Thursday, July 9, 2009

CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC Ở BIỂN ĐÔNG


Cần công bằng và bình đẳng trong khai thác ngư trường Biển Đông
KS Doãn Mạnh Dũng
Thứ Tư, 08/07/2009
http://bauxitevietnam.info/2929/can-cong-bang-va-binh-dang-trong-khai-thac-ngu-truong-bien-dong/

Ngư trường biển Đông là ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam. Sau khi chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đưa ra quy định cấm ngư dân Việt Nam đánh cá vùng biển Đông từ ngày 16 tháng 5 đến mồng 1 tháng 8 hàng năm. Trung Quốc cho rằng làm như vậy để bảo vệ môi trường thủy sản biển Đông ? Vậy bản chất sự việc là gì ?

Ngư trường là các điểm hội tụ và phân kỳ của dòng hải lưu. Dòng hải lưu hay gọi là dòng chảy trên biển mang theo các chất phù du từ các cửa sông ra, từ vùng biển khác đến. Trong nghề cá, người ta quan tâm đến dòng hải lưu chảy tầng mặt hình thành chủ yếu do gió hoặc do sự hoàn lưu nhiệt. Các đàn cá đều tập trung ở các vùng mà dòng hải lưu hội tụ hay phân kỳ để tìm thức ăn.

Biển Đông Việt Nam có hai mùa gió rõ rệt. Mùa gió Tây Nam khoảng từ tháng 4 đến tháng 9 dương lịch. Mùa gió Đông Bắc khoảng từ tháng 10 đến tháng 3 dương lịch. Hai mùa gió đã hình thành hai mùa đánh cá chính của ngư dân Việt Nam. Mùa vụ Nam, đàn cá từ phía bờ biển ngoài khơi miền Trung Việt Nam di cư về phía bờ biển Trung Quốc. Mùa vụ Bắc, đàn cá từ bờ biển Trung Quốc di cư về phía bờ biển miền Trung Việt Nam. Mùa vụ Nam chiếm 70% sản lượng cá biển ở các tỉnh miền Trung Việt Nam.

Trung Quốc cấm đánh bắt từ 16/5 đến 1/8 hàng năm với hy vọng luồng cá từ phía ngoài khơi miền Trung Việt Nam đi lên bờ biển Trung Quốc được bảo vệ. Nếu vì bảo vệ nguồn thủy sản biển Đông Việt Nam thì Trung Quốc cần cấm bắt cá vào mùa Đông ở ngoài khơi Trung Quốc khi đàn cá từ Trung Quốc trên đường di chuyển về biển Đông. Vì sao chỉ bảo vệ luồng cá vào biển Trung Quốc vào vụ Nam mà không bảo vệ luồng cá vào biển Việt Nam vào vụ Bắc. Nếu thật sự vì bảo vệ môi trường thủy sản biển Đông là phải cấm bắt cá ngoài khơi bờ biển Trung Quốc về mùa Đông. Nếu vì muốn bảo vệ nguồn cá cả bờ biển Việt Nam và Trung Quốc thì hai nước cần thương lượng trên cơ sở bình đẳng và công bằng giữa hai quốc gia có chủ quyền và đều là thành viên của Liên hiệp quốc.

Lệnh cấm đánh bắt cá từ 16/5 đến 1/8 hàng năm trên biển Đông của Trung Quốc là vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – chủ quyền này của Việt Nam đã được Trung Quốc thừa nhận khi họ tham gia ký Hiệp định Giơnevơ 20/7/1954 .
Mong rằng các nhà ngoại giao chúng ta cần đưa sự việc này ra Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc.

DMD
HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập


Chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông
Thứ năm, 09-07-2009
http://vitinfo.com.vn/Muctin/Quocte/LA62912/default.htm
VIT - Để đạt được những tham vọng hướng xuống phía nam Biển Đông. Trong thời gian gần đây Trung Quốc đã liên tục tăng cường nhiều hoạt động cả về kinh tế, chính trị và quân sự. Mà cụ thể là bắt đầu có những dấu hiệu nâng cao trình độ khai thác, thăm dò dầu khí ở vùng nước sâu; tăng cường các hoạt động quân sự nhằm phô trương sức mạnh; tăng cường khẳng định chủ quyền trên Biển Đông cũng ngày càng có những biểu hiện đáng báo động.

Về vấn đề dầu mỏ
Với tốc độ phát triển kinh tế nhanh cho nên nhu cầu sử dụng về dầu mỏ là rất lớn và ngày càng trở nên phụ thuộc vào nguồn năng lượng này. Mặc dù nhu cầu sử dụng dầu mỏ lớn nhưng thực tế đã chứng minh được rằng nghành công nghiệp dầu khí của Trung Quốc có rất nhiều yếu kém. Khả năng tự thiết kế các trang thiết bị chính còn hạn chế, hiện nay Trung Quốc vẫn chưa thiết kế được các trang thiết bị khai thác ở vùng nước sâu và trình độ kỹ thuật đồng bộ rất yếu kém và lạc hậu. Cho nên khả năng khai thác ở các vùng nước sâu như Biển Đông là ít có khả năng.
Nhận thức được điều này, cho nên Trung Quốc đã bắt đầu có những mục tiêu và phương hướng phát triển cho nghành công nghiệp khai thác dầu. Trong đó tập trung vào quy hoạch và điều chỉnh nghành đóng tàu, quyết tâm đột phá chế tạo được trang thiết bị công trình biển chủ chốt và cơ bản. Thúc đẩy sự phát triển hài hoà giữa trang thiết bị công trình biển với các thiết bị đồng bộ, gắn với nghiên cứu kỹ thuật cơ bản chung, phát huy vai trò kỹ thuật chủ đạo cơ bản chung của trang thiết bị công trình biển, nâng cao khả năng phát triển ổn định liên tục.
Phấn đấu đến năm 2012 phải có bước đột phá toàn diện trong nghiên cứu phát triển các lĩnh vực như giàn khoan di động, tàu phụ trợ và nghiệp vụ công trình biển, giàn khoan bán ngầm, giàn khoan tự nâng tác nghiệp ở vùng nước sâu trên 200 m, chế tạo tàu khoan thăm dò ở vùng nước sâu 3.000m, chế tạo loại tàu dầu khai thác nổi khu vực nước sâu, thiết kế giàn khoan khai thác bán ngầm nước sâu, tàu phụ trợ và tàu thi công công trình biển, thiết bị công trình biển hiện đại và nhiều các kỹ thuật khai thác và phân tích mỏ khác. (theo rigzone và energycurrent)

Về quân sự
Tính từ đầu năm 2009, lực lượng Không quân Trung Quốc đã tiến hành 2 cuộc diễn tập thực binh tác chiến ở khu vực biển xa, với sự tham gia của khoảng 100 máy bay các loại như tiếp dầu, Tác chiến điện tử, tiêm kích và các máy bay chiến đấu khác nhằm đáp trả lại các tình huống và làm quen với môi trường thực tế trên Biển Đông. Trong đầu tháng 6/2009, Không quân Trung Quốc cũng đã tổ chức một cuộc diễn tập tác chiến tầm xa trên Biển Đông, trong đó có các khoa mục tiếp dầu trên không nhằm kéo dài khả năng tác chiến ra xa hơn của các máy bay chiến đấu.
Đối với Hải quân, trong tháng 5/2009, Hạm đội Nam Hải có căn cứ đóng tại Tam Á đảo Hải Nam đã tổ chức một cuộc diễn tập Hải quân quy mô lớn trên Biển Đông với sự tham gia của khoảng gần 40 tàu chiến các loại như (tàu khu trục, tuần dương, đổ bộ hạng nặng, hậu cần) và khoảng 10 tàu ngầm cùng nhiều binh lính của Hải quân và Hải quân Lục chiến tham gia với các khoa mục đánh chiếm các đảo trong vòng 17 ngày (theo tạp chí Chinamil.com.cn)

Trung Quốc tung tin dư luận
Mặc dù Trung Quốc đã điều các tàu ngư chính tới Biển Đông nhằm giám sát và phong tỏa ngư trường trong đó bao gồm cả vùng biển của Việt Nam, đã bắt giữ ngư dân và các tàu cá của Việt Nam ngay trên lãnh hải của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc lại lên tiếng mạnh mẽ và cho rằng, nguồn tài nguyên ngư nghiệp trên biển Đông của Trung Quốc liên tục bị các nước láng giềng chiếm đoạt, các Ngư dân Trung Quốc bị tàu thuyền vũ trang của các nước quấy rối.

Tăng cường kiểm soát ngư trường
Từ ngày 30/6 đến 05/7, Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá Biển Đông đã tổ chức đã tổ chức một cuộc diễn tập tại Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, với sự tham gia của 7 tàu tuần tra ngư trường lớn nhất của Trung Quốc và 6 tàu hải cảnh. Trong đó có tàu Ngư Chính 311 và các tàu khác thuộc các tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây. Cục trưởng Cục Ngư nghiệp và Quản lý cảng cá Biển Đông cho biết, sự tăng cường này có ý nghĩa quan trọng đối với việc giám sát và bảo vệ các ngư dân của Trung Quốc. Bên cạnh đó, diễn tập lần này cũng nhằm thống nhất chỉ huy, xây dựng đội hình chung, thống nhất phương thức giám sát quản lí tuần tra các khu vực, bố trí lực lượng hợp lí ở các khu vực, quy định phạm vi tuần tra và những trọng điểm cần giám sát.
Với những động thái trên của Trung Quốc, ta và ngay cả các nước trong khu vực cũng có nhận thấy một điều rằng, Trung Quốc đang có những động thái nhằm vươn xa xuống phía nam Biển Đông. Tuy nhiên, những tham vọng muốn độc chiếm toàn bộ khu vực Biển Đông như hình lưỡi bò với 9 nét đứt mà hồi tháng 3/2009 Trung Quốc đệ trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc, có lẽ không chỉ mình Trung Quốc muốn là được, bên cạnh đó là còn cả một cộng đồng quốc tế và cả lòng tự tôn dân tộc của các nước có chủ quyền ở Biển Đông.

LH (Theo Vitinfo)
Nguồn tin của VITINFO

Các tin khác

Chiến lược của Trung Quốc trên Biển Đông (09-07-2009)

Quân đội Trung Quốc đề xuất xây dựng sân bay ở Trường Sa (06-07-2009)

Trung Quốc "ủng hộ" Indonesia trong nỗ lực bảo vệ an ninh tại eo biển Malacca!? (02-07-2009)

Trung Quốc sẽ tăng cường tuần tra ngư trường trên Biển Đông (01-07-2009)

Malaysia bắt giữ 08 ngư dân Việt Nam trên Biển Đông (18-06-2009)

No comments: