Ngọc Thu
Posted by adminbasam on
18/06/2016
Tin tức từ các cơ quan truyền thông trong nước cho
biết, vào khoảng 7h29′ sáng ngày14-6-2016, máy bay tiêm kích đa năng
siêu âm Su-30MK2 khi đang bay huấn luyện trên vùng biển đảo Mắt, Nghệ An, cách
TP Vinh khoảng 40km thì bị mất liên lạc. Chiếc SU 30-MK2 này xuất phát từ
sân bay Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa vào lúc 6h30′ sáng ngày 14-6-2016 để
thực hiện chuyến bay huấn luyện. Có 2 phi công trên máy bay này, thiếu tá phi
công Nguyễn Hữu Cường đã được ngư dân cứu sống.
Không chỉ chiếc SU-30MK2 bị rơi ngày 14-6, mà cả máy
bay cứu nạn CASA 212 cùng 9 thành viên trên tổ bay cũng bị mất tích hai ngày
sau đó. Sau khi chiếc SU-30MK2 gặp nạn, ngày 16-6-2016, Không quân
Việt Nam điều máy bay CASA 212, thuộc Lữ đoàn không quân 918, đi tìm phi công
còn lại, thượng tá Trần Quang Khải. Theo báo Người Lao Động, máy bay CASA 212 cất cánh từ
sân bay Gia Lâm sáng ngày 16-6, đến 12h30′ cùng ngày thì đã bị mất liên lạc tại
tọa độ 19o25’40″N-107o19’54″E, khoảng 44 hải lý về phía Nam Tây Nam đảo Bạch
Long Vĩ, Hải Phòng.
Sáng nay, báo GDVN đưa tin, theo báo của Quân Giải phóng Trung Quốc
cho biết, Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật liên tục ở Biển Đông từ ngày 13-6
đến ngày 17-6. Như vậy là hai chiếc máy bay SU-30MK2 và CASA 212 của Không quân
Việt Nam rơi đúng vào thời điểm Trung Quốc tập trận bắn đạn thật trong khu vực.
Vì sao 2 máy bay của VN rơi, lại trùng hợp với thời gian Hải
quân TQ tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông? Liệu có bàn tay của Trung Quốc dính
vào hai vụ rớt máy bay này?
Truyền thông trong nước loan tin, sau khi chiếc
SU-30MK2 rơi, ngày 15-6, hải quân Mỹ đã triển khai 4 máy
bay tấn công điện tử EA-18G Growler, cùng 120 sĩ quan, tới căn cứ
không quân Clark của Philippines để giúp nước này tuần tra, đối phó với các hoạt
động quân sự của Trung Quốc trên biển Đông.
Facebooker
Nguyễn Tấn Thành, bình luận: Mỹ dự tính gì khi tăng cường máy
bay tác chiến điện tử trên Biển Đông?
“Một chiếc máy bay dân sự hiện đại bay ‘lạc’ qua
Viêng Chăn. Hai chiếc máy bay quân sự hiện đại nhất, với đội ngũ phi công xuất
sắc nhất và đường bay cẩn thận nhất lại bị rơi … không rõ nguyên nhân.
Không thể là sai sót kỹ thuật, sai sót phi công, hay
bị bắn hạ được. Chỉ có thể có là một cái gì bất thường cho các thiết bị điện tử
ở Biển Đông. Điều này không chỉ hăm dọa các phi cơ Việt mà còn tất cả các nước
qua lại khu vực này. Trong đó không thể không có Mỹ với hàng trăm chiếc máy bay
trên Hàng không mẫu hạm đang có mặt trong khu vực.
Cho nên ngay tức khắc, Mỹ tăng cường 4 máy bay đặc
chủng tác chiến điện tử E/A 18G và 120 quân nhân chuyên nghiệp vào khu vực
không là điều bất ngờ. Họ không phải tăng cường bảo vệ Phi, vì Phi hầu như
không có không quân, mà họ đang lo lắng và bảo vệ chính họ.
Việc Trung Cộng tác chiến điện tử không còn là giả
thiết để tranh luận nữa mà nó thành là sự thật. Vấn đề giờ là năng lực nó tới
đâu, và đối sách các nước xung quanh đối phó việc này như thế nào mà thôi!”
Báo VietNamNet đưa tin, ngay sau khi máy bay cứu nạn
CASA 212 mất tích, tướng Nguyễn Chí Vịnh đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu
Dũng, đề nghị phía Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam tìm kiếm, cứu nạn:
“21h.30 đêm 16/6, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng
tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương – Thứ trướng Bộ Quốc
phòng đã gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng, đề nghị phía Trung Quốc phối hợp,
tạo điều kiện cho các tàu, máy bay và lực lượng của Việt Nam triển khai hoạt động
tìm kiếm cứu nạn ở phía Đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ; đồng thời đề nghị lập
tức cung cấp thông tin nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc của
các phi công, thành viên phi hành đoàn bị trôi dạt sang phía Đông đường phân định“.
Vì sao tướng Nguyễn Chí Vịnh phải nhờ
phía Trung Quốc giúp đỡ, thay vì nhờ Mỹ?
Facebooker
Nguyễn Tấn Thành bình luận sự kiện này như sau:
Tại
sao phải nhờ Trung Cộng cứu hộ giùm!
Hôm qua sau khi chiếc cứu hộ Casa rơi, tôi có phân
tích và đoán chúng ta sẽ ngừng bay cứu hộ đồng thời nhờ Mỹ giúp. Sáng nay biết
Tướng Vịnh đã qua sứ quán Trung Cộng nhờ nó giúp, và dân mạng chửi hành động
này quá. Nên tôi viết bài này rút lại ý hôm qua và xác nhận, Tướng Vịnh hành động
vậy là khôn ngoan.
Chúng ta thử nghĩ:
– Chỉ mon men tập luyện gần bờ mà SU 30MK2 là chiếc
máy bay chiến đấu hiện đại nhất, Lái nó là Thượng tá Tham mưu trưởng của Trung
đoàn không quân bị rơi.
– Chỉ lòng vòng trong 50 hải lý cứu hộ mà CASA 212
là chiếc máy bay cứu hộ hiện đại nhất EU, lái nó là Đại tá Lữ đoàn trưởng cũng
bị rơi.
Vậy chúng ta còn chiếc máy bay nào hiện đại hơn, phi
công nào tài giỏi hơn, để mà dám bay nữa!?
Không phải ngẫu nhiên mà khuya hôm qua Quân ủy trung
ương họp và giao nhiệm vụ trấn an tinh thần lực lượng Phòng không Không quân.
Vì giờ này ai dám bay, khi nghĩ mình không giỏi hơn hai phi công kia, khi máy
bay mình kém hơn hai máy bay kia!?
Chọn Trung Cộng, nhờ họ giúp là bước đi “khôn
ngoan”, không chỉ là biện pháp bảo đảm an toàn bay, mà còn trấn an lực lượng
Phòng không Không quân lúc này. Làm thế, có thể nguyên nhân thực sự hai máy bay
rơi không biết, có thể ta phải nhượng bộ vài cái gì đó cho Trung Cộng. Nhưng để
qua cuộc khủng hoảng này, bởi vì nếu có thêm một chiếc thứ ba rơi thì chắc chắn
Quân và Dân sẽ không ngồi yên với thằng Trung Cộng và đàn em của nó.
Liệu
có bàn tay của Trung Quốc liên quan tới hai vụ rớt máy bay của Không quân Việt
Nam? Câu trả lời xin nhường cho quý bạn đọc.
------------------------------------
Hồng Thủy - Giaos Dục Việt Nam - 18-6-2016
Posted by adminbasam on
18/06/2016
(GDVN)
– Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ không nói suông ở Biển Đông
khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng.
Tờ Quân giải phóng Trung Quốc ngày 17/6 đưa tin,
ngày 13/6 một biên đội chiến hạm hạm đội Nam Hải đã triển khai tập trận bắn đạn
thật 4 ngày đêm liên tục ở Biển Đông. Lực lượng này đã diễn tập các nội dung tấn
công tàu ngầm, phòng ngự phòng không, bắn đạn thật.
Đáng chú ý là khác với các cuộc tập trận trước, đợt
tập trận này của hạm đội Nam Hải ngoài lực lượng sĩ quan, binh sĩ trong biên chế
sẵn sàng chiến đấu còn có hơn 120 sĩ quan đã xuất ngũ trong 2 năm qua mới được
gọi tái ngũ tham gia.
Theo một lãnh đạo của hạm đội Nam Hải, các quân nhân
được gọi tái ngũ lần này hầu hết là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đã từng phục
vụ tại ngũ trong 5 năm qua.
Lực lượng này được đánh giá có trình độ nghiệp vụ
cao, kỹ chiến thuật vững chắc, chỉ cần qua một vài hoạt động huấn luyện sau khi
tái ngũ là có thể điều khiển, sử dụng vũ khí trang bị, khí tài quân sự mới bao
gồm các chiến hạm.
Cuộc tập trận lần này diễn ra là do “yêu cầu nhiệm vụ”
mới của công tác dự bị động viên quân sự, tăng cường năng lực sẵn sàng chiến đấu.
Đa Chiều ngày 18/6 bình luận, hôm 16/6 người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố “sắp kết thúc bồi lấp, xây dựng
(bất hợp pháp) đảo nhân tạo và chuẩn bị xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ mục đích
quân sự, dân sự đã định” khiến dư luận cho rằng Trung Quốc đang “xuống thang” ở
Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông
từ 13/6, ảnh: China News.
Nhưng việc hải quân Trung Quốc phát thông báo khẩn cấp
gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan vừa xuất ngũ trong 2 năm qua cho thấy Bắc Kinh
đang chuẩn bị đối phó với diễn biến mới căng thẳng trên vùng biển này (bởi
chính các hành động leo thang của Trung Quốc – PV).
Tổng hợp tin tức hôm nay trên truyền thông Trung Quốc
về động thái này Đa Chiều cho biết, thông báo gọi tái ngũ của Bộ Tư lệnh hải
quân Trung Quốc yêu cầu các sĩ quan xuất ngũ trong 2 năm qua trở về đơn vị cũ,
hạn cuối cùng là cuối tháng 6 này.
Lý do gọi tái ngũ được Lầu Bát Nhất đưa ra là vài
năm gần đây hải quân được biên chế nhiều chiến hạm mới, lực lượng sĩ quan –
quân nhân chuyên nghiệp chuyên trách không đủ nên phải gọi lực lượng sĩ quan
tái ngũ để bổ sung.
Tuy nhiên có nguồn tin nói với Đa Chiều, đợt gọi tái
ngũ khẩn cấp này liên quan đến tình hình Biển Đông, đặc biệt liên quan đến phản
ứng của Mỹ – Nhật – Úc trước hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) đảo
nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông.
Hạm đội Nam Hải Trung Quốc tập trận bắn đạn thật
trên Biển Đông từ 13-17/6, ảnh: China News.
Nguồn tin từ quân đội Trung Quốc nói với Đa Chiều,
thông báo gọi tái ngũ lực lượng sĩ quan hải quân được Bộ Tư lệnh hải quân phát
đi qua 2 đường.
Một là cơ quan chính trị các đơn vị trong quân chủng
trực tiếp liên hệ với các sĩ quan xuất ngũ từng phục vụ tại đơn vị mình, hai là
thông qua cơ quan động viên – tuyển quân thuộc các đơn vị quân sự địa phương
nơi có sĩ quan hải quân xuất ngũ cần gọi tái ngũ đang cư trú.
Một sĩ quan vừa được gọi tái ngũ cho biết, quân chủng
hải quân Trung Quốc sẽ thương lượng với họ về thời gian phục vụ tại ngũ lần này
rồi mới quyết định.
Đa Chiều bình luận, Mỹ vô cùng phẫn nộ trước hoạt động
bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển
Đông.
Mỹ đã quyết định bất chấp mạo hiểm, bằng mọi giá phải
ngăn chặn hoạt động (phi pháp, bành trướng) này của Trung Quốc. Lầu Năm Góc đã
phát lệnh sẵn sàng chiến đấu đến toàn bộ lực lượng hải – không quân đang đồn
trú tại các căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản và Philippines.
Tình báo Hoa Nam nhận định, lần này người Mỹ sẽ
không nói suông ở Biển Đông khiến Quân ủy trung ương Trung Quốc hết sức lo lắng.
Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hạm đội
Nam Hải vừa tái ngũ tham gia tập trận trên Biển Đông, ảnh: China News.
Theo Đa Chiều, từ năm 2013 đến nay Trung Quốc đã bồi
lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) trên ít nhất 8 bãi đá ở Trường Sa
(thuộc chủ quyền Việt Nam, 8 bãi đá Trung Quốc bồi lấp bất hợp pháp bao gồm 6
bãi đá Gạc Ma, Chữ Thập, Xu Bi, Ga Ven, Tư Nghĩa, Châu Viên xâm lược năm 1988,
riêng đá Én Đất thì cho đến nay mới chỉ có Đa Chiều đưa tin rằng Trung Quốc
đang bồi lấp tại đây và đá Vành Khăn năm 1995 – PV). Tốc độ bồi lấp của Trung
Quốc lên tới hàng ngàn mét vuông mỗi ngày.
Nguồn tin nói với Đa Chiều, tuyên bố của Lục Khảng,
người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 16/6 về việc “sắp bồi lấp xong” thực
chất chỉ là đối sách “hoãn binh tạm thời” của Ủy ban An ninh quốc gia Trung Quốc
đưa ra mà thôi.
Quân ủy trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho Bộ Tư lệnh
hải quân lập tức chiêu tập binh mã, bổ sung binh lực sẵn sàng chiến đấu.
Năm nay số chiến hạm mới Trung Quốc hạ thủy ra Biển
Đông theo Đa Chiều miêu tả là “nhiều như há cảo thả nồi”. Số chiến hạm này bao
gồm 2 chiếc tàu khu trục mang tên lửa lớp 052D, 052C; 2 tàu hộ vệ mang tên lửa
lớp 054A; 5 tàu hộ vệ hạng nhẹ mang tên lửa lớp 056; 2 tàu ngầm thông thường, 1
tàu ngầm hạt nhân, 1 tàu quét ngư lôi.
Theo Đa Chiều, trong vài năm trở lại đây hải quân
Trung Quốc đứng đầu thế giới trong việc chế tạo, hạ thủy các chiến hạm với mục
tiêu 1 năm trang bị 1 hạm đội, hạ thủy 1 hạm đội và khai công chế tạo 1 hạm đội
(tức số chiến hạm đủ trang bị cho 1 hạm đội – PV)
No comments:
Post a Comment