Monday, October 13, 2008

NÔNG DÂN TRUNG QUỐC CÓ THỂ NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG RUỘNG ĐẤT

The New York Times
Trung Quốc có thể cho phép nông dân nhượng quyền sở hữu ruộng đất
China May Let Peasants Sell Rights to Farmland
Bài của
EDWARD WONG
Ngày 10-10-2008
http://www.nytimes.com/2008/10/11/world/asia/11china.html?_r=1&ref=asia&oref=slogin
BẮC KINH - Người ta hy vọng rằng lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ cho phép nông dân nước này mua hoặc bán quyền sử dụng đất đai, một bước đi có thể lôi cuốn mạnh mẽ hơn hàng trăm triệu nông dân vào nền kinh tế thị trường, mô hình giờ đây đã trở thành tâm điểm trên khắp các thành phố.
Chính sách mới, đang được thảo luận vào cuối tuần này bởi các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản và có thể được loan báo trong vòng mấy ngày tới, hy vọng sẽ trở thành cải cách kinh tế lớn lao nhất trong nhiều năm qua và đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng khác từ phương thức sở hữu tập thể và quản lý nhà nước mà Trung Quốc đã xây dựng lên sau cuộc cách mạng 1949.
Các nhà lãnh đạo đảng đã bắt đầu xem xét lại một đề án về các điều luật cải cách đất đai nông nghiệp được đề xuất vào hôm thứ Năm tại phiên họp theo kế hoạch hàng năm, giờ đây đang diễn ra. Mong rằng các thay đổi trong chính sách sẽ được loan báo sau khi phiên họp kết thúc vào Chủ nhật, các học giả và cố vấn của chính phủ cho biết.
Thay đổi quan trọng nhất này sẽ cho phép giai cấp nông dân Trung Quốc, với số lượng chính thức vào khoảng 800 triệu, được sang nhượng các hợp đồng sử dụng đất cho nông dân khác hoặc cho các công ty công nghiệp. Một số nhà kinh tế cho là thay đổi này sẽ dẫn tới việc sử dụng đất đai hiệu quả hơn và cho phép nhiều nông trại lớn hơn được thành lập.
Ban lãnh đạo Trung Quốc từ lâu vẫn nhấn mạnh rằng đất nước còn phải tự túc trong việc sản xuất các loại lương thực thực phẩm chủ yếu, và gần như chắc chắn sẽ không cho phép nông dân chuyển nhượng quyền sử dụng đất của mình cho các mục đích phát triển phi nông nghiệp. Thế nhưng nếu một thị trường mua bán đất nông nghiệp được phát triển như mong đợi, người nông dân có thể kiếm được tiền từ nguồn thu nhập mới để có thể giúp đem lại sức sống mới cho nền kinh tế nông thôn đang bị trì trệ.
"Nếu như tất cả các suy đoán đều đúng, nếu ban lãnh đạo cao nhất sẽ bãi bỏ mọi hạn chế ngáng trở con đường phát triển, thì tôi có thể nói rằng nó là một biểu hiện tích cực to lớn," đó là nhận xét của Keliang Zhu, một luật sư thuộc bộ phận nghiên cứu về Trung Quốc của Viện nghiên cứu Phát triển Nông thôn, một tổ chức có trụ sở tại Seattle đã từng thúc đẩy các vấn đề về quyền sở hữu đất đai cho nông thôn nghèo. "Nó sẽ là sự giải phóng cho vốn tư bản ứ đọng và cho phép tất cả nguồn của cải dồi dào này được vật chất hóa."
Ông Zhu đã nói thêm rằng sự thay đổi đó sẽ tạo cho Trung Quốc "một xung lượng khổng lồ trong các điều kiện phát triển nông nghiệp."
Những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã được cảnh báo về viễn cảnh của một cơn suy thoái khó lường tại các thị trường xuất khẩu hàng đầu vào một thời điểm khi nền kinh tế của chính quốc gia này, sau một thời gian dài tăng trưởng ở mức hai con số, nay đang chậm dần. Các quan chức tỏ ra háo hức hơn trong việc khích lệ hoạt động trao đổi hàng hóa mới mẻ ở trong nước, và một tiềm năng khổng lồ nhưng lại bị ngăn chặn trên quy mô lớn khỏi mức tăng trưởng mãnh liệt tại các thành phố.
Theo những đánh giá của chính phủ, thu nhập bình quân tại những khu vực nông thông bị tụt lại sau rất nhiều so với thu nhập ở các đô thị, làm cho Trung Quốc trở thành một trong những nơi có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất trên thế giới.
Nhiều nông dân làm việc trên những miếng đất nhỏ xíu được nhà nước phân phát trong ít năm, và chỉ đầu tư không đáng kể cho việc gieo trồng. Trong khi họ được trao quyền cho hợp đồng sử dụng đất trong 30 năm, thì nhà nước vẫn giữ lại quyền sở hữu đất nông nghiệp, và các quan chức địa phương thường tịch thu hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng cho thích hợp với những ưu tiên phát triển của mình.
Những tranh chấp đất đai nông nghiệp có thể là khởi nguồn lớn nhất của tình trạng rối loạn xã hội ở Trung Quốc. Theo ước lượng của công an nước này, các biểu hiện phản kháng và dấy loạn trong những vùng nông thôn mỗi năm lên tới hàng ngàn. Hiện tượng này thường được bị kích động bởi những chứng lý về tình trạng tham nhũng và các vụ tịch thu đất đai bất hợp pháp.
Nhiều nông dân đã rời bỏ ruộng vườn lên thành phố kiếm việc làm, song họ vẫn bị phân loại như là những nông dân theo các chính sách dân số của nhà nước và nhắm tới kiếm việc làm trong các nhà máy có mức lương thấp hay nghề xây dựng chỉ làm theo thời vụ.
Những người chủ trương cải cách điền địa nói rằng những thay đổi được đề xuất có thể tạo nên của cải dồi dào hơn cho người nông dân và củng cố độ an toàn cho đất đai, là thứ đến lượt mình sẽ khích lệ người nông dân đầu tư vào canh tác và tăng năng suất lao động.
Một đạo luật được ban hành năm 2002 cho phép những trao đổi quyền sử dụng đất có giới hạn giữa các nông dân cá thể, song lại không cho phép mua bán không giới hạn giữa nông dân với các công ty, bán đứt quyền sử dụng đất hay chọn lựa cách sử dụng đất đai như là thứ ký thác để có một khoản vay mượn, ông Zhu cho biết.
Các cơ quan truyền thông lớn của nhà nước hôm thứ Sáu đưa tin rằng cải cách ruộng đất nông thôn là vấn đề hàng đầu trong chương trình nghị sự của phiên họp toàn thể. China Daily, tờ nhật báo tiếng Anh chính thức của nhà nước viết "Cuộc họp được trông đợi sẽ giúp cho bà con nông dân dễ dàng hơn trong việc thuê mướn hay chuyển đổi quyền quản lý đất đai của họ, những giải pháp đã trở nên cần thiết trong khi nhiều nông dân đã phải lên thành phố lao động như những công nhân nhập cư."
Theo Hiến pháp nước này, quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai là không được phép, và đất nông nghiệp thực sự vẫn bị kiểm soát bởi những người cầm quyền làng xã và vùng ven thành thị. Các quan chức mô tả những thay đổi trong chính sách được đề xuất tựa như việc cho phép nông dân thuê hoặc mua bán những hợp đồng sử dụng đất 30 năm của họ với các cá nhân và công ty.
Đây vẫn là một vấn đề tế nhị. Nhiều nhân vật theo tư tưởng truyền thống trong đảng ủng hộ mạnh mẽ quyền sở hữu tập thể đất đai. Họ biện luận rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn không đủ mạnh để thu hút hàng trăm triệu nhân công nông thôn làm việc toàn thời gian. Họ còn bảo vệ cho phương thức phân phối từng miếng đất bé nhỏ cho tất cả các gia đình nông dân như là sự đảm bảo cho người nông dân ít nhất là một khoản thu nhập để tồn tại.
Thế nhưng những nỗ lực được lặp đi lặp lại nhằm làm tươi mới nền kinh tế nông thôn mà không có sự giải phóng đất đai đã bị thất bại, và những người đề xướng việc thay đổi hướng tới tư hữu hóa từng phần đã nổi lên thắng thế.
Theo các nhà nghiên cứu, có một điểm quan trọng trong cuộc tranh luận là liệu những khế ước đất đai có được nới rộng thời gian từ 30 năm lên 70 năm, một động thái có thể đem tới cho người nông dân đảm báo an toàn hơn và có lẽ gia tăng được giá trị của quyền sử dụng đất.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã và đang thận trọng chuẩn bị cho công chúng đón nhận một thông báo trọng đại.
Vào ngày 30 tháng Chín, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, người cũng đồng thời là tổng bí thư Đảng Cộng sản, đã thực hiện một chuyến viếng thăm được quảng bá rộng rãi tới thôn Tiểu Cần, tỉnh An Huy, địa điểm vào năm 1978 đã thực hiện một thử nghiệm liều lĩnh nhằm loại bỏ chế độ tập thể hóa đất đai từ thời Mao-ít. Kể từ đó, ngôi làng này vẫn giữ vững như một biểu tượng của cuộc cải cách đất đai nông nghiệp.
Trong chuyến viếng thăm đó, ông Hồ Cẩm Đào đã nói rằng nông dân có thể sớm được phép chuyển đổi các khế ước đất đai của họ.
"Không chỉ có mối quan hệ trong các khế ước đất đai hiện nay sẽ được giữ ổn định và không bị thay đổi theo thời gian, mà hợp đồng sử dụng những mảnh đất lớn hơn và được bảo hộ cùng các quyền quản lý sẽ được trao cho người nông dân," ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố, theo tin của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã. "Hơn nữa, nếu như người nông dân muốn, họ sẽ được phép chuyển đổi khế ước và quyền quản lý đất đai trong nhiều cách khách nhau và được mở rộng việc quản lý trên một quy mô thích hợp."
Một số nông dân đã thuê lại không chính thức các khế ước sử dụng đất của họ. Sau khi ông Hồ Cẩm Đào tới thăm Tiểu Cần, tờ China Daily đã hồ hởi đưa tin rằng một nông dân từng tham gia vào cuộc thí nghiệm mạo hiểm năm 1978, ông Yan Jinchang, mới đây đã gia nhập cùng 10 hộ gia đình khác để cho một công ty ở Thượng Hải thuê 44 mẫu Anh (gần 20 hec-ta) đất. Năm 2006, công ty này đã xây một trang trại nuôi lợn tại khu đất này.
Ông Yan, 65 tuổi, đã trở thành giám đốc trang trại nuôi lợn đó.
"Chúng tôi nuôi những giống lợn đặc biệt cung cấp loại thịt nạc," ông Yan cho biết, theo tờ China Daily. "Thịt lợn của chúng tôi được bán tại Thượng Hải, và chúng tôi có lời."
Từ những triều đại trước, việc kiểm soát ruộng đất luôn là một phần trọng tâm của mối quan hệ giữa những kẻ thống trị và người dân thường. Những kẻ cai trị ý thức rất rõ thực tế rằng những cuộc nổi loạn của nông dân liên quan tới việc sử dung đất đai và thuế má đã lật đổ các vương quyền suốt lịch sử Trung Quốc.
Ông Mao đã cưỡng ép người nông dân phải vào làm ăn tập thể, một bước đi hóa ra tai hại. Năm 1978, trước khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình chính thức loan báo sự khởi đầu chính sách Cải cách và Mở cửa táo bạo của mình, 18 gia đình ở Tiểu Cần, bao gồm gia đình ông Yan, đã lặng lẽ quyết định phân chia đất đai công xã cho cá nhân sử dụng. Đó là điềm báo trước đối với phương thức sử dụng đất theo khế ước mà chính phủ đã ban hành muộn màng.
Nhưng kể từ đó, cải cách đất đai nông nghiệp đã không duy trì được bước tiến cùng với cải cách đất đai đô thị, thực tế phần nào đó giải thích lý do vì sao nông dân đã thất bại trong việc tư bản hóa các lợi ích kinh tế trong mấy thập kỷ qua. Trung Quốc cho phép các cư dân thành thị tự do mua bán trao đổi các khế ước sử dụng đất. Quyền lợi đó đã chấp nhận cho dân chúng kiếm lợi từ bất động sản ở thành thị bằng nhiều cách mà người nông dân về mặt pháp lý không có khả năng thực hiện.
Có sự suy đoán rằng ông Hồ Cẩm Đào đã chọn hội nghị được lên kế boạch của đảng trong năm nay để loan báo những cải cách nông thôn để liên kết hình ảnh của bản thân mình trong mắt công chúng với ông Đặng Tiểu Bình, người từng có những cải cách kinh tế ban đầu được tuyên bố công khai vào tháng này cách đây 30 năm.

Hiệu đính:
Blogger Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2008
http://blog.360.yahoo.com/blog-C6To.awlc6eMWmDUvAozkYGe?p=2212


The New York Times
China May Let Peasants Sell Rights to Farmland
By
EDWARD WONG
Published: October 10, 2008
http://www.nytimes.com/2008/10/11/world/asia/11china.html?_r=1&ref=asia&oref=slogin
BEIJING — Chinese leaders are expected to allow peasants to buy or sell land-use rights for the first time, a step that could draw hundreds of millions of farmers more firmly into the market economy, now centered around the cities.
The new policy, which is being discussed this weekend by Communist Party leaders and could be announced within days, would be the biggest economic reform in many years and would mark another significant departure from the system of collective ownership and state control that China built after the 1949 revolution.
Party leaders began reviewing a draft of proposed rural land reform laws on Thursday at their annual planning session, now under way. Policy changes are expected to be announced after the session ends on Sunday, scholars and government advisers say.
The most important change would allow China’s peasantry, which by official count includes about 800 million people, to sell land-use contracts to other farmers or to agricultural companies. Some economists say this shift would lead to more efficient land use and allow much larger farms to be established.
The Chinese leadership has long insisted that the country must remain self-sufficient in the production of staple foods, and is highly unlikely to allow farmers to sell land-use rights for nonagricultural development. But if a market for trading farmland developed as expected, peasants could gain a new source of cash income that could help revitalize the stagnant rural economy.
“If all the speculations are true, if senior leadership is going to lift all the restrictions out the door, I’d say this is a great positive,” said Keliang Zhu, a lawyer with the China research division of the Rural Development Institute, a Seattle-based organization that has pushed for land rights for the rural poor. “It’ll free up the dead capital and allow all this wealth to materialize.”
Mr. Zhu added that the change would give China “huge momentum in terms of agricultural development.”
Chinese leaders are alarmed by the prospect of a deep recession in leading export markets at a time when their own economy, after a long streak of double-digit growth, is slowing. Officials are eager to
stoke new consumer activity at home, and one potentially enormous but barely tapped source of demand is the peasant population, which has been largely excluded from the raging growth in cities.
Average income in rural areas lags far behind the average in cities, giving China one of the starkest income gaps in the world, according to government estimates.
Many farmers work on tiny, state-allocated plots of land for a small fraction of the year, investing little in agriculture. While they are entitled to 30-year land-use contracts, the state retains ownership of rural land, and local officials often seize or reallocate it to suit their development priorities.
Rural land disputes are perhaps the biggest source of social unrest in China. Protests and riots in rural areas number in the thousands each year, according to national police estimates. They are often incited by allegations of corruption and illegal land seizures.
Many farmers leave the land to seek work in cities, but they are still classified as farmers under the country’s population control policies and tend to work in low-wage factory or construction jobs on a seasonal basis.
Advocates for land reform say the proposed changes would create more asset wealth for farmers and strengthen land security, which would in turn encourage peasants to invest in farming and increase productivity.
A law enacted in 2002 allows limited land-use trades between individual farmers, but does not permit unrestricted trade between farmers and companies, straight sales of land-use rights or the option to use the land as collateral to obtain a loan, Mr. Zhu said.
The major state news organizations reported Friday that rural land reform was at the top of the agenda for the plenary session. China Daily, the country’s official English-language newspaper, said, “The meeting is expected to make it easier for farmers to lease or transfer the management rights of their land, measures that have become necessary as many farmers move to cities as migrant workers.”
Private ownership of land is not allowed under the Constitution, and rural land is still effectively controlled by township- and village-level leaders. Officials characterize the proposed policy changes as allowing the farmers to lease or trade their 30-year land-use contracts to individuals or companies.
The issue remains a delicate one. Many party traditionalists strongly favor collective land ownership. They have argued that China’s economy is still not robust enough to absorb hundreds of millions of rural laborers full time. They also defend the system of allocating small plots of land to all rural families as guaranteeing farmers at least a subsistence income.
But repeated efforts to enliven the rural economy without freeing up land have failed, and proponents of moving toward partial privatization appear to have the upper hand.
One point under discussion is whether land contracts should be extended to 70 years from 30 years, scholars say, a move that would give farmers more security and presumably increase the value of their land-use rights.
Chinese leaders have been carefully preparing the public for a major announcement.
On Sept. 30, President
Hu Jintao, who is also the secretary general of the Communist Party, made a well-publicized visit to Xiaogang village in Anhui Province, the site in 1978 of a bold experiment in rejecting Maoist-era land collectivization. Since then, the village has been held up as a symbol of rural land reform.
Mr. Hu said at the time that farmers would soon be allowed to transfer their land contracts.
“Not only will the current land contract relationship be kept stable and unchanged over time, greater and protected land contract and management rights will be given to the peasants,” Mr. Hu said, according to Xinhua, the state news agency. “Furthermore, if the peasants wish to, they will be allowed to transfer the land contract and management rights in various ways and to develop management on an appropriate scale.”
Some farmers are already informally leasing out their land-use contracts. After Mr. Hu’s visit to Xiaogang, China Daily reported glowingly that one farmer who took part in the risky experiment in 1978, Yan Jinchang, had recently joined about 10 other households in renting 44 acres of land to a Shanghai company. In 2006, the company built a pig farm on the land.
Mr. Yan, 65, was made the pig farm’s manager.
“We raise special pigs that produce lean pork,” Mr. Yan said, according to the China Daily. “Our meat sells well in Shanghai, and we are profitable.”
From dynastic times onward, control of farmland has always been a central part of the relationship between Chinese rulers and the common people. Rulers are keenly aware of the fact that peasant rebellions related to land use and taxes have overthrown kingdoms throughout Chinese history.
Mao forced farmers into collectives, a move that turned out to be disastrous. In 1978, before the Chinese leader
Deng Xiaoping officially announced the start of his bold Reform and Open policy, 18 families in Xiaogang, including Mr. Yan’s, quietly decided to divide up communal farmland for personal use. It was the precursor to the land-use contract system that the government later enacted.
But since then, rural land reform has not kept pace with urban land reform, which partly explains while farmers have failed to capitalize on the economic gains of the past few decades. China allows urban residents to trade or sell their land-use contracts freely. That right has allowed people to profit from city property in ways that farmers have not legally been able to do.
There is speculation that Mr. Hu has chosen the party’s planning session this year to announce the rural reforms in order to link himself in the public eye with Mr. Deng, whose initial economic reforms were unveiled 30 years ago this month.
Huang Yuanxi contributed research.

No comments: