Chỉ
mong bà Dung không... đột tử trong tù
05/05/2023
https://www.voatiengviet.com/a/chi-mong-ba-dung-khong-dot-tu-trong-tu/7080338.html
Điểm đầu tiên đáng chú ý là vào thời điểm đó, đại
diện Sở GDĐT Nghệ An khẳng định với báo giới, rằng nơi này không nhận được bất
kỳ ý kiến, văn bản nào từ Bộ GDĐT về chuyện bà Dung. Điều đó cho thấy...
https://gdb.voanews.com/01000000-0aff-0242-fe47-08db4a5081eb_w1023_r1_s.jpg
Bà Lê Thị Dung khi còn là giám đốc một trung tâm giáo dục ở huyện Hưng
Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Do tác động của mạng xã hội, một số cơ quan hữu
trách và cơ quan truyền thông chính thức đã lên tiếng về phán quyết mà Tòa án
huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã tuyên hôm 24/4/2023 đối với bà Lê Thị Dung,
52 tuổi, cựu Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Giáo dục thường xuyên (TT
GDNN GDTX) huyện Hưng Nguyên.
Chẳng hạn, hồi cuối tháng rồi, Bộ Giáo dục Đào
tạo (GDĐT) cho biết đã “trao đổi trực tiếp với UBND tỉnh Nghệ An” về
chuyện bà Dung bị phạt năm năm tù và... “mong muốn cơ quan pháp luật của tỉnh
xem xét vụ án một cách toàn diện, đảm bảo xét xử nghiêm minh, khách quan, công
bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, đảm bảo quyền lợi hợp pháp,
chính đáng của công dân nói chung, nhà giáo nói riêng, đồng thời cũng thể hiện
tính nhân văn của hệ thống pháp chế XHCN” (1).
Điểm đầu tiên đáng chú ý là vào thời điểm đó,
đại diện Sở GDĐT Nghệ An khẳng định với báo giới, rằng nơi này không nhận được
bất kỳ ý kiến, văn bản nào từ Bộ GDĐT về chuyện bà Dung. Điều đó cho thấy, việc
Bộ GDĐT “trao đổi” với UBND tỉnh Nghệ An sau khi “nắm được sự việc”
dường như chỉ vì “sự việc” đang gây ra trận bão dư luận có... liên quan
đến... giáo giới nên bộ có... nhu cầu chứng minh với công chúng là họ có... ý
thức trách nhiệm với giáo giới như công chúng... mong muốn và đòi hỏi!
Sở GDĐT Nghệ An – nơi... liên quan đến... giáo
giới ở tầm thấp hơn nhưng mức độ liên quan tới đương sự trực tiếp và mật thiết
hơn – cũng tư duy và hành xử công quyền theo kiểu y hệt như vậy. Phát biểu của
người đại diện chứng tỏ sở không thèm bận tâm đến việc viên chức trong hệ thống
giáo dục của mình - bị... “truy cứu trách nhiệm hình sự” là đúng hay
sai, thành ra khi hệ thống tư pháp khởi tố - truy tố - xét xử bà Dung, trong
hai công văn phúc đáp hệ thống tư pháp, sở chỉ khẳng định họ không biết gì về “Quy
chế chi tiêu nội bộ” và vì... chính quyền huyện Hưng Nguyên là nơi quản lý
các hoạt động ngoài chuyên môn của TT GDNN GDTX nên năm năm qua sở không thanh
tra trung tâm này.
Nhìn một cách tổng quát, xét về ý thức trách
nhiệm đối với giáo giới, Bộ GDĐT có phần... nhỉnh hơn Sở GDĐT tỉnh Nghệ An
nhưng xét về việc tôn trọng... “luật pháp XHCN” thì Sở GDĐT tỉnh Nghệ
An... khá hơn vì đã cố gắng tỏ ra có.... biết về sự... “độc lập” của tòa
án.
Tại sao Tòa án hoạt động theo nguyên tắc... “xét
xử độc lập” mà Bộ GDĐT còn “trao đổi” với UBND tỉnh Nghệ An để đưa
ra những đề nghị như đã trích dẫn ở đầu bài này? “Trao đổi” như thế
không chỉ... vô pháp mà còn vô tình... “vạch áo cho người xem lưng”, vô
tình minh định nguyên tắc “xét xử độc lập” chỉ là một thứ bánh vẽ để
trang điểm cho “dân chủ XHCN”.
Cho dù trên thực tế, chính quyền địa phương
(bao gồm cả UBND tỉnh, đặc biệt là tỉnh ủy – cơ quan mà các thành viên lãnh đạo
UBND tỉnh đương nhiên được góp một... “chân”) có thể lũng đoạn hoạt động
điều tra – truy tố - xét xử nhưng việc công bố đã... “trao đổi” với UBND
tỉnh Nghệ An để nơi này chỉ đạo “các cơ quan pháp luật trong tỉnh”
rõ ràng là... “thiếu cảnh giác cách mạng” và... “non kém về chính trị”
vì mặc nhiên xác nhận các hệ thống từ chính trị đến công quyền, tư pháp tại Việt
Nam vẫn thế, vẫn vận hành theo... hứng khi... “sống và làm việc theo hiến
pháp, pháp luật” để xây dựng “xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Nếu “pháp chế XHCN” thật sự nghiêm
minh, không cho phép một cơ quan thuộc nhánh hành pháp như Bộ GDĐT bỏ qua Tòa
án Tối cao, Viện Kiểm sát Tối cao – những cơ quan mà theo “pháp luật XHCN”
ngoài thẩm quyền còn có trách nhiệm xem xét lại các bản án bị coi là “có vấn
đề” để kháng nghị - thì chắc chắn Bộ GDĐT đã đi... “đường chính” chứ
không chọn... “đường tắt” đến thẳng UBND tỉnh Nghệ An – nơi mà búa rìu
dư luận đang bổ vào vì công chúng tin rằng, các hệ thống (chính trị, công quyền,
tư pháp) ở địa phương này đã bắt tay để... “trị” bà Dung. Cách xử sự của
Bộ GDĐT cho thấy dường như bộ chỉ có nhu cầu hướng... “mũi dùi” của...
dư luận sang chỗ khác!
***
Điểm thứ hai đáng chú ý
là dẫu bản án mà Tòa án huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An đã trở thành tâm của trận
bão dư luận khiến mức độ bất bình, căm phẫn của công chúng càng ngày càng cao
nhưng ngành Tòa án và ngành Kiểm sát vẫn lặng thinh. Trừ Bộ GDĐT chuyển động
như vừa đề cập, cả Viện Kiểm sát Tối cao lẫn Tòa án Tối cao cùng dửng dưng dù
việc xem xét lại một bản án như thế thuộc phạm vi trách nhiệm của cả hai. Vì
sao lại thế? Nếu theo dõi phản ứng của công chúng trên mạng xã hội về phán quyết
của Tòa án huyện Hưng Nguyên ắt sẽ thấy, “mũi dùi” của dư luận chỉ chĩa
vào... “công lý” và “pháp chế XHCN” chứ không nêu đích danh hai
cơ quan này và có lẽ đó là lý do!
Cơ quan duy nhất trong ngành tòa án đã lên tiếng
về bản án sơ thẩm mà Tòa án huyện Hưng Nguyên đã tuyên đối với bà Dung là Tòa
án tỉnh Nghệ An song nơi này chỉ xác định bà Dung đã kháng cáo và vì dư luận
như đã biết nên Tòa án tỉnh Nghệ An đã yêu cầu Tòa án huyện Hưng Nguyên báo cáo
để... “nghiên cứu, đánh giá khách quan, xét xử theo đúng quy định pháp luật” (3)
- điều mà về lý thuyết, tòa án nào cũng phải tuân thủ nên Tòa án tỉnh
Nghệ An không thể làm khác khi phải phúc thẩm vụ án. Không có chức trách “nghiên
cứu. đánh giá khách quan” để bảo đảm việc xét xử vụ án này phải “đúng
quy định pháp luật” nhưng một số người am tường pháp luật đã lên tiếng...
Qua tờ Tuổi Trẻ, ông Vũ Văn Tính - Giảng viên
Khoa Pháp luật của Học viện Hành chính quốc gia - bảo rằng, sau khi nghiên cứu
cáo trạng vụ Lê Thị Dung “lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ”,
ông thấy Hội đồng xét xử (HĐXX) sơ thẩm vụ án này đã “áp dụng pháp luật
sai, mức án thiếu nhân văn”. Một thẩm phán của Tòa Hình sự Tòa án TP.HCM
cũng bảo với tờ Tuổi Trẻ rằng, Tòa án huyện Hưng Nguyên đã áp dụng sai một nghị
quyết mà Tòa án Tối cao đã ban hành để hướng dẫn xét xử nên “quyết định hình
phạt không đúng, dẫn đến phán quyết thiếu nhân văn, không phù hợp với mức độ và
hành vi phạm tội” (4).
Có thể ông Tính ở tuốt... Hà Nội, còn vị thẩm
phán nào đó muốn ẩn danh thì ở tuốt... TP.HCM nên chỉ nghiên cứu cáo trạng còn
lãnh đạo Tòa án tỉnh Nghệ An thì ở ngay tại... Nghệ An nên phải... “nghiên cứu”
nhiều yếu tố khác nằm bên ngoài... “luật pháp XHCN”. Đó có thể là lý do
dù “dư luận” đã phơi ra nhiều thứ: Ví dụ bà Dung bắt đầu “lên bờ, xuống
ruộng” cách nay chừng mười năm sau khi phản đối Giám đốc Sở GDĐT Nghệ An “tuyển
dụng chui” khiến chính quyền tỉnh phải yêu cầu ông ta... “rút kinh nghiệm”.
Ví dụ bà Dung liên tục khiếu nại chính quyền huyện Hưng Nguyên “khiển trách”
bà sai khiến chính quyền tỉnh Nghệ An phải yêu cầu lãnh đạo huyện... “kiểm
điểm những cá nhân đã tham mưu việc ra quyết định kỷ luật” bà.
Ví du tại sao sau khi quyết định khởi tố phải vào tận trường còng tay, áp giải
bà Dung về công an huyện dù tính chất, mức độ của vụ án không tới mức cần phải
làm như vậy, trừ khi muốn “giáo dục, răn đe” toàn bộ cán bộ, nhân viên
cơ sở giáo dục này để... “phòng ngừa chung”? Ví dụ tại sao phải áp dụng
hình thức “biệt giam” bà Dung trong hơn một năm? Ví dụ tại sao HĐXX lại
tống cổ hai luật sư bào chữa cho bà Dung ra ngoài để buộc bà “tự bào chữa”?
Ví dụ tại sao khi tuyên án HĐXX lại công khai dằn mặt bà Dung rằng sở dĩ bà phải
lãnh năm năm tù vì... “không chịu nhận tội, không chịu khắc phục hậu quả”?..
...nhưng Tòa án tỉnh Nghệ An – nơi sẽ đưa vụ
án ra xét xử theo trình tự phúc thẩm vẫn cần... “nghiên cứu” gì đó, kể cả
khi đã... “nắm bắt dư luận”, đã biết trong phiên xử chia thành... ba đợt
(đợt một 7/4/2023, đợt hai từ 10/4/2023 đến 11/4/2023, đợt ba 17/4/2023, đợt bốn
24/4/2023), HĐXX sơ thẩm từng phải triệu tập bác sĩ để giám định sức khỏe của
bà Dung và vị bác sĩ này đã xác nhận cả tim mạch lẫn huyết áp của bà đều bất
thường. Tại sao thay vì có thể áp dụng “luật pháp XHCN” để “thay đổi
biện pháp ngăn chặn” cho bà Dung được “tại ngoại hầu tra”, Tòa án tỉnh
Nghệ An vẫn tán thành việc “gia hạn tạm giam” bà Dung (bị cáo trong một
vụ án gây nhiều tranh cãi) thêm 45 ngày nữa (5).
Tới giờ, dẫu đã “được” HĐXX sơ thẩm răn
đe bằng phán quyết năm năm tù nhưng bà Dung vẫn cương quyết không nhận tội – vẫn
kháng cáo. Đã dám khăng khăng mình vô tội vì: Quy chế Chi
tiêu nội bộ đã được xây dựng minh bạch, đã gửi cho Phòng Tài chính và
Kho bạc Nhà nước huyện Hưng Nguyên để kiểm soát chi. Trong quá trình thực
hiện, việc thanh toán diễn ra công khai, đúng quy chế này, không có bất kỳ
cơ quan có thẩm quyền nào xác định Quy chế Chi tiêu nội bộ ở TT GDNN
GDTX là sai (6) thì phải... ráng chịu! Với những gì đã biết và đang thấy
ở Cộng hòa XHCN Việt Nam, với tình trạng sức khỏe như bác sĩ đã xác nhận trước
tòa, ai dám chắc bà Dung không đột tử trong tù!
-----------------
Chú thích
(2) https://thanhnien.vn/ba-le-thi-dung-khang-cao-ban-an-5-nam-tu-185230502153855922.htm
(5) https://plo.vn/co-giao-bi-phat-5-nam-tu-tiep-tuc-bi-tam-giam-them-45-ngay-post731526.html
No comments:
Post a Comment