Dân
trí vẫn là đáp án cho bài toán Việt Nam
05/05/2023
https://www.voatiengviet.com/a/dan-tri-van-la-dap-an-cho-bai-toan-viet-nam/7080358.html
Vấn đề là có bao nhiêu người Việt trong gần 100 triệu
người trong nước đọc và hiểu về những tư tưởng triết học chính trị này?
https://gdb.voanews.com/B878FBA5-F00C-42A0-BDC9-F1AD2EBFB026_cx0_cy12_cw0_w1023_r1_s.jpg
Bài toán Việt Nam, do đó, không còn thuần túy là chính trị. Nó là vấn đề
phát triển cá nhân (personal development). Nó là vấn đề dân trí. Dân trí là thiết
yếu. Hình minh họa.
Biến cố 30 tháng 4 năm nay tựu chung cũng
không khác nhiều so với những năm trước. Báo chí Tây phương thì có nhắc đến
nhưng ngày càng ít hơn, ngoại trừ các mạng nói về lịch sử và bài học về cuộc
chiến Việt Nam. Truyền thông của người Việt tị nạn cộng sản cũng như các bài
trên mạng xã hội như Facebook thì phần lớn nhắc đến lễ tưởng niệm và những tang
thương sau biến cố này, từ cải tạo đến vượt biên vượt biển và hải tặc. Nói
chung đây là ngày
đau buồn. Truyền thông trong nước, từ tiếng Việt đến tiếng Anh, vẫn một chiều
như mọi năm, nói về chiến thắng, thống nhất và ông Hồ Chí Minh.
Trong những ngày xoay
quanh 30 tháng 4, những nhà hoạt động trong nước không được đi lại vì có an
ninh canh gác suốt thôi. Nhiều năm rồi quen, nên họ cũng không ngạc nhiên hay
buồn phiền gì. Trong thời điểm mà tự do ngôn luận và tự do báo chí đã xuống đến gần mức thấp
nhất, nhiều nhà hoạt động thừa hiểu rằng vào nhà tù trong lúc này cũng chẳng
thay đổi được gì. Họ đành im lặng trong lúc này.
Trong dịp này cũng có một số bài viết đáng suy
ngẫm. Như bài của ông Ngô Nhân Dụng phỏng
đoán lịch sử 100 sau, tức năm 2075, sẽ nói gì về biến cố này. Cũng có
người như ông Bùi Văn Phú nói về đề tài hòa
giải. Đúng ngày 30 tháng 4, ông Nguyễn Gia Kiểng bàn về dân
chủ, đề tài mà gắn liền với bao năm hoạt động của ông. Như một số bài bàn về
dân chủ trước đây, ông Kiểng đi tìm lời giải cho nguyên do vì sao công cuộc vận
động dân chủ vẫn chưa thành. Theo ông Kiểng, đó là vì văn hóa chính trị Việt
Nam bị ảnh hưởng nặng nề của di sản văn hóa Khổng giáo, trong đó giới nhân sĩ
hàng đầu, quốc gia lẫn cộng sản, đều là những công thần phục vụ cho giới cai trị.
Thay vì dùng tư duy độc lập để lên tiếng cho lẽ phải thì họ vừa hời hợt trong
chính trị vừa im lặng trước những sai trái.
Về khía cạnh này, tôi đồng ý rằng giới nhân sĩ
hay trí thức hàng đầu của Việt Nam trong thế kỷ 20, từ quốc gia đến cộng sản, đều
không phải là những nhà tư tưởng chính trị. Nói chung Việt Nam, xưa và nay, thiếu
hẳn các nhà triết học. Trần Nhân Tông và Nguyễn Trãi là những tên tuổi lớn
nhưng vẫn chưa phải là triết gia. Trần Đức Thảo được xem là triết gia nổi tiếng
của miền Bắc, nhưng cho dù đồng ý với sự ghi nhận này đi nữa, những giá trị ông
mang lại cũng chẳng là gì ngày nay khi chính tư tưởng Mác cũng chỉ còn giá trị
phê bình chủ nghĩa tư bản cực đoan. Phạm Công Thiện được xem là người viết nhiều
tác phẩm mang tính triết học tại miền Nam Việt Nam, nhưng ảnh hưởng của ông
cũng không nhiều và không ra khỏi biên giới Việt Nam. Nguyễn Hưng Quốc không
xem Phạm Công Thiện là một nhà tư tưởng, ít nhất không phải là điểm nổi bậc nhất
trong tài năng của ông.
Trong khi đó những triết gia Anh, Pháp, Đức, Mỹ
v.v… cho ra những tác phẩm có ảnh hưởng sâu sắc lên bao nhiêu thế hệ chính trị
gia và tầng lớp trí thức và trung lưu trong lẫn ngoài đất nước của họ. Ảnh hưởng
lên toàn cầu. Những triết gia thời Hy Lạp như Socrates, Plato, Aristotle cho đến
thời Khai Sáng như John Locke, Jean-Jacques Rousseau, John Stuart Milton v.v…
đưa ra những triết lý về chính quyền, khế ước xã hội, công bằng, tự do, bình đẳng,
kinh tế, kinh tế chính trị, hay nói chung là chủ nghĩa cấp tiến (liberalism).
Những tư tưởng này đã làm khai sáng bao thế hệ kể từ thế kỷ 17 trở đi, truyền cảm
hứng cho tất cả những ai muốn sống trong tự do và bình đẳng, mà chính quyền chỉ
là công cụ để đại diện người dân lèo lái con thuyền quốc gia trong thời gian nhất
định. Nó đưa đến sự hình thành của nhà nước cộng hòa và dân chủ đầu tiên tại Mỹ,
và Pháp, và sau đó lan rộng toàn cầu.
Khoan nói đến triết gia, Việt Nam thiếu hẳn
các nhà nghiên cứu hay giáo sư dạy triết học chính trị trong thế kỷ 20 lẫn thế
kỷ 21. Đây là một lĩnh vực mà chưa có nhiều người Việt Nam đi vào, để có thể
xem là những chuyên gia. Một hiện tượng lạ lùng và chưa có lời giải thích.
Điều lạ lùng nữa là, nếu có bằng tiến sĩ được
xem là trí thức, thì một số trí thức Việt Nam mà tôi biết hoàn toàn không biết
về khoa học chính trị, dù họ đang dạy ở một trường đại học nào đó tại Mỹ hay
Úc. Tư duy của họ về chính trị vẫn chủ yếu là chính trị xôi thịt (politicking),
cá lớn nút cá bé, nước mạnh lấn hiếp nước nhỏ. Họ ngạc nhiên khi nghe tôi nói
là có cả một rừng chuyên ngành về chính trị học và triết học chính trị. Những
người Việt cùng thế hệ tôi, chuyên môn trong nhiều ngành nghề khác nhau, nhưng
không có mấy người cầm lấy một cuốn sách triết học chính trị hay biết về các
triết gia thời Khai Sáng. Ngay cả một số bạn đang hành nghề luật sư, nếu lúc
còn trong trường học luật mà không chọn chính trị làm môn tự chọn (elective
subject), thì đến giờ vẫn không biết gì về triết học chính trị, mặc dầu một số
tư tưởng của các triết gia này ảnh hưởng sâu sắc lên tư duy về công lý. Chánh
Thẩm phán của Tòa Tối cao Úc Susan Keifel, chẳng hạn, có những bài
viết và phát biểu rất sâu sắc về nền tư pháp và công lý của Úc, và bà
Keifel thường nhắc đến những tư tưởng ảnh hưởng sâu đậm lên nền công lý tại Úc
và toàn cầu.
Trong khi đó, những bạn Úc của tôi đọc thật
sâu và hiểu thật rộng. Với những người không chuyên về chính trị học đi nữa, những
môn họ chọn thời trung học hay đại học cho ngành nhân văn hay nghệ thuật ít nhiều
đều có lý thuyết và triết học. Nó cho họ kiến thức bao la về tư tưởng để làm nền
tảng soi sáng con đường họ đi.
Tôi được biết có một thời phong trào tìm hiểu
triết lý chính trị thời Khai Sáng đã được một số bạn trẻ Việt Nam hưởng ứng. Ho
đứng ra tổ chức các buổi tham luận như vậy tại Việt Nam, và được sự bảo trợ của
giáo sư Chu Hảo, chẳng hạn. Giờ này mỗi người một phương hướng, và những cánh
én như thế vẫn chưa làm nên mùa xuân.
Ông Kiểng kết luận trong bài viết về 30 tháng
4 rằng câu trả lời cho câu hỏi “bao giờ Việt Nam mới có dân chủ” là “hạn kỳ dân
chủ không còn xa, nhất là nếu chúng ta tích cực cổ võ cho cố gắng thay đổi văn
hóa chính trị đang diễn ra.”
Nghĩa là văn hóa chính trị phải có trước, rồi
mới có dân chủ. Tư tưởng phải đi trước để hướng dẫn hành động. Thật vậy.
Vấn đề là có bao nhiêu
người Việt trong gần 100 triệu người trong nước đọc và hiểu về những tư tưởng
triết học chính trị này? Rồi từ cấp hiểu đến cấp làm, đến xây dựng thành văn
hóa, là cả một quá trình dài. Có khi vài chục năm và vài thế hệ, nếu mọi sự
suông sẻ. Nhưng hiện nay tự do báo chí,
ngôn luận và tư tưởng đang bị kìm kẹp thô bạo. Ngay cả khi Việt Nam có thay đổi,
chắc gì sẽ xây dựng được văn hóa chính trị cấp tiến trong thời gian canh tân đất
nước?
Con đường dân chủ cho Việt Nam, theo quan sát
của tôi, vì thế thật không dễ dàng hay lạc quan chút nào.
Nếu không có những khái niệm nền tảng về tự do, công bằng, bình đẳng,
công lý, pháp quyền, v.v… thì làm sao có thể xây dựng tập thể, cộng đồng hay quốc
gia theo viễn kiến dân chủ mà chúng ta mong muốn?
Nhà nước cộng
sản Việt Nam không hề có những khái niệm này, nên họ có xây được cái gì cho ra
hồn đâu.
Cho nên bài toán của Việt Nam, theo tôi, phải
tính khác. Phải tìm giải đáp khác.
Yếu tố quan trọng nhất, cái phải bắt đầu trước
hết, là khát vọng hay ước mơ muốn thấy sự thay đổi từ đa số người Việt Nam. Ước
mơ như thế cần được truyền cảm hứng từ một thiểu số sang thành đa số. Không có
khát vọng thay đổi, mà chỉ nhìn mọi thứ bằng tiền, bằng vật chất, thì làm sao
thay đổi? Không thay đổi tư duy mình trước thì làm sao thay đổi được người
chung quanh?
Bài toán Việt Nam, do đó, không còn thuần túy
là chính trị. Nó là vấn đề phát triển cá nhân (personal development). Nó là vấn
đề dân trí. Dân trí là thiết yếu.
Và nó an toàn. Quan trọng là an toàn.
No comments:
Post a Comment