Wednesday, October 22, 2008

CSVN ĐÀN ÁP GIÁO XỨ AN BẰNG

Cộng sản Việt Nam đàn áp Giáo xứ An Bằng
Phóng viên FNA (Free News Agency) tường trình từ Huế
http://www.doi-thoai.com/baimoi1008_325.html


Đấu tranh cho Tự do Tôn giáo tại Huế
Bản tin ngày 21-10-2008
Cộng sản Việt Nam đàn áp Giáo xứ An Bằng

I- Tường thuật:

Làng An Bằng nằm ở vùng duyên hải (xin xem bản đồ dưới đây), giữa hai cửa Thuận An và Tư Hiền, cách thành phố Huế độ 25km theo đường chim bay, hướng Đông Nam, thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Làng thành lập từ năm 1571. Trước đây, đa số là ngư dân. Ngôn từ và cung cách rất đặc sắc, không nơi nào có: cương trực, bộc phát và rộng lòng. Lương giáo chan hòa tình tương thân tương ái, sống chết có nhau như chung một con thuyền giữa biển cả. Trong ngôi làng ấy, có giáo xứ An Bằng, thuộc Tổng Giáo phận Huế, đã lãnh nhận hồng ân đức tin Công giáo từ năm 1894, hiện gồm 800 giáo dân, chia thành 4 giáp: An Bắc, An Thượng, An Trung, An Mỹ. An Bắc là giáp sát biển, dân làm nghề đánh cá.

Giáp An Bắc với Thánh giá

Từ xưa, giáo dân An Bắc thường sum họp nơi mảnh đất thuộc khu vườn của ông Lê Khinh để đọc kinh chung thờ phượng Chúa. Sau này có dịp thuận lợi tổ chức hành lễ cầu an, mừng bổn mạng, mừng Chúa Giáng sinh, Phục sinh.

Giữa năm 2007, giáo dân làm đơn xin chính quyền xã và các cấp cho phép làm một đài lễ vững bền gồm một cây Thánh Giá, một bàn thờ, một tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu, bổn mạng của giáp, trên mảnh đất truyền thống (khoảng 600 m2) dùng làm nơi thờ tự. Sau 30 ngày, xã trả đơn và không phê duyệt gì. Tháng 12, để mừng lễ Chúa Giáng sinh, giáp dựng một cây Thánh giá gỗ, một bàn thờ xi-măng, làm một máng cỏ lớn hơn các năm trước.


Năm 2008, dựng Thánh giá bằng bê-tông, một bệ thờ bằng xi-măng. Giáo xứ hân hoan đọc kinh và dâng lễ cầu nguyện bình an cho giáp.


Cuộc Thương khó bắt đầu


· Ngày 16-09-2008, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Phú Vang gửi văn thư số 530/UBND-NV cho tôi là Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, quản xứ giáo xứ An Bằng, yêu cầu chỉ đạo Hội đồng Giáo xứ (HĐGX) và Ban Điều hành (BĐH) giáp An Bắc tháo dỡ “các công trình xây dựng trái phép” trên thửa đất thuộc rừng phòng hộ ven biển do UBND xã Vinh An quản lý. Được biết Đức Tổng Giám mục Huế Têphanô Nguyễn Như Thể cũng nhận được văn thư với đề nghị chỉ đạo tôi, HĐGX và BĐH giáp, còn HĐGX An Bằng thì nhận được văn thư với yêu cầu chỉ đạo BĐH giáp.

Với thư phúc đáp đề ngày 18-09-2008 gửi UBND huyện Phú Vang, tôi khẳng định:

1- Chúng tôi làm đài lễ trên “đất đã thuộc quyền người dân sở hữu hợp pháp và có quyền sử dụng (ông Lê Dị và con là ông Lê Tuân), hơn nữa đã cúng cho giáp An Bắc làm nơi thờ phượng từ lâu nay”.

2- “Sau hơn một tháng, UBND xã Vinh An đã trả lại đơn ngày 08-08-2007 mà không có ghi lý do trên đơn. Chúng tôi tiến hành làm đài lễ dịp mừng Chúa Giáng sinh”.

HĐGX đã gửi thơ phúc đáp ngày 23-09-2008 với nội dung như trên.

· Chiều ngày 24-09-2008, hai ông thuộc BĐH giáp là ông Nguyễn Đức Mân và ông Lê Chuyên bị “làm việc” với cán bộ huyện tại xã. Hai ông quả quyết không vi phạm đất rừng phòng hộ.

· Ngày 26-09-2008, lúc 13g, lực lượng cán bộ xã, huyện và bộ đội biên phòng bao vây đài lễ. Một số giáo dân đọc kinh trước Thánh giá. Sau đó, số giáo dân tăng đông. Tôi cùng cộng đoàn lần hạt Mân Côi và đọc kinh A Rất Thánh Giá thật sốt sắng. Lúc 17g, tôi nói với cộng đoàn: “Chúng ta là con cái ánh sáng, chúng ta làm việc ban ngày. Đêm sắp tới và có thể bị cắt điện, chúng ta tiến về nhà thờ dâng lễ”. Gặp một cán bộ xã đứng gần đó, tôi lớn tiếng: “Ban đêm muốn làm gì thì làm. Ban ngày muốn hạ Thánh giá phải đổ máu chúng tôi”.


Kể từ hôm đó đến nay, cán bộ và bộ đội đóng hai trại canh gác đài lễ, dù mưa to gió lớn của mùa lụt bão Huế.

· Ngày 27-09-2008, cảnh sát giao thông kéo tới chốt đường về nhà thờ từ 18g. Một hiện tượng chưa bao giờ có ở vùng quê xa đường lộ và vào đêm tối.

· Ngày 29-09-2008, từ 8 đến 10g30, ông Văn Đình Trung, chủ tịch HĐGX, ông Lê Văn Lượng, phó chủ tịch và tôi bị “làm việc” tại xã. Ông Phạm Bình Tịnh, chủ tịch UBND xã, ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch UBND huyện và nhiều cán bộ ban ngành buộc tội chúng tôi: hành lễ ngày 26-09 không xin phép, chiếm đất rừng phòng hộ v.v… Trước khi ký, tôi yêu cầu ghi vào biên bản:

1- Ngày 26-09 tại đài lễ có buổi cầu nguyện, không có hành lễ.

2- Làm đài lễ trên đất có chủ.

3- Có làm đơn xin phép làm đài lễ lên các cấp chính quyền.

Trong buổi làm việc, ông Ngọc nêu lên có 3 vụ đốt rừng gần đài lễ, nếu bắt được người vi phạm sẽ đưa ra tòa xử phạt nặng. Tôi phát biểu: “Trong ba vụ trên, tôi biết 2 vụ! Một do chính quyền đốt, hai do ông chủ từ đường gần đó quét rác dương quanh nhà và đốt bên hè nhà, chuẩn bị ngày chạp giỗ!” Ông Ngọc đứng lên nói to: “Có chỉ đạo!”

Khi tôi nói hồ sơ khiếu kiện đầy cả kho ở trung ương, đa số về nhà đất và sẽ còn thêm nữa, bao lâu quyền tư hữu của người dân chưa được hiến pháp tôn trọng, đúng như Tuyên ngôn Nhân quyền Liên Hiệp Quốc công nhận và Việt Nam đã ký vào, ông Ngọc nhấn mạnh: “Không bao giờ! Không bao giờ! Trong chế độ này không có quyền tư hữu đất đai!!!”

· Ngày 01-10: Điện thoại bàn ở nhà quản xứ bị câm điếc!

· Ngày 03-10: Cán bộ treo loa phát thanh khắp làng, nhất là vùng nhà thờ và giáp An Bắc.

· Ngày 04-10: 7g sáng tôi viếng Thánh giá, thấy bộ đội vẫn canh gác. Khi tôi đi về, họ đứng rải rác đó đây, lưng quay về phía tôi!

· Ngày 05-10, Chúa nhật: 8g sáng, cảnh sát giao thông chốt đường về nhà thờ.

· Ngày 08-10: từ 5g30, loa vang khắp làng An Bằng, nói về chính sách tự do tôn giáo của nhà nước, về luật đất đai v.v… bằng lối văn hỏi đáp, giọng nam nữ.

Lên án

· Ngày 10-10: Tôi “làm việc” tại UBND huyện từ 8g30 đến 10g30. Ông Phan Văn Quang, chủ tịch UBND, ông Dương Văn Ngọc, phó chủ tịch và khoảng 9 vị thuộc đủ ban ngành. Ông Quang buộc tội: chưa được phép xây dựng mà đã làm đài Thánh giá, nơi làm đài là đất rừng phòng hộ, buộc tháo dỡ. Tôi yêu cầu viết vào biên bản:

1- Đã có làm đơn, quá 30 ngày không trả lời là đã có pháp lý làm đài.

2- Đất làm đài là của ông Lê Khinh có trước 1945, con là ông Lê Dị, cháu nội là ông Lê Tuân thừa tự không tranh chấp. Mọi người trong vùng đều xác nhận là đất của ông Lê Khinh. Gia tộc ông không có một văn bản nào của chính quyền ra lệnh thu hồi, tịch thu đất và rừng dương của ông.

Ban chiều lúc 13g30: Ông Nguyễn Đức Mân, ông Lê Chuyên và anh Phạm Xuân Tuấn bị “làm việc” cách ly tại trụ sở công an huyện với công an huyện, tỉnh. Các ông đều xác định rằng việc làm đài lễ theo thủ tục và thực tế là đúng. Ông Lê Tuân làm việc với UBND, nói về nguồn gốc đất.

Tại đình làng An Bằng, cán bộ UBND xã huyện “làm việc” với 43 họ tộc. Ông Ngọc phó chủ tịch UBND huyện phổ biến lập luận: giáo dân giáp An Bắc chiếm đất rừng phòng hộ làm đài lễ, linh mục Giải chống nhà nước.

Trong ngày, một số thanh niên giáp An Bắc bị mời vào UBND xã, buộc không lên đài lễ nếu nhà nước tháo dỡ.

· Ngày 11-10: ông Lê Chuyên và anh Phạm Xuân Tuấn “làm việc” tiếp tại công an huyện.

Công an tới tận từng nhà dò hỏi, rỉ tai, dụ dỗ, hù dọa, như nhà ông Lê Ba, Đào Tấn Kỷ. Bầu khí nóng lên sự áp bức khiến dân làng ngao ngán. Loa đài vẫn tiếp tục sáng trưa chiều ra rả tuyên truyền, nhức óc điếc tai.

HĐGX và tôi nhận được văn thư của Hạt Kiểm lâm huyện Phú Vang số 64/CV-KL đề ngày 09-10-2008 buộc chúng tôi chỉ đạo giáp An Bắc tháo dỡ “công trình xây dựng trái phép” trên rừng phòng hộ UBND xã Vinh An quản lý. Chúng tôi gửi văn thư phúc đáp đề ngày 12-10-2008 chứng minh mảnh đất đã có chủ quyền, không vi phạm gì, không thể tháo dỡ.


(Xem hình và tài liệu nơi trang chính :
http://www.doi-thoai.com/baimoi1008_325.html

No comments: