Monday, August 22, 2016

NHÀ NƯỚC CSVN ĐƯA TÊN LỬA EXTRA RA TRƯỜNG SA ĐỂ LÀM GÌ ? (tin tgỏ hợp)





Le Hong Hiep
Iseas - Yusof Ishak Institute
BBC  18 tháng 8 2016
Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rằng Việt Nam đã âm thầm đưa một số lượng không xác định giàn pháo EXTRA tới năm căn cứ ở quần đảo Trường Sa. Các giàn phóng tên lửa di động mới được nói là có khả năng tấn công đường băng và căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo do Trung Quốc mới xây gần đây.
Cho dù Bộ Ngoại Giao Việt Nam cho rằng thông tin này là "thiếu chính xác", Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã nói hồi tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai vũ khí như vậy với mục đích tự vệ.
Động thái này đã chứng tỏ rằng vấn đề Biển Đông đang ngày càng căng thẳng, và các nước tuyên bố chủ quyền có xu hướng tăng cường leo thang quân sự, dần dần dẫn đến phá hoại hòa hình và ổn định khu vực.
Tuy vậy, việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa không nên là một điều đáng ngạc nhiên. Thay vào đó, đây là một động thái hợp lý theo diễn biến gần đây của cuộc tranh chấp Biển Đông.
Quân đội VN lần đầu tiên giới thiệu tên lửa EXTRA do Israel sản xuất vào tháng 5/2015. (Ảnh chụp trong lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Hải quân Nhân dân Việt Nam tại quân cảng Cam Ranh).
Đầu tiên, để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình tại Biển Đông, Việt Nam đã theo đuổi chiến lược hiện đại hóa quân sự trong thời gian qua. Ví dụ, theo số liệu của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, tổng số vũ khí nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng 699% so với giai đoạn 2006 -2010, trở thành nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ tám trên thế giới trong cùng thời điểm. Hầu hết những vũ khí và trang thiết bị được nhập về có liên quan đến năng lực hải quân.
Giàn phóng tên lửa EXTRA Việt Nam triển khai trên quần đảo Trường Sa được cho là nhập khẩu từ Israel, một trong những đối tác quốc phòng tiềm năng của Việt Nam. Israel là nước đang cung cấp những phương tiện cho nỗ lực phòng thủ của Việt Nam trước những cuộc tấn công khả thi tới các căn cứ quân sự nằm dưới quyền kiểm soát của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Theo nghĩa đó, các bản tin không phải là một điều không tốt cho Việt Nam. Nhằm phòng thủ có hiệu quả, ngoài việc phát triển năng lực quốc phòng để ngăn chặn các nguy cơ, cảnh báo để đối thủ biết về năng lực của mình là một điều cần thiết.
Vì vậy, tin tức về việc Việt Nam triển khai giàn phóng tên lửa có thể giúp Hà Nội truyền tải được thông điệp, đặc biệt là đối với Bắc Kinh, rằng Việt Nam không chỉ có đầy đủ phương tiện mà còn kiên quyết bảo vệ những lợi ích ở Biển Đông.
Thuyền Hải quân Trung Quốc truy đuổi thuyền Hải quân Việt Nam gần gian khoan Trung Quốc đặt tại khu tranh chấp
Tiếp đó, theo góc nhìn của Hà Nội, việc triển khai vũ khí không phải là một hành động khiêu khích hay gia tăng căng thẳng. Thay vào đó, đây được xem là một phản ứng phòng vệ cần thiết để đáp trả lại những mối đe dọa gần đây của Bắc Kinh tại Biển Đông. Cụ thể là vụ giàn khoan dầu vào năm 2014, khi Trung Quốc rời giàn khoan Haiyang Shiyou 981 chỉ cách 119 hải lý so với bờ biển miền trung Việt Nam, cùng việc Trung Quốc xây dựng và quân sự hóa bảy hòn đảo nhân tạo tại Biển Đông, là một cảnh báo cao độ cho những nguy cơ của Việt Nam và ý đồ chiến lược của Trung Quốc ở Biển Đông. Vì vậy, sự đáp trả mạnh mẽ nhưng có tính toán sẽ đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi tốt hơn.
Tuy không rõ về thời điểm triển khai vũ khí, nhưng việc này có thể đã xảy ra rất lâu trước khi tin tức được đưa ra vào tuần trước. Một số nguồn tin cho hay Hà Nội có thể đã xem xét việc triển khai vũ khí từ tháng Năm năm ngoái, khi có thông tin về việc Trung Quốc triển khai giàn tên lửa đất đối không trên một trong những hòn đảo nhân tạo. Trong trường hợp nào thì những mối đe dọa ngày càng gia tăng từ việc Trung Quốc quân sự hóa những hòn đảo nhân tạo trong thời gian gần đây, chắc chắn là nguyên nhân khuyến khích Hà Nội đưa ra những phản ứng mạnh mẽ.
Từ góc nhìn lịch sử, việc triển khai vũ khí cho thấy điển hình về chính sách của Việt Nam đối với Trung Quốc, vừa phòng vệ nhưng cũng sẵn sàng chống trả.
Vì là nước nhỏ hơn, Việt Nam luôn mong muốn giữ vững mối quan hệ ôn hòa và ổn định với Bắc Kinh. Dưới thời phong kiến, Việt Nam thậm chí nhượng bộ và chấp nhận triều cống cho Trung Quốc. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhiều lần chống lại Trung Quốc khi vấn đề chủ quyền, quyền tự trị và toàn vẹn lãnh thổ bị xâm phạm.
Giàn khoan Haiyang Shiyou của Trung Quốc tại biển Đông
Trong những thập kỉ gần đây, mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung đã được cải thiện đáng kể, nhưng vấn đề chủ quyền và tranh chấp ở Biển Đông tiếp tục là thử thách to lớn với hai nước. Tuy nhiên, mức độ giao lưu kinh tế song phương chưa từng có giúp giữ vững sự hợp tác giữa hai nước.
Cụ thể, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, chiếm khoảng một phần năm thương mại hàng năm. Trung Quốc đồng thời cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ chín tại Việt Nam. Vì vậy, dù Việt Nam thường tỏ ra cứng rắn để bảo vệ quyền lợi vùng biển, nhưng họ không muốn để vấn đề tranh chấp tại Biển Đông leo thang thành xung đột vũ trang có thể làm hỏng các lợi ích đang có trong mối quan hệ với Trung Quốc.
Nhìn chung, việc triển khai giàn phóng tên lửa của Việt Nam tại Biển Đông cần được xem xét rộng hơn trong bối cảnh những thay đổi gần đây trong tranh chấp tại Biển Đông, cùng với truyền thống ngoại giao của Việt Nam với Trung Quốc.
Động thái này, chủ yếu vì mục đích tự vệ, không gây ra mối quan ngại cho các nước láng giềng. Chắc chắn rằng xung đột vũ trang với một Trung Quốc mạnh hơn rất nhiều là điều cuối cùng Việt Nam muốn vấp vào.
*
Bài của tác giả Lê Hồng Hiệp đã đăng trên báo Strait Times của Singapore.
--------------------------
Thật không thể tưởng tượng khi nhà nước Việt Nam đưa tên lửa ra Trường Sa. Bất ngờ, khó hiểu và không thể giải thích là những điều mà thế giới đang nhìn vào sự việc này. Quả thật là khó hiểu trước hành động này của nhà nước Việt Nam khi vũ trang một số tổ hợp tên lửa đất đối đất, nhập của Israel và tầm bắn xa vỏn vẹn chỉ 150 km, không thể vươn tầm tới các đảo mà Trung Cộng đã chiếm và đang xây dựng và bồi đắp.
Với một cơ số tên lửa rất có giới hạn, tầm bắn hạn hẹp và khả năng công phá thấp so với các đảo bồi đắp nhân tạo của Trung Cộng, vậy thì Việt Nam đưa tên lửa ra đó để làm gì? Và lại đem một cách lén lút, nửa kín nửa hở như vậy để làm chi? Mặc dù giấu giếm, cho đến giờ người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn chối leo lẻo rằng không có chuyện này. Những người lãnh đạo CSVN quyết định đưa tên lửa ra Trường Sa cần hiểu rằng, trước sau gì thì hành động này cũng bị phát hiện bởi biển Đông hiện thời tập trung rất nhiều con mắt điện tử từ trên không để theo dõi bất cứ chuyển động lớn nhỏ nào, chủ yếu để theo dõi Trung Cộng trong các hành động bồi đắp trái phép biển đảo đang tranh chấp.
Cũng xin nói ngay rằng quốc tế nói chung không hề công nhận Trường Sa hiện tại là của nước nào mà chỉ nhận định đây là vùng đảo chìm, giới hạn vùng biển chỉ có 12 hải lý (Tòa Quốc Tế La Haye Hà Lan đã phán quyết rõ ràng như thế ngày 12/7, cùng với việc bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Cộng). Vậy hành động đưa tên lửa có tầm bắn trên 100 cây số của Việt Nam ra đảo là hành động gì? Phải chăng VN cũng không phục và bác bỏ phán quyết của Tòa giống như Trung Cộng. Tòa PCA phán rằng tất cả các đảo có nhiều tranh chấp ở Trường Sa đều là đảo chìm và có tranh chấp giữa Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Đài Loan... Việt Nam làm chủ 14 thực thể, Trung Cộng 10, Philippines 4 và Đài Loan 1 (Đảo Ba Bình). Nguyên tắc chung là giữ yên vị trí, không mở rộng, bồi đắp hay quân sự hóa.
Trên thực tế thì Việt Nam cũng đã mở rộng, bồi đắp các đảo của mình một cách trái luật quốc tế, nhưng cũng đã ngưng không tiếp tục, nên quốc tế tạm tha cho chúng ta, mà tập trung lên án Trung Cộng mà thôi. Nhưng với việc đưa tên lửa ra Trường Sa hiện nay thì rõ ràng Việt Nam lại rơi vào tầm ngắm của sự phản đối của quốc tế cùng chung với Trung Cộng.
Vì theo nguyên tắc quốc tế, các vùng biển đảo tranh chấp, trong đó có Trường Sa sẽ không được hiện đại hóa, bồi đắp hay vũ trang (Công Ước Biển 1982). Và Hoa Kỳ đã là nước đầu tiên yêu cầu Việt Nam rút các tên lửa về. (18/8/2016).
Vậy thì nhà nước Việt Nam đưa vài tên lửa nhỏ bé ra đảo Trường Sa để làm gì? Nếu cho đó là vũ khí để phòng thủ đảo, hoặc là vũ khí chống lại Trung Cộng thì thật nực cười. Với hệ số vũ khí tài lực của hai bên luôn chênh lệch nhau từ 20 lần trở lên, thì việc đem vài quả tên lửa ra đảo chỉ khiến việc đó thêm khôi hài thêm mà thôi. Và khôi hài hơn nữa là khi các lãnh đạo CSVN vốn sợ Trung Cộng như sợ thần thánh thì nói đem tên lửa ra để phòng thủ, để chiến với Trung Cộng có lọt tai ai không.
Trong khi Việt Nam có những thế mạnh hiển nhiên để đối đầu với Trung Cộng như kiện Trung Cộng ra tòa án Quốc Tế, kết hợp chặt chẽ với các quốc gia khác để thành một thế đối đầu không bạo lực với TC thì CSVN không làm hay không mảy may dám làm. Thì nay bỗng bất ngờ chơi bạo một cách lảng xẹt, không giống ai khi đem sở đoản để đối đầu với sở trường của Trung Cộng.
Vậy thì câu hỏi càng lúc càng khó hiểu là CSVN đem tên lửa ra đảo để làm gì?
Ở vụ việc này, không có lợi ích quốc gia hay dân tộc gì hết. Những người lãnh đạo chỉ toan tính nhỏ mọn của những kẻ tầm thường, lên gân một chút khi được bên ngoài bênh vực, một chút hăng tiết vịt để thỏa mãn những kẻ núp lùm ở trong nước chuyên đánh Tàu Cộng trong mơ. Nhưng nó tai hại cho đất nước khi những quả tên lửa vô tri bị đem ra sử dụng sai mục đích đó đã đưa Việt Nam vào vai trò hiếu chiến một cách ngu ngốc trước con mắt của quốc tế. Người ta có thể xem xét lại vấn đề giữa hai đồng chí tốt này và kết luận rằng, biển Đông không phải chỉ có một ông Ác là Trung Cộng đâu. Và nếu không nhanh chóng rút ngay tên lửa về thì Việt Nam cũng là một trong hai thực thể bị lên án cùng với Trung Cộng ở biển Đông. Và thật đẹp mặt khi chúng ta chia sẻ nỗi căm ghét của thế giới đối với Trung Cộng khi tự nhiên làm một việc xấu khi không phải là người xấu ở biển Đông.
21.08.2016

No comments: