Thượng
Đỉnh Đông Á: Mỹ cam kết sát cánh cùng đối tác bảo vệ tự do hàng hải
Trọng
Nghĩa -
RFI
Đăng ngày: 28/10/2021 - 13:50
Trong cuộc họp trực tuyến ngày hôm qua 27/10/2021 của
các lãnh đạo trong khối Thượng Đỉnh Đông Á EAS (East Asian Summit), có sự tham
dự của thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, tổng thống Mỹ Joe Biden nhắc lại cam
kết cùng với các đối tác trong khu vực bảo vệ tự do trên biển và dân chủ.
Tổng thống Mỹ Joe
Biden (giữa màn hình) dự thượng đỉnh Đông Á lần thứ 16, trực tuyến, ngày
27/10/2021. AP
Trong một bản thông cáo báo chí, Nhà Trắng cho
biết là tổng thống Mỹ đã nhắc rằng Hoa Kỳ luôn luôn gắn bó với “trật tự dựa
trên luật pháp quốc tế” đồng thời bày tỏ thái độ “quan ngại trước
các mối đe dọa trật tự đó”. Ông Joe Biden cũng nói rõ là nước Mỹ
"sẽ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác để hậu thuẫn cho dân chủ,
nhân quyền, pháp quyền và quyền tự do hàng hải”.
Thông điệp của tổng thống được cho là nhắm vào
các hành động của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là tại Biển Đông, nơi Bắc
Kinh không ngần ngại dùng biện pháp mạnh để áp đặt đòi hỏi chủ quyền của họ
trên gần như toàn bộ vùng biển, bất chấp phản đối của các láng giềng Đông Nam Á
như Việt Nam, Philippines hay Malaysia.
Hoa Kỳ đã công khai ủng hộ các nước Đông Nam Á
trong hồ sơ Biển Đông, thường xuyên cho chiến hạm tiến hành các chiến dịch nhằm
bảo vệ quyền tự do hàng hải trong vùng.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, tại hội nghị, thủ
tướng Nhật Bản Fumio Kishida cũng nêu lên vấn đề Biển Đông. Phát biểu với báo
chí sau hội nghị trực tuyến, ông Kishida cho biết là ông đã chuyển đến các lãnh
đạo khác “lập trường kiên định” của Nhật Bản về an ninh trên
Biển Đông và biển Hoa Đông.
Đại diện Bắc Kinh tham gia Thượng Đỉnh Đông Á,
thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã biện minh cho các hành động của Trung Quốc.
Hãng tin Kyodo, trích dẫn Tân Hoa Xã cho biết là phát biểu với hội nghị vào hôm
qua, ông Lý Khắc Cường đã khẳng định rằng nhờ nỗ lực chung của Trung Quốc và
các nước ASEAN, “tình hình ở Biển Đông nhìn chung đã duy trì được sự ổn định,
và chưa bao giờ có vấn đề gì xảy ra đối với tự do hàng hải và hàng không”
Ngoài vấn đề an ninh hàng hải, trong phát biểu
hôm qua tại Thượng Đỉnh Đông Á, tổng thống Mỹ Biden cho biết Washington sẽ bắt
đầu đàm phán với các đối tác ở Ấn Độ-Thái Bình Dương về việc phát triển một
khuôn khổ kinh tế khu vực, điều được cho là thiếu sót lớn trong chiến lược Ấn Độ-Thái
Bình Dương của Hoa Kỳ hiện nay.
Theo Reuters, một quan chức Mỹ cao cấp trong
chính quyền Biden đã nói ngay sau đó là sáng kiến mà ông Biden loan báo “không
phải là một thỏa thuận thương mại”, theo kiểu như Hiệp Định Xuyên Thái Bình
Dương TPP mà Hoa Kỳ đã từ bỏ.
Thượng Đỉnh Đông Á là cơ chế tập hợp 10 nước
Đông Nam Á ASEAN, ba nước Đông Bắc Á (Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc), một nước
Nam Á là Ấn Độ, hai nước châu Đại Dương (New Zealand và Úc) cùng với Mỹ và
Nga.
***
CÁC NỘI DUNG LIÊN
QUAN
Đô
đốc Aquilino : Mỹ tiếp tục hoạt động ở Biển Đông để bảo đảm thịnh vượng cho tất
cả các nước
Biển
Đông: Ủy ban Đối ngoại Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Bắc Kinh
.
==========================================
.
.
Tổng thống Joe
Biden thề sát cánh cùng Châu Á, chỉ trích TQ về vấn đề Đài Loan
BBC
News Tiếng Việt
28 tháng 10 năm 2021, 11:56 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/world-59073098
Thủ tướng Trung Quốc
Lý Khắc Cường phát biểu trong Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 27 tháng 10 năm 2021
Tổng thống Joe Biden nói với các quốc gia Đông Nam
Á hôm thứ Tư rằng Hoa Kỳ sẽ sát cánh với họ trong việc bảo vệ tự do các vùng biển
và dân chủ, đồng thời gọi các hành động của Trung Quốc nhằm vào Đài Loan là
"cưỡng bức" và là một mối đe dọa đối với hòa bình và sự ổn định,
theo Reuters.
Phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Đông Á trực
tuyến có sự tham dự của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Biden cho biết
Washington sẽ bắt đầu đàm phán với các đối tác ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương về việc phát triển khuôn khổ hợp tác kinh tế khu vực, điều mà giới phê
bình cho rằng chiến lược khu vực của ông còn thiếu sót.
Đông Nam Á đã trở thành chiến trường chiến lược
giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc - quốc gia kiểm soát phần lớn Biển Đông. Bắc Kinh đã
gây áp lực quân sự và chính trị lên một Đài Loan có nền dân chủ mạnh mẽ, hòn đảo
tự trị mà Bắc Kinh coi là của riêng họ.
Biden tái xác nhận rằng Hoa Kỳ có một cam kết
"vững chắc" đối với Đài Loan. "Chúng tôi vô cùng lo ngại trước
các hành động... cưỡng bức của Trung Quốc," ông Biden nói và cho rằng
chúng "đe dọa hòa bình và ổn định khu vực".
Ông Lý Khắc Cường nói với hội nghị thượng đỉnh,
nơi quy tụ lãnh đạo nhóm ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên cùng các đối tác
trong khu vực, rằng việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do hàng hải và hàng
không ở Biển Đông là lợi ích của tất cả mọi bên. Ông nói: "Biển Đông là
ngôi nhà chung của chúng ta."
Ông Biden tuần trước cho biết Hoa Kỳ, nước có
nghĩa vụ cung cấp cho Đài Loan phương tiện để tự vệ theo một luật năm 1979, sẽ
đứng ra bảo vệ Đài Loan nếu bị Trung Quốc tấn công.
Những bình luận này đã gây xôn xao dư luận bởi
chúng dường như thoát ra khỏi chính sách "mơ hồ chiến lược" lâu nay của
Hoa Kỳ về việc Washington sẽ phản ứng như thế nào trước một kịch bản như vậy.
Nhà Trắng cho biết ông Biden không phát đi tín
hiệu về sự thay đổi trong chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan, và một số nhà
phân tích đã cho rằng bình luận của ông chỉ là sự lỡ lời.
Căng thẳng giữa Đài Loan và Trung Quốc đã leo
thang trong những tuần gần đây khi Bắc Kinh liên tục tổ chức các hoạt động trên
không tại Eo biển Đài Loan, tuyến đường thủy ngăn cách hòn đảo và đất liền.
Tuần trước, Trung Quốc đã bày tỏ sự không hài
lòng về những bình luận của ông Biden, kêu gọi Washington "không gửi những
tín hiệu sai trái tới các lực lượng đòi độc lập cho Đài Loan, để tránh gây tổn
hại nghiêm trọng đến mối quan hệ Trung-Mỹ và hòa bình, ổn định ở Eo biển Đài
Loan".
Biden đã cùng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á phản
đối chính quyền quân sự Myanmar.
Ông nói: "Ở Myanmar, chúng ta phải xử lý
thảm kịch do cuộc đảo chính quân sự đang ngày càng phá hoại sự ổn định của khu
vực" đồng thời kêu gọi trả tự do cho các tù nhân chính trị và quay lại với
thể chế dân chủ.
ASEAN đã bắt đầu ba ngày hội nghị thượng đỉnh
vào thứ Ba mà không có đại diện từ Myanmar sau khi vị tướng đứng đầu nước này bị
loại vì đã phớt lờ các đề xuất hòa bình.
Biden cũng cho biết ông sẽ lên tiếng cho
"nhân quyền ở Tân Cương và Tây Tạng (và) quyền của người dân Hồng
Kông". Trung Quốc phủ nhận các hành vi vi phạm nhân quyền ở các vùng xa
xôi của họ như Tân Cương và Tây Tạng và ở Hong Kong, thuộc địa cũ của Anh.
Sáng kiến kinh tế
của Biden
Ông Biden cho biết Washington sẽ bắt đầu thảo
luận với các đối tác khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để phát triển khuôn khổ
hợp tác kinh tế khu vực.
Những người chỉ trích chiến lược của Hoa Kỳ tại
khu vực đã chỉ ra rằng nước này thiếu một thành tố kinh tế trong khu vực sau
khi cựu Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận thương mại hiện được gọi là
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương vào năm 2017.
Chính quyền Biden cho đến nay đã tránh mọi động
thái quay trở lại thỏa thuận mà giới chỉ trích cho rằng có thể khiến nước Mỹ mất
việc làm và một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ nhấn mạnh rằng sán rằng
sáng kiến mà tổng thống đề cập đến "không phải là một thỏa thuận thương mại".
"Những gì tổng thống nói... là chúng tôi
sẽ bắt đầu thảo luận với các đối tác để phát triển một khuôn khổ hợp tác kinh tế
nhằm định vị chúng tôi tốt trong tương lai - tập trung vào việc làm cho cuộc sống
tốt hơn cho người lao động và tầng lớp trung lưu - và điều đó sẽ định hướng cho
sự tham gia kinh tế của chúng tôi trong khu vực," quan chức này nói.
Một bản tin của Nhà Trắng cho biết mạng lưới dự
kiến cũng sẽ "xác định các mục tiêu chung của chúng ta về việc tạo thuận lợi
thương mại" cũng như các tiêu chuẩn về giảm carbon và năng lượng sạch.
Úc và ASEAN hôm thứ Tư đã đồng ý thiết lập
"quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", một dấu hiệu cho thấy
Canberra có tham vọng đóng một vai trò lớn hơn trong khu vực.
Thủ tướng Úc Scott Morrison cho biết thỏa thuận
sẽ tăng cường quan hệ ngoại giao và an ninh, đồng thời hứa nước này sẽ "hỗ
trợ thực chất".
Ông Morrison đã tìm cách trấn an ASEAN rằng một
hiệp ước an ninh ba bên đã được thống nhất vào tháng trước giữa Hoa Kỳ, Anh và
Úc, theo đó Úc sẽ được tiếp cận với các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân,
sẽ không phải là mối đe dọa đối với khu vực.
***
TIN LIÊN QUAN
.
Joe Biden nói 'bảo vệ
Đài Loan nếu Trung Quốc đánh': Nói thật hay nhầm?
22 tháng 10 năm 2021
.
Đài Loan nói hàng chục máy
bay quân sự Trung Quốc vào ADIZ
3 tháng 10 năm 2021
.
Kỷ lục 56 máy bay Trung Quốc
xâm nhập vùng phòng không của Đài Loan
5 tháng 10 năm 2021
.
Căng thẳng với Trung Quốc
tồi tệ nhất trong 40 năm, Đài Loan nói
6 tháng 10 năm 2021
.
Đài Loan nói Trung Quốc
‘mơ bắt chước Taliban’
21 tháng 8 năm 2021
.
Đại tướng Mỹ nói vụ thử
tên lửa của Trung Quốc ‘rất đáng lo ngại’
28 tháng 10 năm 2021
.
Thủ tướng Đài Loan: 'Khác
Afghanistan, ta không bỏ chạy, không sợ chiến đấu'
17 tháng 8 năm 2021
.
Tập Cận Bình thề 'thống nhất'
với Đài Loan
9 tháng 10 năm 2021
No comments:
Post a Comment