Hội thảo ‘Việt Nam - 35 Năm Nhìn Lại’: Huế 1968, vẫn là ‘lỗ hổng’ của lịch sử
Hà Giang/Người Việt
Tuesday, April 20, 2010
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=111755&z=157
WASHINGTON D.C. - Buổi hội thảo qui tụ nhiều nhân vật có thẩm quyền trong chiến tranh Việt Nam (“Việt Nam, 35 Năm Nhìn Lại, Vietnam - a 35 Year Retrospective Conference”), được tổ chức tại Hoa Thịnh Ðốn cuối tuần qua, được nhiều người tham dự cho là “bước đầu tiên trong việc trả lại sự thật cho lịch sử” về cuộc chiến Việt Nam. Cuộc chiến, đã là đề tài tranh cãi trong 35 năm qua.
Hội thảo xoay quanh bốn đề tài chính: Cuộc thảm sát Tết Mậu Thân 1968, trận chiến An Lộc, trận tái chiếm cổ thành Quảng Trị, và vai trò của Hiệp Ðịnh Paris trong chiến tranh Việt
Ðiều hợp viên của phần thảo luận vế biến cố Mậu Thân là Tiến Sĩ John Carland, sử gia của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, chuyên viên nghiên cứu cuộc chiến Việt Nam, qua thời gian làm việc với Trung Tâm Lịch Sử Quân Ðội Hoa Kỳ trước đây.
Tiến Sĩ Carland còn là tác giả của cuốn “Combat Operations: Stemming the Tide, May 1965-October 1966,” được xem là tài liệu chính thức của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ về lịch sử 18 tháng đầu tiên Hoa Kỳ có mặt trong cuộc chiến Việt Nam.
Trong phần trình bày, Tiến Sĩ Erik Villard, một sử gia khác thuộc Trung Tâm Lịch Sử Quân Ðội Hoa Kỳ, và là người đảm nhiệm trọng trách soạn tài liệu về cuộc thảm sát Tết Mậu Thân, phát biểu: “Mặc dù những trận đánh lớn nhất trong biến cố Mậu Thân xảy ra tại Quân Ðoàn 4, miền Nam Việt Nam, nhưng những trận đánh này lại ít được người ta chú ý đến.”
Dùng nhiều tài liệu và bản đồ hành quân, Tiến Sĩ Erik Villard cho cử tọa thấy Quân Ðoàn 4 là nơi duy nhất xảy ra những trận đánh hoàn toàn giữa quân lực VNCH và quân đội Bắc Việt.
“Ðây thực sự là một nội chiến!”
Tiến SErik Villard nói.
Ông kết luận: “Tại đây, cả hai phe đã tạo được những chiến công hiển hách nhất cũng như những thất bại ê chề nhất, nhưng kết cục thì chính nỗ lực của quân lực VNCH đã đẩy lui được cuộc tấn công quy mô và toan tính tỉ mỉ của quân đội Bắc Việt ra khỏi vòng đai Sài Gòn.”
.
Nếu lối trình bày chuyên nghiệp nhưng bình thản của các sử gia, nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, khiến cử tọa chăm chú theo dõi, thì xúc cảm mà những diễn giả gốc Việt tỏ lộ trong phần nói chuyện đã khiến cử tọa xúc động.
Ðại Tá Cảnh Sát VNCH Trần Minh Công cho rằng Biến Cố Mậu Thân là “bước ngoặt trong cuộc chiến Việt
Với nhiều hình ảnh và tài liệu dẫn chứng, Ðại Tá Công khẳng định, vì “quyết tâm tiến chiếm miền Nam,” một mặt Bắc Việt giả vờ đề nghị một cuộc ngưng chiến kéo dài 48 tiếng đồng hồ vào dịp Tết, mặt khác đã âm thầm chuẩn bị một cuộc “Tổng Tấn Công, Tổng Nổi Dậy” trước đó hơn nửa năm.
“Trong cùng một ngày, Cộng Sản đồng loạt tấn công vào Dinh Ðộc Lập, Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ, đài phát thanh Sài Gòn, và nhiều căn cứ quân sự quan trọng, với hy vọng là sẽ chiếm giữ được những nơi này đủ lâu để chờ dân chúng nổi dậy.”
Ông nói.
“Bị bất chợt tấn công, giữa lúc hơn 50% quân nhân đã được cấp phép về ăn Tết với gia đình, thoạt đầu QLVNCH trở tay không kịp. Tình trạng ở Sài Gòn lúc đó nguy kịch đến nỗi lực lượng cảnh sát phải đương đầu với địch.”
Ông tóm tắt là “cho dù bất ngờ,” quân đội, và cảnh sát của VNCH đã “phản công kịp thời, và nhanh chóng đẩy lùi quân Bắc Việt.”
Ðề cập đến việc Chuẩn Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn đặc công Việc Cộng “Bẩy Lốp” đã được nhiếp ảnh gia Eddie Adams truyền đi khắp thế giới, Ðại Úy Trần Minh Công nói: “Bức hình của nhiếp ảnh gia Eddie Adams chỉ nói lên được một nửa sự thật về chiến tranh Việt
Vậy sự thật, theo ông là gì?
“Ðiều mà thế giới không nhìn thấy là đặc công ‘Bẩy Lốp’ đã ra lệnh tử hình biết bao nhiêu dân lành vô tội, và dùng người dân bị bắt làm áo giáp để đỡ đạn cho họ.”
Ðại Úy Trần Minh Công nói.
“Trước khi bị bắn, đặc công ‘Bẩy Lốp’ đã giết hết cả gia đình Trung Tá Nguyễn Tuấn gồm sáu người, kể cả một cụ già 80 tuổi. Nhưng đã không có ai chụp tấm hình này để ghi lại việc này.”
Ông nói tiếp: “Ngay sau khi bắn đặc công Việc Cộng ‘Bẩy Lốp’, chính Tướng Loan cũng ngã xuống và bị thương trước lằn đạn của quân đội Bắc Việt, nhưng đáng buồn thay, là tin này không được chú ý mấy!”
“Trong chiến tranh, thì cả hai bên cùng bắn nhau, nhưng việc Tướng Loan bắn tên đặc công khiến ông bị lên án, trong khi tội ác của đặc công ‘Bẩy Lốp’ thì không ai lên án.”
.
Trong phần thuyết trình của mình, tiến sĩ, học giả Nguyễn Ngọc Bích cũng đề cập đến sự thiếu quân bình, hay thiếu đa chiều của giới truyền thông trong việc tường thuật lại diễn tiến và bình luận về biến cố Tết Mậu Thân.
Ông nói: “Các sử gia tương lai sẽ ghi nhận rằng năm 1968 là năm bản lề trong chiến tranh Việt
Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Bích cho rằng phán đoán vội vàng của phóng viên Hoa Kỳ, Walter Cronkite, khi thăm Huế trong giai đoạn đầu của biến cố Mậu Thân, lúc quân đội Bắc Việt vẫn còn đang cố gắng cầm cự, đã gây ra những quyết định tai hại về cuộc chiến Việt
“Walter Cronkite, phóng viên Hoa Kỳ, khi thăm Huế trong giai đoạn này (giai đoạn đầu) đã gọi cuộc chiến là ‘không thể thắng được’. Tổng Thống Lyndon B. Johnson của Hoa Kỳ lúc bấy giờ than: ‘Nếu tôi mất [sự ủng hộ của] Cronkite rồi thì cũng coi như tôi đã mất sự ủng hộ của người dân bình thường tại Hoa Kỳ.’”
Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Bích dẫn chứng một quyết định của Tổng Thống Johnson dựa vào phán đoán của Walter Cronkite: “Ðến Tháng Ba, 1968, Johnson quyết định không tái tranh cử tổng thống cho nhiệm kỳ hai; thay vào đó, ông ra lệnh ngưng oanh tạc Bắc Việt, một điều đưa đến việc sửa soạn cho ‘Hòa đàm’ Paris.”
Theo Tiến Sĩ Nguyễn Ngọc Bích, cuộc thảm sát Tết Mậu Thân năm 1968 không những đã bị giới truyền thông đưa tin sai lạc, mà tầm quan trọng của trận chiến này cũng không được sách sử tiêu chuẩn về chiến tranh Việt
Ông nói: “Duyệt qua các sách giáo khoa về cuộc chiến, người ta sẽ giật mình thấy một lỗ hổng lớn lao giữa tầm quan trọng của trận chiến quyết định này và sự xem thường cuộc chiến tại Huế trong các sách giáo khoa.”
Ông đơn cử một vài thí dụ:
“Huế 1968 không hề được nhắc đến trong tác phẩm của Tướng Bruce Palmer, Jr., The 25 Year War:
“Huế 1968 chỉ chiếm 1 dòng trong sách của Tướng Phillip B. Davidson,
“Huế 1968 được nửa đoạn trong sách của Robert D. Schulzinger, A Time for War: The United States and
“Trong sách của Michael McClear, Vietnam, A Complete Photographic History, một đại tác phẩm dày 736 trang với trên 2,000 hình ảnh và bản đồ với những phụ đề chữ nhỏ li ti, đã không hề có một đề mục nào cho trận Mậu Thân tại Huế, trừ một chương với tiêu đề “Tìm hiểu về Tết” có nhắc đến trận này (để chỉ trích các thông tin sai lạc của đồng minh) trong ba đoạn rưỡi.”
Ông Nguyễn Ngọc Bích kết luận: “Trên phương diện đạo đức, cuộc thảm sát tại Huế năm 1968 sẽ đi vào lịch sử như một hành động cực kỳ tàn ác, vô nhân, và vô nghĩa lý của Cộng Sản Việt Nam, nhắm vào người dân lành, mà chính Lê Minh, người chỉ huy quân Bắc Việt, cũng đã tự nhận có một phần trách nhiệm trong đó. Do vậy nên tất cả các chối bỏ tội ác bởi những đầu óc lệch lạc như Gareth Porter nhằm biện minh cho Cộng Sản là hoàn toàn không đứng vững.”
Ông nói thêm: “Keith Nolan cũng không có lý trong tác phẩm Battle for Hue khi chối bỏ vai trò của Quân Lực VNCH trong trận chiến đặc biệt này, và hạ vai trò của họ xuống như là chỉ đi ‘theo thu dọn chiến trường cho Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ.’”
.
Tóm tắt phần hội thảo, Tiến Sĩ James Robbins, một cây viết kỳ cựu cho tờ Washington Times, trước đây đã phục vụ 10 năm trong Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết nhiều sự thật về cuộc tấn công vào miền Nam Việt Nam năm 1968, cũng như chiến tranh Việt Nam, sẽ được phơi bày trong cuốn sách có tên “This Time We Win: Rethinking the Tet Offensive,” sẽ được nhà xuất bản “Encounter Books” phát hành vào năm 2010.
.
.
.
No comments:
Post a Comment