Bước đi nham hiểm mới của Trung Quốc tại Hoàng Sa
Thứ hai, 05/04/2010, 12:53(GMT+7)
VIT - Trung Quốc thông qua "đề án bảo vệ di vật khảo cổ" tại Hoàng Sa của Việt
Theo như đề án được đệ trình “hai kỳ họp” vừa qua, phía Trung Quốc cho rằng, ngay từ thời Tây Hán quần đảo Hoàng Sa đã là “con đường tơ lụa trên biển” quan trọng của Trung Quốc. Phía Trung Quốc nhận định do vị trí giao thương trên biển quan trọng nên tại khu vực này sau khi xảy ra các vụ đắm tàu sẽ là một trong những khu vực chứa nhiều tài liệu khảo cổ có giá trị quan trọng. Chính vì vậy, việc đưa khu vực này vào khu vực khảo cổ cần được bảo vệ và nghiêm cứu một các nghiêm túc có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Được biết năm 1998 Trung Quốc cũng đã bắt đầu các hoạt động bước đầu khai thác và tìm hiểu khảo cổ tại khu vực biển này của Việt
Theo các chuyên gia khảo cổ nước này nhận đinh, khu vực biển này có nhiều tài liệu và hiện vật khảo cổ quan trọng chưa được khai thác. Tuy nhiên do phân bố trên diện tích rộng với số lượng nhiều, bên cạnh đó địa điểm lại cách xa Trung Quốc đại lục…những điều đó chính là một thách thức đối với giới khảo cổ nước này.
Được biết, các hiện vật khảo cổ trong khu vực biển này chủ yếu là đồ sứ và đồ đồng.
Trong công tác bảo vệ mà đề án đưa ra bao gồm hai vấn đề lớn. Một là tăng cường công tác tuyên truyền pháp quy về tầm quan trọng bảo vệ văn vật dưới đáy biển, áp dụng chế tài nghiêm khắc đối với các hoạt động trục vớt văn vật phi pháp. Thứ hai, kết hợp giữ các cơ quan chức năng của chính phủ, địa phương, ngư chính..tăng cường công tác tuần tra, kiểm tra bảo vệ các hiện vật dưới biển thuộc khu vực Hoàng Sa mà phía Trung Quốc cho rằng thuộc chủ quyền của họ.
Hiện, tại Hoàng Sa phía Trung Quốc đã phát hiện ra hơn 50 địa điểm khảo cổ có giá trị, trong đó đặc biệt chú ý là đảo Trung Bắc và đảo Cam Tuyền đã được Quốc Vụ Viện nước này liệt vào khu vực bảo vệ quan trọng.
Theo như đề án trên, cục trưởng Cục văn vật quốc gia Trung Quốc đã đưa ra 4 nhóm giải pháp lớn nhằm bảo vệ và nghiêm cứu khu vực văn vật quan trọng dưới đáy biển thuộc phạm vi chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt
Cụ thể, thứ nhất, tích cực đẩy mạnh và cổ vũ các công trình nghiên cứu chuyên đề về vấn đề này. Đồng thời liệt công tác bảo vệ văn vật dưới nước thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt
Những hiện vật khảo cổ (cho dù là có căn cứ khoa học chính xác) là những tư liệu khoa học có giá trị, nhưng nó không là chứng cớ khẳng định chủ quyền một vùng đất hay một vùng biển. Chủ quyền quốc gia đối với một vùng đất hay vùng biển được xác định dựa trên các công ước quốc tế. Việc Trung Quốc đưa quân vào đánh chiếm và chiếm giữ bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, là hành động xâm lược, chống lại các công ước quốc tế. Ý đồ đen tối lấy khyếch trương công việc khảo cổ học nhằm lẩn tránh các cuộc đối thoại nghiêm túc là tiền đề cho những hành vi nham hiểm.
Cho dù là dưới hình thức nào, vị khoa học hay không, thì việc Trung Quốc tiến hành tìm kiếm khảo cổ học tại quần đảo Hoàng Sa là một hành động vi phạm nghiêm trọng tới chủ quyền trên biển của Việt
Cao Phong (theo GOV.CN)
Tin tổng hợp
Nguồn tin: nguồn 1 - nguồn 2 - nguồn 3
.
.
.
No comments:
Post a Comment