Wednesday, December 21, 2016

OBAMA CẤM KHOAN DẦU "VĨNH VIỄN" Ở BẮC CỰC & ĐẠI TÂY DƯƠNG (Nhật Báo Ba Sàm)




Posted by adminbasam on 21/12/2016

Đôi lời: Hầu hết những người mà Trump bổ nhiệm trong nội các chính quyền sắp tới, đều là những người không thân thiện với môi trường. Cũng như Trump, những người mà ông ta chọn vào nội các, đều không tin vào khoa học, không tin vào biến đổi khí hậu hay hiện tượng hâm nóng toàn cầu, như Scott Pruitt làm người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường – EPA; hay Rick Perry là người đòi dẹp Bộ Năng lượng, nhưng được Trump chọn làm Bộ trưởng Bộ Năng lượng…

Trump dự định bổ nhiệm cựu người nhái Ryan Zinke làm Bộ trưởng Nội vụ, trong khi ông này ủng hộ khuynh hướng chính quyền liên bang quản lý hàng trăm triệu acres đất công, để rồi chính quyền sẽ cho bọn tài phiệt vào khai thác dầu và tài nguyên thiên nhiên ở những khu đất công này.

Lo sợ khi Donald Trump lên nắm quyền, sẽ bảo vệ các nhà tài phiệt, khai thác hết các nhiên liệu hóa thạch ở California, hôm 13/12, Thống đốc Jerry Brown cũng đã gửi thư cho Tổng thống Obama, yêu cầu chính quyền liên bang hãy cấm vĩnh viễn, không cho các nhà tài phiệt vào khoan dầu ở ngoài khơi bờ biển California, nhằm chống lại những tác động của biến đổi khí hậu.

Ngay cả Kim Jong-un tin vào biến đổi khí hậu, nhưng Trump không tin, bởi vì nếu tin vào biến đổi khí hậu, thì Trump và những công ty khai thác dầu đằng sau ông ta, sẽ không còn đất sống. Trump và nội các ông ta sẽ tàn phá môi trường mà hàng chục, thậm chí cả trăm năm qua, người Mỹ đã cố công bảo vệ. Đó là mối lo ngại lớn nhất của những nhà khoa học, những nhà hoạt động bảo vệ môi trường. Lệnh cấm khoan dầu vĩnh viễn ở Bắc cực và Đại Tây Dương của Tổng thống Obama là hành động cần thiết để bảo vệ môi trường trên trái đất này.


_____

21-12-2016

Tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama ra lệnh cấm khai thác dầu khí vĩnh viễn tại “phần lớn” vùng biển phía Bắc do Mỹ sở hữu.
Ông Obama xác định một số khu vực biển Bắc cực và Đại Tây Dương không được phép cho thuê trong tương lai.
Động thái này được xem là nỗ lực bảo vệ khu vực này trước khi ông Obama rời nhiệm sở vào tháng Giêng.
Những người ủng hộ Tổng thống đắc cử Donald Trump cho rằng rất khó để đảo ngược quyết định này.

Canada cũng cam kết biện pháp tương tự trong vùng biển Bắc cực do nước này sở hữu, trong tuyên bố chung với Washington.

Nhà Trắng cho biết quyết định này nhằm hướng đến “hệ sinh thái và nền kinh tế Bắc Cực mạnh mẽ, bền vững và khả thi.”
Nhà Trắng giải thích một số lý do của lệnh cấm là nhu cầu văn hóa bản địa, quan ngại về động vật hoang dã và nguy cơ tổn thương tài nguyên trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu tại khu vực này.
Nhưng trong khi Canada cân nhắc động thái này mỗi 5 năm, Nhà Trắng khẳng định lệnh cấm của ông Obama là vĩnh viễn.

‘Quan ngại‘

Quyết định trên căn cứ vào một đạo luật năm 1953 cho phép tổng thống ra lệnh cấm cho thuê tài nguyên biển vô thời hạn.

Trong chiến dịch tranh cử, Donald Trump cho biết ông sẽ tận dụng lợi thế của Mỹ về trữ lượng dầu mỏ, gây quan ngại cho các nhóm bảo vệ môi trường.
Nhưng những người ủng hộ ông nhận định rằng bất kỳ nỗ lực nào nhằm đảo ngược quyết định của ông Obama sẽ đem đến thách thức pháp lý.

Phản ứng trước tuyên bố Bắc Cực, nhóm Friends of the Earth cho biết: “Chưa từng có tổng thống nào hủy bỏ một lệnh thu hồi vĩnh viễn hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi của người tiền nhiệm.”
“Nếu Donald Trump cố gắng đảo ngược lệnh cấm của Tổng thống Obama, ông ấy sẽ phải ra hầu tòa.”

Tuy nhiên, Viện Dầu khí Hoa Kỳ cho rằng: “Không có khái niệm lệnh cấm vĩnh viễn”, và họ hy vọng rằng chính quyền của ông Trump sẽ đảo ngược quyết định này.
Ông Trump cũng đã khiến một số nhà vận động môi trường quan ngại về lựa chọn nhân sự cấp cao của Nhà Trắng.
Rex Tillerson, giám đốc công ty dầu khí Exxon Mobil, được bổ nhiệm làm ngoại trưởng.
Rất ít khi có hoạt động khai thác dầu ở Bắc Cực vì việc này tốn kém và nhiều trở ngại hơn tại các khu vực khác.

------------------------

Đăng ngày 21-12-2016
.
Một số cơ sở khai thác dầu tại bên bờ biển Beaufort, Alaska (Bắc Cực).Ảnh Getty
.
Chỉ một tháng trước ngày ông Donald Trump nhậm chức, vào hôm qua, 20/12/2016, tổng thống Mỹ sắp mãn nhiệm Barack Obama đã chính thức ban hành lệnh cấm các hoạt động khoan dò dầu khí mới tại nhiều vùng biển rộng lớn tại Bắc Băng Dương. Quyết định của ông Obama, cộng thêm với quyết định theo cùng hướng của Canada được cho là sẽ bị đảng Cộng Hòa Mỹ phản đối, kéo theo kiện tụng trước tòa.

Trong một bản thông cáo, tổng thống Obama nhấn mạnh rằng « cùng với láng giềng và đồng minh Canada, Hoa Kỳ đã tiến thêm một bước lịch sử trong việc bảo vệ các hệ sinh thái của vùng Bắc Cực ». Ông đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết giảm thiểu lệ thuộc vào năng lượng hóa thạch để chống biến đổi khí hậu.

Về phía Mỹ, lệnh cấm mới có hiệu lực đối với các vùng biển ở ngoài khơi Alaska, thuộc vùng biển Chukchi và phần lớn vùng biển Beaufort cũng như các khu vực thuộc Đại Tây Dương kéo dài từ New England cho tới Vịnh Chesapeake. Tổng diện tích vùng bị cấm lên đến khoảng hơn 50 triệu ha.

Ông Obama đã viện dẫn Luật Thềm Lục Địa Mở Rộng (Outer Continental Shelf Lands Acts OCSA) ban hành từ năm 1953, cho phép các tổng thống Mỹ cấm khoan dầu khí tại các vùng biển của Hoa Kỳ. Luật này đã từng được các tổng thống Dwight Eisenhower và Bill Clinton sử dụng.

Quyết định trên của tổng thống Obama được coi là một trong những nỗ lực bảo vệ môi trường cuối cùng trước khi ông rời nhiệm sở vào tháng 01/2017.

Vấn đề là quyết định của ông Obama, hoàn toàn trái ngược quan điểm của người kế nhiệm ông là Donald Trump, từng tuyên bố sẽ dỡ bỏ các hạn chế đối với ngành khai thác dầu khí để góp phần tạo công ăn việc làm tại Mỹ.

Các nhà phân tích cho rằng, khi áp dụng OCSA, ông Obama đã trói tay chính quyền của ông Donald Trump, khiến cho việc đảo ngược lệnh cấm trở nên khó khăn, với khả năng kiện tụng trước tòa.




No comments: