http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=2&nid=158100
Dân Việt
.
Bài viết được mạng Boxitvn (http://boxitvn.blogspot.com) giới thiệu là “nội dung một cuộc trao đổi” giữa phóng viên báo Pháp luật TP với GS Đặng Ngọc Dinh, và được Giáo sư tu chỉnh đôi chút để đăng trên mạng này. Bài viết mở đầu bằng dòng chữ mang đầy hình ảnh “1. Ôsin cũng phải có hội.”
.
GS. Đặng Ngọc Dinh (ĐND) nói rằng tính tự nguyện gia nhập hội của dân còn ít. Đây là điều khả vấn, bởi vì thực tế, trước giờ chỉ có hội quốc doanh thôi, và Giaó Sư nhận chân rằng dân chưa có quyền lập hội, vì chưa có luật về hội. Giáo Sư giải thích:
“...Các đoàn thể ở Việt
Thị trường đích thực giống như trong bóng đá, trọng tài quyết định hết. Nếu quyết định sai thì treo còi trọng tài chứ không ai được can thiệp trong trận đấu cả.
2. XHDS không mâu thuẫn với nhà nước
PV - Có ý kiến lo ngại vì phát triển XHDS, nhà nước sẽ phải san sẻ bớt quyền lực cho các hội?
ĐND - Thực ra quyền tối cao của nhà nước là quản trị đất nước (còn gọi là quản lý vĩ mô). Hội là đại diện cho những nhóm người dân lập ra để giúp nhau, bảo vệ quyền lợi cho nhau chứ không thể thay thế được nhà nước trong quản lý. XHDS nói lên sự tham dự của người dân, làm gia tăng vốn xã hội và làm cho xã hội hài hòa, không căng thẳng, không đơn điệu. Người dân có quyền nói về nhu cầu như thế nào, có quyền gửi thư đến các cấp chính quyền ra sao. Điều này không có gì mâu thuẫn với quyền lực nhà nước cả...” (hết trích)
.
Điều tuyệt vời của “cuộc trao đổi” này là Giáo Sư đã nêu lên khả thể về viễn ảnh dân sẽ có thể bầu lên cả Chủ Tịch Nước, một chuyện chưa từng xảy ra ở bất kỳ một quốc gia cộng sản nào – dù đó là các nước cộng sản thời Liên Xô hay các con khủng long thời này như Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba.
.
Giáo Sư trả lời phỏng vấn về viễn ảnh này như sau, trích:
“4. Có thể sẽ bầu cả Chủ tịch nước
PV - Quan điểm của ông về việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chính thức kiến nghị sửa một số điều khoản trong Hiến pháp để người dân tham dự vào công việc chung nhiều hơn, mở màn là việc người dân có thể bầu chủ tịch xã?
ĐND - Đây là một câu chuyện mới trên một nền tảng pháp lý không mới. Người dân trực tiếp bầu lãnh đạo là việc đã được đề cập trong Hiến pháp 1946. Hiện nay, người dân cũng đang được thực hiện quyền bầu cử nhưng là bầu cử gián tiếp. Chẳng hạn người dân bầu cử đại biểu Quốc hội để đại biểu Quốc hội bầu Chủ tịch nước. Hơn nữa, đây là một dấu hiệu tốt vì người dân có quyền trực tiếp tham gia vấn đề lớn. Nếu mà bầu chủ tịch xã được thì sau này sẽ bầu chủ tịch huyện được và cả bầu Chủ tịch nước. Đây là hướng đi theo sự phát triển của xã hội văn minh. Trong xã hội hiện đại hiện nay ở nhiều quốc gia, người dân có quyền tham gia một cách trực tiếp những công việc đại sự, không cần qua người đại diện của mình. Đó là xu thế tất nhiên...”(hết trích)
.
Thực ra, nhu cầu lập hội từ lâu đã được trí thức quốc nội nêu lên. Trên báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp, số ra ngày Thứ Ba 7/04/2009, bản tin nhan đề “Quyền lập Hội vẫn chưa được tôn trọng” viết:
“...TS Hoàng Ngọc Giao (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng so với Nghị định 88, nội dung văn bản mới không thay đổi được bao nhiêu và còn nhiều vấn đề thực tiễn chưa được nêu ra. Đó là quan hệ giữa Hội và cơ quan nhà nước, theo ông Giao, là quan hệ bình đẳng giữa một bên là thiết chế xã hội (xã hội dân sự) và một bên là thiết chế chính trị - pháp lý (nhà nước), chưa được tôn trọng nên muốn lập Hội vẫn phải xin phép. Theo ông Giao, khoản 1 Điều 3 trong dự thảo nên thay cụm từ “xin phép” bằng cụm từ “đăng ký”. “Quyền lập Hội không kém gì quyền kinh doanh. Người muốn kinh doanh phải đăng ký. Những người muốn lập Hội cũng nên như vậy”- ông Giao thẳng thắn phát biểu.
TS Hàn Mạnh Tiến - Viện trưởng Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, nhận xét: Dự thảo được soạn thảo căn cứ vào Sắc lệnh số 102/SL/L004 ngày 20/5/1957 ban hành Luật quy định quyền lập Hội (Luật 102/SLĐ/557), nhưng nội dung gần như trái hẳn với Luật này. “Trong mọi trường hợp, Nghị định phải đi kèm với Luật như “hình với bóng”, không nên chỉ mượn danh nghĩa Luật để ban hành Nghị định...”. Nhấn mạnh đến vai trò của xã hội dân sự trong xây dựng nhà nước pháp quyền, ông Tiến cho rằng: “Cuộc khủng hoảng, suy thoái cho thấy khu vực doanh nghiệp nếu yếu thì kinh tế không thể mạnh... Xã hội dân sự (chủ yếu là các hội) cũng ngày càng quan trọng trong bảo vệ môi trường, xóa đói giảm nghèo... , những việc như thế chỉ Nhà nước thôi thì không thể làm nổi”. Và vì thế, theo ông Tiến và nhiều đại biểu khác, dự thảo sửa đổi Nghị định 88 còn lạc hậu so với thực tiễn hiện nay, chưa “cởi trói” cho các tổ chức Hội để các tổ chức này đóng góp mạnh mẽ hơn nữa cho sự phát triển đất nước...” (hết trích)
.
Bi hài là, quyền lập hội đã cho từ năm 1957, qua bản văn:
“SẮC LỆNH SỐ 102/SL-L004 NGÀY 20-5-1957
QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
RA SẮC LỆNH :
Nay ban bố luật Quy định Quyền lập hội đã được Quốc hội Biểu quyết trong khoá họp thứ VI như sau:
LUẬT
QUY ĐỊNH QUYỀN LẬP HỘI
Điều 1.
Quyền lập hội của nhân dân được tôn trọng và Bảo đảm. Lập hội phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích nhân dân, có tác dụng đoàn kết nhân dân, để góp phần Xây dựng Chế độ Dân chủ nhân dân của nước ta.
Điều 2.
Mọi người đều có quyền lập hội, trừ những người mất Quyền công dân hoặc đang bị Truy tố trước Pháp luật.
Mọi người có quyền tự do vào hội thành lập Hợp pháp, và có quyền tự do ra hội.
Không ai được xâm phạm quyền lập hội và quyền tự do vào hội, ra hội của người khác...”(hết trích)
.
Có quyền lập hội như thế, trên nguyên tắc giấy tờ, nhưng người dân thực ra đang phải bó tay – hay, nói đúng ra, là bị trói tay. Bởi vì, tất cả những hội đương hữu tại Việt
Tình hình này được TS Nguyễn Đình Thắng nêu ra trong bài viết nhan đề “Vì Dân Chủ Cho Việt
“Muốn có dân chủ thì phải xây dựng xã hội dân sự. Muốn có xã hội dân sự thì phải có người có khả năng hoạt động xã hội dân sự. Trong xã hội Việt
Trong khi đó, các nhân sự của đảng và nhà nước lại có nhiều cơ hội đi đó đi đây và tiếp xúc rộng rãi. Họ có cơ hội để tìm hiểu các trào lưu mới và thu thập kỹ năng cần thiết để qua mặt quốc tế. Điển hình là cuộc họp của 500 đại diện của các tổ chức xã hội dân sự thuộc khối ASEAN, được tổ chức vào cuối tháng 10 năm 2009 ở Cha Am, Thái Lan, ngay trước hội nghị lần thứ 15 của các nguyên thủ quốc gia. Qua cuộc họp này, với tên là Diễn Đàn Người Dân ASEAN, các tổ chức xã hội dân sự cố gắng tạo thế ảnh hưởng tương lân lên các chính phủ thiếu dân chủ ở trong vùng. Việt Nam đã cử một lực lượng hùng hậu tham dự cuộc họp, gồm 43 thành viên đại diện cho 16 tổ chức “phi chính phủ” còn gọi tắt là NGO (non-governmental organizations). Thực ra đó là những tổ chức do chính phủ dựng lên để tạo bình phong dân chủ–trong tiếng Anh đó là những GONGO, tức là government-operated NGO, như Mặt Trận Tổ Quốc, Hội Phụ Nữ, Tổng Liên Đoàn Lao Động…
Phái đoàn hùng hậu này, chỉ kém về nhân số so với phái đoàn của quốc gia chủ nhà là Thái Lan, dùng những ngôn ngữ dân chủ tại nghị trường nhưng chủ đích là bao che cho sự thiếu dân chủ và mất nhân quyền ở Việt Nam. Điều trớ trêu là phần lớn các tổ chức xã hội dân sự có mặt tin vào những lập luận ấy và không phân định được họ là GONGO chứ không phải NGO. Người của nhà nước Việt Nam chiếm được diễn đàn dân chủ, trong khi các nhân sự đấu tranh cho dân chủ thì vắng bóng, im hơi.
Thực ra các tổ chức GONGO Việt Nam này đã nhiều năm hợp tác với các tổ chức NGO ASEAN và quốc tế và nhiều khi nhận được tài trợ từ các nguồn tiền tư nhân hay từ các chính quyền dân chủ, kể cả Hoa Kỳ. Đây là tình trạng ngược đời. Những người đại diện cho một chế độ bị lên án là hủ lậu, bưng bít, chậm tiến lại có tầm nhìn, tầm hoạt động, và tầm quan hệ rộng rãi hơn hẳn những người đấu tranh cho dân chủ, cho xã hội mở, cho tự do...”(hết trích)
.
Nghĩa là, các quyền lập hội không được tôn trọng, nhưng khi CSVN đưa các đoàn diễn viên lên sân khấu trình diễn lập hội quốc doanh thì được quốc tế vỗ tay... Chuyện ngược đời là thế.
Báo Pháp Luật nơi đây đã làm một chuyện hết sức tuyệt vời, khi nêu lên rằng quyền lập hội đã được công nhận nhưng thực tế chưa có luật về lập hội. Thế nên, Giáo Sư họ Đặng mới kêu gọi nên để cho ôsin toàn quốc lập hội.
Ít nhất những người khổ nhọc nhất, mệt nhọc nhất cũng cần phảỉ có quyền lập hội để bênh vực nhau. Trời ạ, ôsin lập hội để bênh vực nhau cũng bị cấm hay sao?.
.
.
.
No comments:
Post a Comment