại của chế độ độc đảng cộng sản, Oasinhtơn duy trì được những quan điểm và chính sách của mình về sự tự do ngôn luận trong một thế giới toàn cầu. Trung Quốc, quốc gia có một số người sử dụng Internet nhiều nhất trên thế giới, đã buộc phải chi tay với tập đoàn Internet lớn nhất thế giới, nhưng vẫn có thể hài lòng hãnh diện nêu cao vai trò của mạng tìm kiếm Biadu, biểu tượng của chủ nghĩa dân tộc Internet “made in China”. Oasinhtơn, nhờ sự lựa chọn hoàn hảo của Google với việc chuyển hệ thống sang Hồng Công, vẫn duy trì được sức mạnh của mình với tư cách là nền dân chủ hàng đầu thế giới và buộc siêu cường châu Á phải lui vào thế tự vệ trong bức tường điện tử của mình. Nhưng những ý nghĩa sâu xa hơn của sự kiện này có thể được nhìn dưới những góc độ khác.

“Vạn lý tường thành điện tử” của Bắc Kinh đã chính thức ngăn cách Trung Quốc với cái gọi là thế giới dân chủ, nơi có sự đảm bảo quyền tự do ngôn luận và tự do tiếp cận thông tin.Trung Quốc có thể không quan tâm đến Google và nhân cơ hội này để phát triển Baidu, nhưng thị trường Internet màu mỡ nhất thế giới có nguy cơ trở thành một dạng Bắc Triều Tiên của Internet, gây ra những tác động nghiêm trọng lên ván bài dân chủ của phương Tây đối với Bắc Kinh khi họ đã tin rằng chủ nghĩa tư bản và Internet có thể đánh bại được chủ nghĩa cộng sản độc đảng, gieo lên những mầm móng của nền dân chủ phương Tây. Những lợi ích về kinh tế đã bị đánh mất, vì rút khỏi Trung Quốc là một cú sốc nặng giáng vào két sắt của Goole, nhưng cuộc chơi về dân chủ thông qua Internet thực ra mới chỉ bắt đầu. Không phải nước Trung Hoa xã hội chủ nghĩa phải thay đổi luật chơi, mà là châu Âu và Mỹ, để đạt được các lợi ích kinh tế và dân chủ. Cuộc đấu với người khổng lồ về kiểm duyệt châu Á đang trong một giai đoạn đầy rủi ro. Bắc Kinh không chỉ cho Oasinhtơn thấy là họ có thể sống khỏe mà không cần Google, mà còn có thể phát triển phồn thịnh mà không cần đếm xỉa đến những nguyên tắc về dân chủ đã được đưa ra và ca ngợi trong hơn 2 thế kỷ qua. Sự kiểm duyệt của Trung Quốc là chọn lựa khôn ngoan của chế độ cộng sản, một cố gắng đáng chú ý trong thời khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Không ai có thể tự cô lập mình trong thời đại số hóa, nếu như Internet hiện tại cũng có thể coi là một thứ vũ khí lợi hại như quân đội và tên lửa hạt nhân cho đến ngày “Bức tường Béclin” sụp đổ vào năm 1989. Inetrnet trở thành một công cụ mạnh mẽ và đầy sức sống, khi Twitter có sức lan tỏa còn hơn cả kinh thánh, nhưng vẫn luôn thể hiện những chức năng khởi nguồn của dân chủ: đảm bảo một cách liên tục cơ hội cho con người có thể tiếp cận các yếu tố thông tin để tạo nên quan điểm và sự tự chủ. Sau những hi vọng từ bức tường Béclin, quá trình kiểm duyệt trở thành một nỗi ám ảnh đối với những nhà lãnh đạo của Bắc Kinh. Những nhà lãnh đạo sống sót sau thảm họa cách mạng văn hóa đã trở thành những kẻ sát nhân trên quảng trường Thiên An Môn. Nỗi sợ hãi sẽ kết thúc giống như Liên Xô đã dạy những nhà kĩ trị Trung Hoa, được sinh ra trong kỷ nguyên Mao Trạch Đông, rằng kiểm duyệt và tuyên truyền là những cột trụ của mọi chế độ độc tài. Đất nước Trung Quốc của những điều thần kỳ kinh tế trở thành quốc gia phát triển nhất trên thế giới về sân bay, đường cao tốc và tàu hỏa cao tốc. Cùng với kỷ lục thế giới về dân số là kỷ lục bóp nghẹt tầng lớp trí thức. Báo chí, truyền hình và đài phát thanh bị kiểm soát một cách chặt chẽ bởi “Tổng cục báo chí và phát hành” (GAPP), một cơ quan dùng kính lúp để kiển soát từng chữ được in ra hay phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng. Một nhóm các quan chức của đảng, với sự hỗ trợ của hơn 40 nghìn nhân viên an ninh mạng, “kiểm soát” cả phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử, sách giáo khoa và thậm chí từng lời nói trong nhiệm sở, trong các buổi lễ tôn giáo, sự kiện văn hóa cũng như các thông điệp về đạo đức.

Họ buộc người ta im lặng trong nhiều vẫn đề, từ sữa nhiễm melamine gây chết người cho đến việc tiến hành những buổi “tường thuật trực tiếp”giả tạo trong thời gian thế vận hội Bắc Kinh 2008. Để giúp cho các nhà kiểm duyệt có thời gian che giấu những cuộc phản đối chính trị trong thế vận hội, các hình ảnh được truyền chậm lại 10 giây.

Những kết quả của các cuộc đọ sức thể thao trong thế vận hội do đó đã đến với thế giới trước khi người ta có thể xem được chúng “trực tiếp” trên tivi. Năm 1960, phim Ben Hur đã bị kiểm duyệt, bởi trong lời thoại của các nhân vật có câu “với Kitô giáo, đức tin mê tín sẽ được lan truyền”. Năm 1972, Michelangelo Antonioni bị cấm bởi câu “phản cách mạng và chống lại Trung Quốc”. Điều rõ ràng là Bắc Kinh, đằng sau chiêu bài kiểm soát văn hóa, thể hiện tất cả những chính sách không cần phải giải thích của Tử Cấm Thành. Năm ngoái, bài phát biểu nhậm chức của tổng thống Barack Obama ngay tức khắc bị cắt trên sóng sau khi tân Tổng thống Mỹ nhắc đến “các thế hệ tiền bối đã đánh bại chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản”. Tháng 11 năm ngoái, cuộc gặp gỡ của Obama với những người giả danh sinh viên của trường đại học Thượng Hải về tự do trên Internet thậm chí không được ghi hình và phát sóng. Hôm 4/6/2009, nhiều người phương tây đã hết sức ngạc nhiên khi không thấy bất cứ cuộc biểu tình tuần hành nào ở Bắc Kinh nhân kỷ niệm 20 năm kỷ niệm Thiên An Môn. Không ai có thể tin được, là thanh niên Trung Quốc, cũng như những ngươi sống xa Bắc Kinh, lại không hề hay biết một chút gì về những điều phương Tây đang bàn luận.

Sự tự cô lập của siêu cường lớn thứ hai trên thế giới đã trở thành một điều bí hiểm. “Quân đội mạng” Trung Quốc có khả năng cắt đứt mọi cuộc điện đàm có lựa chọn nào, từng vùng một, như đã từng xảy ra ở Tây Tạng hay Tân Cương. Họ ngăn cản truy cập các trang mạng xã hội phổ biến nhất hành tinh như Facebook, Youtube, Twitter và những blog có khả năng phát tán cao nhất. Họ xóa bỏ những câu nói hay các chủ đề nhạy cảm, trong đó có cả những câu tỏ tình và những tin nhắn SMS của đám trẻ vị thành niên . Họ không muốn ai đó nhắc đến cuộc thảm sát Thiên An Môn, Pháp Luân Công hay Đạt lai Lạt ma, các trang web nhắc đến kinh thánh, đạo phật, các tổ chức như Hòa bình xanh, Ân xá quốc tế hay tổ chức theo dõi nhân quyền. Một danh sách đen các domain và địa chỉ IP, việc ngăn chặn những từ ngữ phổ biến trên các URL cũng như trang web của các tổ chức phi chính phủ và hoạt động bảo vệ nhân quyền, đã biến mạng Internet quốc gia trở thành mạng Intranet (mạng nội bộ) lớn nhất thế giới. Nhưng việc vượt qua bức tường Bắc Kinh không quá khó. Để truy cập được các server bị chặn, chỉ cần sử dụng các proxy nước ngoài, hoặc tạo ra một mạng Internet cá nhân ảo (VPN). Hơn 400 nghìn người Trung Quốc sẵn sàng trả từ 25 đến 40 USD một năm để tận dụng tối đa các ưu thế của dịch vụ thương mại VPN, trong khi các bản sao chép ăn cắp bản quyền và ấn phẩm lậu của mọi thể loại phim, trò chơi điện tử và báo chí bị cấm vẫn được truyền tay nhau. Ngay cả các kênh truyền hình nước ngoài như CNN và BBC, trên lý thuyết là được phát qua vệ tinh cho các khu ngoại giao đoàn hoặc các khu chính phủ cũng như các nhà giàu, vẫn có thể xem được. Các hệ thống truyền hình quốc tế vẫn được phát sóng và hàng đêm cuối tuần, hàng triệu người Trung Quốc ngồi trước tivi xem Premier League. Lí do rất đơn giản: chính sách kiểm duyệt mới của Trung Quốc, tạo ra từ chế độ tuyên truyền, không cần phải “cấm” mà “tố cáo” chống lại chủ nghĩa dân tộc phương Đông và chủ nghĩa đế quốc mới của phương Tây. Không hề tồn tại vấn đề các tập đoàn đa quốc gia rời bỏ Trung Quốc. Có đến 660 nghìn nhà đầu tư nước ngoài đổ tiền vào Trung Quốc. Năm 2009, mức đầu tư chỉ giảm 2,6%, không đáng kể. Trước Google, chỉ có nhà sản xuất quần bò Levi Strauss rời bỏ Trung Quốc vào năm 1989 để phản đối chế độ kiểm duyệt. Họ trở lại sau đó đúng 2 năm.

Người Trung Quốc đang làm ra vẻ như không hề hay biết gì đến những suy nghĩ chạy dài suốt thế kỷ qua. Nhưng thế giới không rời bỏ nước Trung Quốc cũ kĩ bị bịt mắt. chỉ có nước Trung Quốc mới mẻ từ bỏ chế độ dân chủ thông tin. Họ lo ngại chúng ta nhưng chúng ta cũng không biết họ sẽ đi tới đâu./.

.

.

.

No comments: