Monday, July 27, 2009
AUNG SAN SUU KYI ĐƯỢC TRAO TẶNG GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN CAO QUÝ NHẤT
Bà Suu Kyi được tặng huân chương cao quý nhất về nhân quyền
27/07/2009
http://www.voanews.com/vietnamese/2009-07-27-voa12.cfm
Phiên tòa xử lãnh tụ tranh đấu cho dân chủ Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi đang đi đến các lập luận chung quyết. Vụ xử bị quốc tế lên án đã tiếp tục vào lúc tổ chức nhân quyền là Hội Ân Xá Quốc tế trao tặng khôi nguyên giải Nobel hòa bình huân chương cao quý nhất về bảo vệ nhân quyền.
Từ văn phòng Đông Nam Á của đài VOA, thông tín viên Daniel Schearf gửi về bài tường thuật sau đây.
Bà Aung San Suu Kyi được trao tặng danh hiệu cao quý nhất của Hội Ân Xá Quốc Tế– Giải thưởng “Đại sứ Lương Tâm”
http://www.voanews.com/vietnamese/images/afp_burma_aung_san_suu_kyi_210_15May99.jpg
Một phiên tòa ở Rangoon đã nghe các luật sư bênh vực cho hai viên phụ tá của bà Augng San Suu Kyi là Khin Khim Win và Win Ma Ma, và ông John Yettaw, người đàn ông Mỹ đã châm ngòi cho vụ án.
Các luật sư của bà Aung San Suu Kyi đã trình bầy các lập luận chung quyết hôm thứ sáu và nói rằng một bản phán quyết dự trù sẽ được đưa ra trong vòng 2 hay 3 tuần nữa.
Nhiều chính phủ và tổ chức nhân quyền đã lên án vụ xử và đòi phóng thích bà Aung San Suu Kyi.
Ông Benjamin Zawacki là một nhà nghiên cứu về Miến Điện của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế ở Thái Lan. Ông nói vụ xử đã không công bằng hay tự do. Nhưng theo ông ngay cả một vụ xử công bằng nhất chống lại bà Aung San Suu Kyi cũng sẽ không hợp pháp.
Ông Zawacki nói: “Vụ xử này là vô lối về mọi phương diện. Bởi vì, đương nhiên, trong tư cách là một tù nhân lương tâm, lẽ ra là bà không phải bị giam giữ. Chắc chắn là không nên đưa bà ra tòa.”
Hội Ân xá Quốc tế loan báo bà Aung San Suu Kyi đã được trao tặng danh hiệu cao quý nhất của Hội – đó là giải thưởng “Đại sứ Lương Tâm”, thừa nhận sự lãnh đạo phi thường trong cuộc tranh đấu để bảo vệ và quảng bá nhân quyền.
Tổ chức nhân quyền này đã công bố một thông cáo nói rằng kể từ khi bà bị bắt giữ cách đây 20 năm, bà vẫn là một “biểu tượng của hy vọng, can trường và bênh vực vĩnh cửu cho nhân quyền, không những cho người dân Miến Điện, mà còn cho tất cả mọi người trên toàn thế giới”.
Trong số những người từng được trao giải này có cựu tổng thống Nam Phi, ông Nelson Mandela, người đã bị tù hơn 25 năm trong cuộc tranh đấu chống chủ nghĩa a-pac-thai.
Liên minh Toàn quốc Đấu tranh cho Dân chủ của bà Aung San Suu Kyi đã thắng trong cuộc tổng tuyển cử lần trước ở Miến Điện vào năm 1990 nhưng chính phủ quân nhân đã làm lơ trước kết qua, Họ đã giam giữ khôi nguyên giải Nobel hòa bình này 14 năm trong vòng 20 năm qua.
Kỳ hạn quản thúc tại gia của bà Aung San Suu Kyi lẽ ra chấm dứt vào cuối tháng 5 vừa qua. Nhưng ngay trước đó, ông Yettaw đã bơi qua hồ vào nhà bà mà không được mời. Bà Aung San Suu Kyi và các viên phụ tá của bà đã để cho ông ở lại 2 đêm mà không được phép chính thức.
Nhà cầm quyền Miến Điện nói rằng đó là một sự vi phạm lệnh quản thúc tại gia của bà, và bà có thể bị kêu án tù 5 năm.
Các luật sư của bà Aung San Suu Kyi nói an ninh nhà nước đã có lỗi khi để cho ông Yettaw đến gần nhà bà.
----------------------------------
Tòa án Miến Điện kết thúc phần luận tội bà Aung San Suu Kyi (RFI)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment