Saturday, July 18, 2009
ĐÀN ÁP hay CÔNG LÝ ?
Đàn áp hay công lý?
Trần Thanh Hiệp & Nguyễn An, RFA
2009-07-18
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/To-repress-or-to-enforce-justice-nan-07182009114144.html
Trong vòng chưa đầy hai tháng vừa qua, nhà cầm quyền Hà Nội đã quyết định khởi tố hơn 10 người đã bị bắt giữ khẩn cấp trên cơ sở điều 88 Bộ Luật Hình Sự.
Nguyễn Tiến Trung hội kiến Thủ tướng Canada Stephen Harper . RFA file
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/Two-more-anti-state-elemenets-arrested%20-07092009131749.html/NguyenTTrung3-305.jpg
Trong khi dư luận quốc tế coi đó là một cuộc đàn áp những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa, thì người phát ngôn bộ ngoại giao tuyên bố việc bắt giam này đúng trình tự thủ tục pháp lý, và hoàn toàn phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế. Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân Quyền, trụ sở đặt tại Paris nhận định về ý nghĩa pháp lý của những biện pháp cứng rắn vừa nói, qua cuộc trao đổi với BTV Nguyễn An sau đây.
Xin được nhắc là những ý kiến của luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của đài Á Châu Tự Do, và chúng tôi mong nhận được góp ý về vấn đề này.
Bất bình thường
Nguyễn An: Kính chào luật sư Trần Thanh Hiệp. Luật sư nghĩ thế nào về đợt bắt giam và khởi tố khá đông đã diễn ra trong nước trong gần hai tháng vừa qua? Theo ông thì đó là một đợt đàn áp hay chỉ là việc áp dụng luật bình thường và hợp pháp trong mọi quốc gia như nhà cầm quyền Hà Nội khẳng định?
LS Trần Thanh Hiệp: Xin chào ông Nguyễn An. Trên nguyên tắc thì bất cứ một quốc gia nào cũng có chủ quyền tư pháp để áp dụng luật pháp của mình hầu bảo vệ và duy trì trật tự xã hội bằng nhiều cách, kể cả dưới hình thức bắt và giam người. Đó là thẩm quyền của hành pháp.
Nhưng chỉ có thể coi là bình thường nếu việc bắt giam ấy hội đủ hai điều kiện. Thứ nhất chỉ được bắt và giam người có tội và thứ hai phải bắt và giam theo thủ tục tôn trọng quyền của đương sự được xét xử công bằng về tội trạng bị trách cứ. Tức là áp dụng luật pháp không phải để đàn áp mà là để thực hiện công lý. Theo tôi việc công an bắt giam và khởi tố về mặt hình sự đã diễn ra trong vòng gần hai tháng vừa qua không thể coi là bình thường được.
Nguyễn An: Xin được nhắc ông là trong đợt bắt giam vừa qua, cơ quan thẩm quyền đã công bố rõ vì lý do gì và dựa trên những cơ sở pháp lý nào để bắt giam. Đó là để trừng trị tội phạm chiếu điều 88 của bộ luật hình sự ban hành từ tháng 12 năm 1999 của Việt Nam.
LS Trần Thanh Hiệp: Không phải hễ cứ áp dụng luật pháp đương hành để bắt giam là đã xử lý một cách bình thường. Thời Pháp thuộc, thời Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam, khi bị bắt giam vì luật pháp đương hành coi họ là những kẻ phá rối trị an, chính những người cộng sản đã lớn tiếng tố cáo là họ bị bắt một cách không bình thường. Như vậy, vấn đề đặt ra là phải xét xem luật pháp được áp dụng để bắt giam một cách bình thường phải là loại luật pháp nào. Nếu nhìn vấn đề dưới góc độ này, thì điều 88 của bộ luật hình sự đã được dùng vào việc bắt giam nói trên chỉ là thứ luật pháp đảng trị do nhà cầm quyền tự đặt ra nhằm mục đích khủng bố và đàn áp những ai không chịu tuân phục vô điều kiện đảng cầm quyền. Lẽ ra nhà cầm quyền ấy, vì đã có những cam kết theo chiều hướng tôn trọng nhân quyền dân quyền từ năm 1982 với quốc tế, phải áp dụng thứ luật pháp dân chủ do dân làm ra. Và như thế thì đã không thể có điều 88 để bắt giam luật sư Lê Công Định, nhà kinh doanh Trần Huỳnh Duy Thức, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, rồi thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và cựu trung tá Trần Anh Kim và những người khác nữa. Cho nên phải nói là việc bắt giam ấy không bình thường và bất hợp pháp nữa là đáng khác.
Bất hợp pháp
Nguyễn An: Trong những trường hợp luật sư vừa nói, đã có một bộ luật hình sự đương hành với một điều khoản cụ thể được viện dẫn, nên thật tình thì tôi hơi ngạc nhiên khi ông cho là bất hợp pháp.
LS Trần Thanh Hiệp: Bất hợp pháp không phải chỉ là vì không có luật pháp mà còn là vì dùng sai thứ luật pháp không thích hợp và áp dụng sai điều khoản đã được viện dẫn. Một mặt nhà cầm quyền Hà Nội không thể duy trì Bộ luật hình sự 1999 để xử lý những hành vi tranh đấu ôn hòa cho nhân quyền, cho tự do dân chủ. Lý do là vì họ có nghĩa vụ phải sửa đổi và nếu cần thì thay thế bộ luật đó cho phù hợp với qui phạm của luật quốc tế về nhân quyền, là thứ luật pháp đa nguyên đa đảng chứ không phải nhất nguyên độc đảng như bộ luật hình sự 1999.
Mặt khác, ngay cả trong việc áp dụng điều 88 này cơ quan bắt giam cũng có những sai phạm mang tính chất phi pháp. Thật vậy, không phải hễ cứ chống nhà nước là đương nhiên vi phạm điều 88. Mà phải chống bằng những hành vi cấu thành tội phạm dự liệu nơi điều 88 ấy. Đó những là hành vi được ghi nguyên văn trong bộ luật như “tuyên truyền xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân”, “tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân”, “làm và tàng trữ tài liệu có nội dung chống Nhà nước…”. Nhưng, qua tuyên bố với báo chí cũng như trong biên bản kết thúc điều tra dài trên 6500 từ, cơ quan bắt, giam và khởi tố chỉ nhắc lại một cách máy móc một số từ ngữ của điều 88, thay vì trưng bằng cớ phạm tội. Thí dụ đã đích thực xuyên tạc, phỉ báng như thế nào. Nếu chống mà không xuyên tạc không phỉ báng thì không có tội. Ngoài ra họ còn cố tình dùng những từ ngữ không có trong điều 88 như “phản động”, như “lật đổ”, như “cấu kết với các lực lượng thù địch nước ngoài” để có chỗ dựa mà kết tội và khẳng định có tội. Đó là bắt và giam bất hợp pháp. Tóm lại cách dùng luật pháp sai trái về mọi mặt như vậy chỉ là để đàn áp chứ không phải để thực hiện công lý.
Nguyễn An: Xin cảm ơn luật sư Hiệp và xin được nhắc lại rằng ý kiến của Luật sư Hiệp không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đài A.C.T.D.
Copyright © 1998-2009 Radio Free Asia. All rights reserved.
Chính quyền sẽ đưa 6 người hoạt động dân chủ ra xét xử về tội tuyên truyền chống chế độ
Tú Anh
Bài đăng ngày 18/07/2009 - Cập nhật lần cuối ngày 18/07/2009 16:07 TU
http://www.rfi.fr/actuvi/articles/115/article_4235.asp
Theo AFP, hôm 17/07/2009, phát ngôn viên bộ ngoại giao Việt Nam ông Lê Dũng cho biết là 6 người bị bắt năm ngoái trong đó có nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa sẽ bị truy tố về tội « tuyên truyền » chống chế độ. Viện Kiểm sát đã quyết định đưa 6 người này ra xét xử ở tòa án Hải Phòng vì các hành vi « sỉ nhục chính quyền địa phương, tàng trữ và phát tán tài liệu có nội dung chống lại nhà nước ».
Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
http://www.rfi.fr/actuvi/images/115/15nguyenxuannghia200.jpg
Phát ngôn viên bộ ngoại giao không cho biết thêm chi tiết, nhưng theo bản kết luận điều tra của bộ công an dài 8 trang, thì những người này gồm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, thành viên khối 8406, các ông Nguyễn văn Túc, nông dân, Ngô Quỳnh, nghề tự do, Nguyễn Mạnh Sơn, nguyên là đảng viên đảng Cộng sản bị khai trừ vì in tài liệu có nội dung trái với cương lĩnh đảng. Người thứ năm là ông Nguyễn Văn Tính, từng bị kết án 7 năm tù vào năm 1967 về tội « hoạt động lật đổ chính quyền nhân dân », cuối cùng là ông Nguyễn Kim Nhàn, nguyên là công nhân xí nghiệp điện cơ Việt Đức tại Bắc Giang.
Cũng theo bản cáo trạng thì 6 nhân vật trên đây treo biểu ngữ tẩy chay thế vận hội 2008 tại Bắc Kinh. Nguyễn Xuân Nghĩa viết bài đả kích vụ thảm sát sinh viên ở Thiên An Môn, ví von đảng Cộng sản Việt Nam biến thành « đảng mafia bất trung với dân Việt Nam ». Ông Nguyễn Văn Tín bị tố là ủng hộ dân oan Thái Bình khiếu kiện. Cựu đảng viên Nguyễn Mạnh Sơn bị quy tội viết bài xuyên tạc Đảng là độc tài, đạo đức kém.
Theo AFP, các nhân vật nói trên bị bắt trong bối cảnh tình hình căng thẳng giữa Nhà nước và cuộc tranh đấu của giáo dân Thái Hà.
Và hiện nay, chính quyền Việt Nam đang cảnh giác vào lúc sắp đến ngày kỷ niệm khá tế nhị : 50 năm ngày thủ tướng Phạm Văn Đồng gởi công hàm thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng theo AFP, trong bối cảnh đó, công an Việt Nam đã bắt một loạt người hồi tháng 6 và đầu tháng 7 trong đó có luật sư Lê Công Định.
--------------------------------------------------
VIỆT NAM SẼ XÉT XỬ NHỮNG NGƯỜI TREO BIỂU NGỮ "CHỐNG NHÀ NUỚC”...
KẾT LUẬN CỦA CÔNG AN ĐỐI VỚI NGUYỄN XUÂN NGHĨA và CÁC BẠN...
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment