Tờ Trình của Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền
THÁNG 8 1, 2016 3:19CH EDT
Tháng
Tám năm 2016
Chúng
tôi soạn thảo tài liệu này nhân dịp cuộc đối thoại nhân quyền Việt Nam -
Australia lần thứ 13 sắp tới được dự kiến sẽ tổ chức tại Việt Nam vào tháng Tám năm
2016. Phía Australia cần
nêu các vấn đề cấp thiết về nhân quyền một cách rõ ràng, đưa ra các mốc đánh
giá mức độ cải thiện và công bố công khai kết quả các cuộc thảo luận.
Chính
quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp một cách có hệ thống các quyền tự do ngôn luận,
tự do lập hội và nhóm họp ôn hòa. Những người cầm bút độc lập, blogger và các
nhà hoạt động về nhân quyền lên tiếng chất vấn các chính sách của chính quyền,
tố cáo quan chức tham nhũng hay kêu gọi các giải pháp dân chủ thay thế cho chế
độ độc đảng thường xuyên bị công an theo dõi gắt gao. Những người phê bình
chính quyền phải đối mặt với các hình thức sách nhiễu của công an, kể cả đe dọa
các thành viên trong gia đình, tùy tiện cấm đoán đi lại trong nước hay ra nước
ngoài, hành hung thân thể, và phạt tiền. Chính quyền cũng tùy tiện giam giữ biệt
lập những người lên tiếng phê bình trong thời gian dài mà không cho tiếp xúc với
luật sư hay gia đình thăm gặp. Nhiều người đã bị kết các bản án nhiều năm tù
theo các tội danh an ninh quốc gia mơ hồ và các điều luật hà khắc khác. Công an
thường xuyên tra tấn các nghi can để ép nhận tội và đôi lúc sử dụng vũ lực quá
mức để đối phó với các cuộc biểu tình đông người.
Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền khuyến nghị rằng Australia cần tập trung vào các chủ đề: những
người bị giam giữ vì lý do chính trị; sách nhiễu, hành hung và cản trở những
người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động; đàn áp tự do tôn giáo; công an
bạo hành; và những thuyền nhân bị trao trả.
1.
Những tù nhân, người bị tạm giam vì lý do chính trị
Việt
Nam có bề dày “thành tích” về việc kết án các nhà hoạt động và các blogger ôn
hòa thực thi các quyền cơ bản của mình với các mức án tù nặng nề. Được biết có
hơn một trăm tù nhân chính trị đang ở sau song sắt, dù con số thực có thể cao
hơn. Cuối tờ trình này là danh sách các trường hợp được biết công khai. Chính quyền
thường giam giữ người dân trong thời gian dài vì các hành vi bị cho là xâm phạm
an ninh quốc gia, mà không được tiếp cận với nguồn trợ giúp pháp lý hay gia
đình thăm gặp, và không được chăm sóc y tế đầy đủ.
Tháng
Mười một năm 2015, đương kim bộ trưởng bộ công an, Tướng Trần Đại Quang, báo cáo trước Quốc Hội rằng
từ tháng Sáu năm 2012 đến tháng Mười một năm 2015, “ngành công an đã tiếp nhận,
bắt giữ, xử lý 1.410 vụ, 2.680 đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia.” Ông ta
nói, “Cũng trong khoảng thời gian này, số đối tượng chống đối đã lập hơn 60 hội,
nhóm bất hợp pháp dưới danh nghĩa dân chủ, nhân quyền với khoảng 350 đối tượng
tham gia ở 50 tỉnh, thành.”
Việt
Nam thường sử dụng các điều luật có ngôn ngữ mơ hồ và có thể diễn giải tùy tiện
trong bộ luật hình sự và các bộ luật khác để xử tù những người bất đồng chính
kiến ôn hòa về chính trị và tôn giáo. Theo Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2015, sẽ
có hiệu lực trong thời gian sắp tới, các tội danh đó bao gồm “hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân” (điều 109, khung hình phạt cao nhất là tử hình); “phá
hoại chính sách đoàn kết dân tộc” (điều 116, khung hình phạt tới 15 năm tù);
“tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” (điều 117,
khung hình phạt tới 20 năm tù); “phá rối an ninh” (điều 118, khung hình phạt tới
15 năm tù); và các “hình phạt bổ sung” tước bỏ một số quyền của những người từng
bị xử tù về các tội “an ninh quốc gia,” buộc họ phải chịu quản chế tới năm năm
và có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (điều 122). Việt Nam cũng sử
dụng các điều khoản khác trong bộ luật hình sự để đối phó với những người phản
đối chính quyền một cách ôn hòa, như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm
lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 331,
trước đây là điều 256), “gây rối trật tự công cộng” (điều 318, trước đây là điều
245) và các tội danh khác, như trốn thuế.
Bộ luật
sửa đổi có những quy định khắt khe hơn với nhiều trường hợp, như điều 109 (trước
đây là điều 79); điều 117 (trước đây là điều 88); và điều 118 (trước đây là điều
89). Mỗi điều trên đều có thêm một khoản quy định “Người chuẩn bị phạm tội này
thì bị phạt tù từ một đến năm năm.”
Trong
năm tháng đầu năm 2016, có ít nhất hơn một chục nhà hoạt động và phê bình chính
phủ bị kết án vì các hành vi tự do ngôn luận ôn hòa với các bản án từ ba đến
chín năm tù giam, trong đó có các blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (bút
danh Ba Sàm) và Nguyễn
Đình Ngọc (bút danh Nguyễn Ngọc Già). Mười hai nhà hoạt động và
blogger khác, trong đó có luật sư nổi tiếng Nguyễn Văn Đài, cựu tù
nhân chính trị Trần
Anh Kim và Lê Thanh Tùng, đã bị bắt tạm giam để điều tra từ năm 2015.
Một
vài trường hợp tù nhân chính trị hiện đang bị giam, giữ gồm có:
Luật sư
nổi tiếng Nguyễn
Văn Đài và cộng sự Lê Thu Hà bị tạm giam từ tháng Mười hai năm 2015. Họ
bị truy tố theo điều 88. Kể từ ngày Nguyễn Văn Đài bị bắt, được biết gia đình
và luật sư biện hộ chưa được gặp ông.
Các nhà
hoạt động vì quyền của người lao động Nguyễn Hoàng Quốc Hùng và
Đoàn Huy Chương đang phải thụ án tù dài, lần lượt là chín năm và bảy
năm, vì bị cho là đã hỗ trợ tổ chức đình công tự phát ở một nhà máy giày tại tỉnh
Trà Vinh vào năm 2010.
Blogger
nhiều ảnh hưởng Trần Huỳnh Duy Thức đang thụ án tù 16 năm vì viết bài trên mạng
và vận động thành lập một nhóm cổ vũ dân chủ. Tháng Năm năm 2016, Trần Huỳnh
Duy Thức tuyệt thực hai tuần để phản đối việc vi phạm nhân quyền trong
tù.
Các nhà
hoạt động tôn giáo Ngô Hào và Nguyễn Công Chính đang thụ các án tù lần lượt là
15 năm và 11 năm vì vận động cho tự do tôn giáo. Được biết Nguyễn Công Chính từng
bị các tù nhân khác tấn công trong khi quản giáo làm ngơ. Gia đình ông cũng bị
công an theo dõi gắt gao và thường xuyên bị sách nhiễu và đe dọa.
Các nhà
hoạt động nhân quyền Hồ Đức Hòa, Đặng Xuân Diệu và Nguyễn Đặng Minh Mẫn đang phải
thụ các án tù dài từ 8 đến 13 năm vì bị cho là liên quan tới một đảng chính trị
phi cộng sản.
Khuyến
nghị
Phía
Australia cần, cả khi họp riêng và công khai, kêu gọi chính quyền Việt
Nam:
Phóng
thích tất cả các tù nhân chính trị đang bị giam, giữ, trong đó có những người bị
giam, giữ vì thực thi các quyền tự do ngôn luận, nhóm họp, đi lại, lập hội
chính trị cũng như tôn giáo, và chấm dứt bắt giam những người khác về những
hành động tương tự. Những người có vấn đề về sức khỏe cần được trả tự do để được
chữa trị y tế đầy đủ. Một số trường hợp khẩn cấp nhất về sức khỏe cần phóng
thích ngay lập tức là các blogger Trần Huỳnh Duy Thức, Đặng
Xuân Diệu vàNguyễn
Hữu Vinh (bút danh Ba Sàm), và các nhà hoạt động tôn giáo Ngô Hào vàNguyễn Công Chính.
Phóng
thích ngay lập tức và vô điều kiện tất cả những người bị bắt giam vì các hành động
ôn hòa nhằm vận động cho quyền của người lao động được tự do lập hội, bao gồm
quyền được thành lập và gia nhập các công đoàn theo ý muốn, được nhóm họp ôn
hòa để bảo vệ và tăng cường các quyền lợi của mình; và được thực thi quyền tự
do ngôn luận trong vai trò đại diện cho những người lao động và những mối quan
tâm của họ.
Sửa đổi
hoặc hủy bỏ các điều khoản trong bộ luật hình sự và các văn bản pháp luật khác
có nội dung hình sự hóa các hành vi bất đồng chính kiến ôn hòa dựa trên các tội
danh “an ninh quốc gia” được định nghĩa thiếu chính xác.
Ngay lập
tức công nhận các công đoàn độc lập.
Phê chuẩn
các Công ước ILO Số 87 (Tự do Lập hội và Bảo vệ Quyền Tổ chức) và Số 98 (Quyền
Tổ chức và Thương lượng Tập thể).
Với vai
trò là một biện pháp xây dựng lòng tin tức thì, cho phép gia đình, chuyên gia
tư vấn pháp luật, các nhà quan sát từ Australia và các nhóm nhân quyền và nhân
đạo quốc tế được tiếp xúc với những người đang bị giam, giữ.
2.
Sách nhiễu, Bạo hành và Cản trở Các Nhà Hoạt động và Bất đồng Chính kiến
Việt
Nam tiếp tục đàn áp những người bất đồng chính kiến và các nhà hoạt động, và trừng
phạt họ về các hành vi thành lập tổ chức bị chính quyền coi là đi ngược lại với
lợi ích của mình. Chính quyền cấm mọi đảng phái chính trị, công đoàn và tổ chức
nhân quyền độc lập với chính phủ hay Đảng Cộng sản.
Các nhà
bất đồng chính kiến ở Việt Nam nói rằng tình trạng công an mặc thường phục giả
côn đồ bạo hành hoặc sách nhiễu đã trở thành một thông lệ mới. Ngày càng có
nhiều vụ những kẻ côn đồ, có vẻ là nhân viên công lực của chính quyền mặc thường
phục, tấn
công những nhà bất đồng chính kiến, thường ở những nơi công cộng và không hề
bị truy cứu trách nhiệm. Công an mặc cảnh phục không hề can thiệp, chắc hẳn do
họ tin rằng những kẻ tấn công là nhân viên công lực. Chính quyền cũng đã dùng
những kẻ mạo danh trên mạng xã hội để tấn công và bôi xấu các nhà hoạt động và
blogger.
Năm
2015, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền ghi nhận được ít nhất 45 trường hợp các nhà bất
đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền bị tấn công, bao gồm bị đánh đập, đe dọa
và phá hủy tài sản. Những vụ đó liên quan đến các hành vi nhằm vào Phạm Đoan
Trang, Nguyễn Tường
Thụy, J.B Nguyễn
Hữu Vinh, Trần
Thị Nga, Nguyễn Chí Tuyến,
Trịnh Anh Tuấn, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Chu Mạnh Sơn, Đinh Thị
Phương Thảo và Trần
Minh Nhật. Ngày 22 tháng Mười một năm 2015, công an tỉnh Đồng Nai câu lưu và tấn công cựu tù
nhân chính trị đồng thời là nhà hoạt động về quyền của người lao động Đỗ Thị
Minh Hạnh vì đã giúp đỡ công nhân ở Công ty Yupoong thực thi các quyền
của họ. Chưa một cá nhân nào liên quan đến các vụ tấn công nói trên bị truy cứu
trách nhiệm.
Các vụ
hành hung và sách nhiễu tiếp tục diễn ra trong năm 2016. Vào tháng Hai, côn đồ
ném đá vào nhà cựu tù nhân chính trị Trần Minh Nhật ở tỉnh Lâm Đồng gây thương
tích nặng ở đầu. Tháng Sáu, một người đàn ông mặc thường phục tấn công nhà hoạt
động nhân quyền Nguyễn Văn Thạnh tại một quán cà phê ở Đà Nẵng ngay giữa ban
ngày. Những vụ tấn công này có vẻ như được tiến hành theo lệnh hoặc được cho
phép, khi chính quyền tìm cách khác để dập tắt tiếng nói bất đồng thay cho các
phiên tòa bị dư luận khắp nơi lên án.
Chính
quyền cũng cản trở ngày càng nhiều nhà bất đồng chính kiến và bảo vệ nhân quyền
đi ra nước ngoài. Những nhà hoạt động và blogger như Nguyễn Quang A, Phạm Đoan
Trang, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Kim Chi, Trần Bang và
nhiều người khác nữa bị quản chế tại gia hay câu lưu tạm thời khiến họ không thể
dự các cuộc họp hay các sự kiện đặc biệt.
Khuyến
nghị
Phía
Australia cần, cả khi họp riêng và công khai, kêu gọi chính quyền Việt
Nam:
Chấm dứt
ngay lập tức nạn côn đồ được chính quyền dung túng.
Điều
tra tất cả các vụ hành hung tấn công các nhà hoạt động và blogger, và truy cứu
trách nhiệm của những kẻ thủ ác.
Cho
phép công dân có quyền tự do và ôn hòa lập hội với những người đồng quan điểm,
dù cho quan điểm đó có trái với quan điểm chính trị hoặc tư tưởng được Đảng và
nhà nước chấp thuận.
Cho
phép các nhà hoạt động tự do đi lại trong nước và ra nước ngoài.
3.
Đàn áp Tự do Tôn giáo
Chính
quyền Việt Nam hạn chế các hoạt động thực hành tôn giáo bằng các quy phạm pháp
luật, các quy định ngặt nghèo về đăng ký đối với các nhóm tôn giáo “không chính
thống,” bằng các hình thức sách nhiễu và theo dõi. Các tổ chức tôn giáo bị quy
định phải được sự phê chuẩn và đăng ký với chính quyền, đồng thời phải hoạt động
dưới các ban trị sự do nhà nước quản lý. Dù chính quyền cho phép nhiều nhà thờ,
chùa chiền trong hệ thống kiểm soát của nhà nước được tổ chức thờ phượng, cúng
lễ nhưng vẫn cấm các hoạt động tôn giáo bị cho là đi ngược với “lợi ích quốc
gia,” “trật tự xã hội” hay “khối đại đoàn kết dân tộc.” Chính quyền thường
xuyên can thiệp vào các hoạt động tôn giáo của các chi phái không được công nhận
của đạo Cao Đài, của Phật giáo Hòa Hảo, của các nhà thờ tại gia Công Giáo và
Tin Lành độc lập ở Tây Nguyên và các nơi khác, của các chùa Phật giáo Khmer
Krom và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Tháng
Giêng năm 2015, Đặc sứ về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng của Liên Hiệp Quốc,
Heiner Bielefeldt công bố phúc trình nêu rõ các “vấn đề nghiêm trọng” trong
cách chính quyền Việt Nam ứng xử với tôn giáo, đáng chú ý là “các quy định pháp
luật có xu hướng mở ra hành lang pháp lý rộng rãi để quản lý, hạn chế, kiểm
soát hay cấm đoán việc thực thi quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.”
Tháng
Mười một năm 2015, bộ nội vụ trình Quốc Hội một dự thảo mới của “Luật Tôn giáo
và Tín ngưỡng.” Dự thảo này duy trì các cơ chế cho phép chính quyền xử lý các
nhóm tôn giáo không vừa ý họ. Ví dụ như, khoản 5 của điều 6 có quy định cấm “lợi
dụng quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng để… gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc,
ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự công cộng và đạo đức xã hội.”
“Khối đại
đoàn kết dân tộc,” “an ninh quốc gia” và “đạo đức xã hội” là những thuật ngữ mơ
hồ và được chính quyền vận dụng tùy tiện để trừng phạt hàng trăm nhà hoạt động
và blogger ôn hòa. Dự thảo này có quy định buộc các nhóm tôn giáo phải “được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp đăng ký hoạt động tôn giáo và hoạt động tôn
giáo ổn định trong 10 năm” trước khi được nhà nước công nhận chính thức (điều
18).
Dự thảo
mới can thiệp vào công việc nội bộ của các nhóm tôn giáo, như đưa ra quy định để
bầu chọn chức sắc tôn giáo (trong đó có yêu cầu “phải có tinh thần đoàn kết,
hòa hợp dân tộc” – điều 32) hay quy định về giáo dục tôn giáo trong các cơ sở
đào tạo tôn giáo, trong đó có “môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật
Việt Nam là môn học chính khóa” (điều 22). Cũng như các quy định hiện hành
đang hạn chế quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, dự thảo yêu cầu các nhóm tôn
giáo phải đăng ký với chính quyền về mọi việc, từ hoạt động thường niên, lễ hội,
hội nghị, hội thảo, bổ nhiệm, v.v… và quy định các cơ quan có thẩm quyền phải
có ý kiến phản hồi trong một thời hạn nhất định. Tuy nhiên, dự thảo không nêu
rõ nếu các cơ quan có thẩm quyền không làm được như thế thì điều gì sẽ xảy ra
tiếp theo.
Tổ chức
Theo dõi Nhân quyền cũng đã nhấn mạnh tình trạng chính quyền Việt Nam tiếp
tục đàn áp tín đồ Cơ đốc giáo người Thượng ở Tây Nguyên, là một khía cạnh của
tình trạng chung về vi phạm quyền của các nhóm tôn giáo thiểu số ở Việt Nam. Bị
lên án là theo “tà đạo,” những người Thượng là tín đồ của các dòng Tin lành Đề
Ga và Công giáo Hà Mòn bị đàn áp theo chính sách do chính quyền cấp cao ban
hành. Họ bị theo dõi thường trực và phải chịu các hình thức đe dọa khác, bị bắt
giữ tùy tiện và bị ngược đãi trong thời gian bị an ninh giam, giữ. Trong khi bắt
giữ, họ bị hỏi cung về các hoạt động tôn giáo và chính trị, và có kế hoạch trốn
khỏi Việt Nam hay không. Trong mấy năm gần đây, hàng trăm người đã trốn sang
Campuchia và các quốc gia khác ở Đông Nam Á. Chính quyền Việt Nam đã đối phó với
tình trạng người Thượng trốn sang Campuchia bằng cách gây sức ép buộc
chính quyền Campuchia ngăn chặn những người vượt biên và không cho những người
đã vượt biên đăng ký tị nạn; về phần mình, chính phủ Campuchia đã hạn chế tối
đa việc đăng ký tị nạn, khiến số người tị nạn đã được đăng ký chính thức chỉ đếm
được trên đầu ngón tay.
Khuyến
nghị
Phía
Australia cần, cả khi họp riêng và công khai, kêu gọi chính quyền Việt
Nam:
Cho
phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập được tự do tiến hành các hoạt động tôn
giáo và tự quản lý. Các cơ sở thờ tự, dòng tu không muốn gia nhập một tổ chức
tôn giáo được chính thức công nhận với ban trị sự do chính quyền phê chuẩn, phải
được cho phép hoạt động độc lập.
Chấm dứt
sách nhiễu, bắt bớ, xét xử, bỏ tù và ngược đãi người dân vì họ là tín đồ của
các tôn giáo không vừa ý nhà nước, và phóng thích tất cả những người đang bị
giam giữ vì đã ôn hòa thực thi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn luận,
nhóm họp và lập hội.
Chấm dứt
mọi đối sách ngăn chặn người Thượng và những công dân Việt Nam khác rời khỏi đất
nước và không trừng phạt những người hồi hương.
Bảo đảm
rằng mọi quy phạm pháp luật quốc gia liên quan tới tôn giáo được ban hành sao
cho phù hợp với công pháp quốc tế về nhân quyền, như Công ước Quốc tế về các
Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Sửa đổi mọi điều luật trong nước có nội dung
xâm phạm quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng, ngôn luận, lập hội và nhóm họp ôn
hòa, trái với ICCPR.
Cho
phép những quan sát viên bên ngoài, bao gồm các cơ quan của Liên hiệp quốc, các
tổ chức phi chính phủ quan tâm tới nhân quyền, và các nhà ngoại giao nước
ngoài, được đi lại không bị cản trở hay kèm cặp tới Tây Nguyên, cụ thể là tới
các thôn xã có người Thượng mới đi tị nạn nước ngoài. Bảo đảm rằng những người
nói chuyện hoặc giao tiếp với những quan sát viên bên ngoài đó không bị trả đũa
hay trừng phạt dưới bất kỳ hình thức nào.
4.
Công an bạo hành: Đối xử Tàn ác, Phi nhân và Nhục mạ, và Tra tấn
Trên khắp
các vùng miền, công an Việt Nam đã và đang bạo hành những người bị giam giữ, dẫn
đến cái chết ở một số trường hợp. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân tử vong bị
câu lưu chỉ vì những lỗi nhỏ. Một số người sống sót cho biết họ bị đánh đập để
buộc nhận tội, đôi khi về những hành vi họ đã tuyên bố không hề thực hiện. Dù
chính quyền có cam kết sẽ cải thiện tình trạng này sau khi Tổ chức Theo dõi
Nhân quyền công bố
phúc trình về nạn công an bạo hành, dường như những cán bộ công an đã
gây ra những sai phạm nghiêm trọng, thậm chí chết người, rất ít khi phải chịu
những hậu quả tương xứng theo luật định.
Khuyến
nghị
Phía
Australia cần, cả khi họp riêng và công khai:
Thể hiện
quan ngại mạnh mẽ với quan chức Việt Nam về nạn công an bạo hành, nhấn mạnh rằng
các hành vi đó vi phạm pháp luật cả trong nước lẫn công pháp quốc tế, thủ phạm
phải bị trừng trị, và nạn nhân phải được bồi thường và bù đắp.
Thúc đẩy
chính quyền Việt Nam xây dựng một cơ chế trách nhiệm hiệu quả. Ví dụ như, Việt
Nam cần thành lập một ủy ban độc lập về khiếu tố đối với ngành công an để tiếp
nhận những khiếu nại của người dân, và giám sát các cơ quan “thanh tra nội bộ”
hay “giám sát trách nhiệm nghề nghiệp” của công an. Ủy ban này cần phải là pháp
nhân có chức năng pháp lý có thể khởi tố hoặc áp đặt kỷ luật nếu cơ quan thanh
tra nội bộ hay giám sát trách nhiệm nghề nghiệp không làm được việc đó trong
các sự vụ đã có thông tin khiếu tố đáng tin cậy.
Sửa đổi
Bộ Luật Tố tụng Hình sự để tạo điều kiện cho luật sư hay người trợ giúp pháp lý
có mặt ngay sau khi bắt giữ, tạm giam để:
Luật sư
hay người trợ giúp pháp lý chỉ cần xuất trình chứng minh thư và một bản
photocopy có công chứng của giấy phép hành nghề là có thể gặp thân chủ.
Luật sư
hay người trợ giúp pháp lý được phép gặp riêng thân chủ ở nơi kín đáo và không
hạn chế thời gian.
Luật sư
hay người trợ giúp pháp lý được phép có mặt tại tất cả các buổi lấy cung giữa
công an và nghi can.
5.
Những thuyền nhân Việt Nam bị trao trả
Trong
hai vụ riêng biệt vào tháng Tư và tháng Bảy năm 2015, hải quân Úc đã chặn hai
chiếc tàu trên biển đang di chuyển vào nước Úc và trao trả tất cả các hành
khách cho phía Việt Nam. Trong cả hai vụ, Việt Nam đảm bảo với chính phủ Úc rằng
sẽ không trừng phạt những người này về hành vi vượt biên trái phép.
Tuy
nhiên, có tổng số tám người từ hai con tàu này đã bị truy tố về tội “tổ chức
cho người khác trốn đi nước ngoài” theo điều 275 của Bộ luật Hình sự. Mỗi người
trong số đó đều bị nhận mức án từ hai đến ba năm tù.
Chính
phủ Australia đã phát biểu rằng “mọi hoạt động điều tra và tố tụng về các tội
liên quan đến hành vi buôn bán người là vấn đề của Chính phủ Việt Nam.”
Nhưng
những người nói trên không bị kết tội về hành vi thủ đắc lợi nhuận tài chính
qua việc đưa người ra nước ngoài trái phép – là định nghĩa về tội danh buôn bán
theo công pháp quốc tế. Họ bị kết tội về hành vi giúp đỡ người khác rời bỏ một
đất nước đàn áp người dân. Quyền rời bỏ một quốc gia là quyền cơ bản của con
người theo công pháp quốc tế.
Khuyến
nghị
Phía
Australia cần, cả khi họp riêng và công khai, kêu gọi chính quyền Việt Nam:
- Bảo đảm
an toàn cho tất cả những người tị nạn và di dân bị hồi hương về Việt Nam.
- Phóng
thích tám cá nhân bị xử án theo điều 275 và hủy bỏ bản án.
*
Danh
sách các Tù nhân Chính trị hiện tại của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền
Danh
sách dưới đây chỉ bao gồm những người đã bị kết án, chưa tính con số đáng kể những
người bị tạm giam đang chờ điều tra và xét xử, hay những trường hợp bị bắt
giam, kết án không được biết công khai.
1. A
Jen, sinh năm 1984
2. A
Tik, sinh năm 1952
3. Đinh
Kữ, sinh năm 1972
4.
Thin, sinh năm 1979
5.
Gyưn, sinh năm 1980
6. Nguyễn
Đình Ngọc (bút danh Nguyễn Ngọc Già), sinh năm 1966
7. Ngô
Thị Minh Ước, sinh năm 1959
8. Nguyễn
Thị Bé Hai, sinh năm 1958
9. Nguyễn
Thị Trí, sinh năm 1958
10.
Nguyễn Hữu Vinh (bút danh Ba Sàm), sinh năm 1956
11.
Nguyễn Thị Minh Thúy, sinh năm 1980
12.
Nguyễn Văn Thông, sinh năm 1965
13. Đỗ
Đình Dũ, sinh năm 1959
14. Kpuih
Khuông
15.
Rmah Khil
16.
Rmah Bloanh
17. A
Kuin (tên khác: Bă Chăn), sinh năm 1974
18. Ngư
(tên khác: Bă Săn), sinh năm 1972
19. Bùi
Thị Minh Hằng, sinh năm 1964
20.
Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1980
21. Điểu
B’ré (tên khác: Bạp Bum), sinh năm 1969
22. Điểu
By Ơ, sinh năm 1967
23. Điểu
Đong, sinh năm 1966
24. Lý
Văn Hầu
25.
Đinh Yum, sinh năm 1963
26. Rơ
Mah Plă (tên khác: Rmah Blă; hoặc Ama Em), sinh năm 1968
27. Siu
Tinh (tên khác: Ama Khâm), sinh năm 1978
28. Rưn
29. Chi
30.
Đinh Lý
31.
Đinh Ngo
32. Thạch
Thươl, sinh năm 1985
33.
Liêu Ny, sinh năm 1986
34. Ngô
Hào, sinh năm 1948
35. A
Tách (tên khác: Bă Hlôl), sinh năm 1959
36.
Rung, sinh năm 1979
37.
Jơnh (tên khác Chình), sinh năm 1952
38. A
Hyum (tên khác Bă Kôl), sinh năm 1940
39.
Byưk, sinh năm 1945
40.
Đinh Lứ, sinh năm 1976
41.
Đinh Hrôn, sinh năm 1981
42.
Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988
43.
Phan Văn Thu, sinh năm 1948
44. Lê
Duy Lộc, sinh năm 1956
45.
Vương Tấn Sơn, sinh năm 1953
46.
Đoàn Đình Nam, sinh năm 1951
47.
Nguyễn Kỳ Lạc, sinh năm 1951
48. Tạ
Khu, sinh năm 1947
49. Từ
Thiện Lương, sinh năm 1950
50. Võ
Ngọc Cư, sinh năm 1951
51. Võ
Thành Lê, sinh năm 1955
52. Võ
Tiết, sinh năm 1952
53. Lê
Phúc, sinh năm 1951
54.
Đoàn Văn Cư, sinh năm 1962
55.
Nguyễn Dinh, sinh năm 1968
56.
Phan Thanh Ý, sinh năm 1948
57. Đỗ
Thị Hồng, sinh năm 1957
58. Trần
Phi Dũng, sinh năm 1966
59. Lê
Đức Động, sinh năm 1983
60. Lê
Trọng Cư, sinh năm 1966
61.
Lương Nhật Quang, sinh năm 1987
62.
Nguyễn Thái Bình, sinh năm 1986
63. Trần
Quân, sinh năm 1984
64.
Phan Thanh Tường, sinh năm 1987
65. Bùi
Văn Trung, sinh năm 1964
66. Hồ
Đức Hòa, sinh năm 1974
67. Đặng
Xuân Diệu, sinh năm 1979
68.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn, sinh năm 1985
69.
Tráng A Chớ, sinh năm 1985
70. Trần
Vũ Anh Bình, sinh năm 1974
71.
Nguyễn Kim Nhàn, sinh năm 1949
72.
Kpuil Mel
73.
Kpuil Lễ
74.
Phan Ngọc Tuấn, sinh năm 1959
75. Nay
Y Nga, sinh năm 1979
76.
Nguyễn Công Chính (tên khác: Nguyễn Thành Long), sinh năm 1969
77. Siu
Thái (tên khác: Ama Thương), sinh năm 1978
78.
Nguyễn Ngọc Cường, sinh năm 1956
79. Phạm
Thị Phượng, sinh năm 1945
80. Trần
Thị Thúy, sinh năm 1971
81. Phạm
Văn Thông, sinh năm 1962
82. Siu
Hlom, sinh năm 1967
83. Siu
Nheo, sinh năm 1955
84. Siu
Brơm, born 1967
85. Rah
Lan Mlih, sinh năm 1966
86. Rơ
Mah Pró, sinh năm 1964
87. Rah
Lan Blom, sinh năm 1976
88. Kpă
Sinh, sinh năm 1959
89. Rơ
Mah Klít, sinh năm 1946
90.
Phùng Lâm, sinh năm 1966
91.
Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, sinh năm 1981
92.
Đoàn Huy Chương, sinh năm 1985
93. Trần
Huỳnh Duy Thức, sinh năm 1966
94.
Rmah Hlach (tên khác: Ama Blut), sinh năm 1968
95. Siu
Kơch (tên khác: Ama Liên), sinh năm 1985
96. Nhi
(tên khác: Bă Tiêm), sinh năm 1958
97.
AmLinh (sinh năm: Bả Blưng), sinh năm 1943
98. Yưh
(tên khác: Bă Nar), sinh năm 1962
99. Siu
Ben (tên khác: Ama Yôn)
100. Rơ
Lan Jú (sinh năm: Ama Suit)
101.
Nơh, sinh năm 1959
102.
Rôh, sinh năm 1962
103.
Pinh, sinh năm 1967
104. Rơ
Mah Then, sinh năm 1985
105.
Siu Wiu
106.
Brong, sinh năm 1964
107. Y
Kur BĐáp
108. Y
Jim Êban.
Ngôn ngữ
Available
In
No comments:
Post a Comment