Phạm Nhật Bình
Cập nhật: 16/06/2016
Trong tuần qua, việc một viên chức cấp tỉnh đi xe
“mượn” nhưng gắn biển xanh của xe nhà nước bỗng rộ lên trên báo chí trong nước.
Sự kiện này đã khiến cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
phải ra tay chỉ đạo một lúc 9 cơ quan phải vào cuộc, do Ban Kiểm Tra Trung Ương
đứng đầu phối hợp mở cuộc điều tra… để quyết làm tới nơi tới chốn.
Cá
chết thì chìm, xe Lexus bỗng nổi lên ồn ào như lần đầu tiên khám phá được một
cán bộ đảng nhám nhúa.
Kể từ ngày lên ngồi ghế tổng bí thư đảng thêm một
nhiệm kỳ, đây là lần chỉ đạo có vẻ quyết liệt của ông Trọng không khác một võ
sĩ tuốt gươm cương quyết hạ gục đối thủ.
Ý kiến của ông Trọng còn nói rõ đây là “việc cần làm
ngay”, một nhóm từ của Nguyễn Văn Linh phổ biến trước đây mà không lâu sau từ từ
biến thành những “việc cần làm ngơ” trong giới cán bộ đang bắt đầu ngửi thấy
mùi tiền.
Vụ Phó Chủ tịch UBND Hậu Giang chạy xe Lexus gắn biển
số xanh để đi làm, nếu nhìn theo một hướng tích cực cũng chỉ nhằm giảm bớt chi
phí công. Thế nhưng ông Trọng lại ra lệnh đến 9 cơ quan trung ương và địa
phương "vào cuộc" điều tra quả là chuyện lạ.
Chuyện lạ thứ nhất, ông Phó chủ tịch Trịnh Xuân
Thanh không sử dụng xe nhà nước mà là “mượn” xe người khác gắn bảng xanh xử dụng
vào công vụ, thực ra cũng đỡ tốn hao công quỹ. Chuyện đó xét ra cũng bình thường
nếu không muốn nói là một việc tốt.
Thử hỏi nếu trong trên 2 triệu công chức hiện nay,
chỉ cần 50% người như ông Thanh thì nhà nước đỡ phải tốn hàng trăm triệu đô-la
để nhập xe sang trọng cho cán bộ đi lại phục vụ dân, chưa kể tiền xăng nhớt bảo
trì hàng năm.
Những xe đắt tiền ấy, ngoài việc công còn xử dụng để
đi chùa, đi chợ, đưa đón quý tử đi học cùng là tiệc cưới, tang ma. Chuyện công
tư phối hợp ấy cũng quá tiện lợi cho lãnh đạo cùng gia đình, nhưng đau xót cho
túi tiền người dân.
Đáng lý ra nhà nước phải cám ơn ông Thanh, tuyên
dương ông thành một tấm gương “người tốt việc tốt”, chứ sao lại dùng tới 9 cơ
quan đầy quyền uy để điều tra?
Chuyện lạ kế tiếp, giả dụ việc điều tra là cần thiết
để chấn chỉnh 4 nguy cơ đang làm cho đảng suy yếu thì người ta chỉ cần giao cho
Ủy Ban Kiểm Tra hay Tỉnh Uỷ Hậu Giang họp xét đưa ra biện pháp gọi là “khắc phục”
rồi báo cáo lên trên là quá đủ.
Thế tại sao ông Tổng lại phải hô hoán lên như đảng
đang sụp đổ đến nơi và lập tức ra chỉ đạo cho 9 cơ quan nhảy vào cuộc cùng một
lúc? Phải chăng ông Trọng định ra tay xé xác ông Thanh hay những người đứng sau
ông Thanh?
Được biết, dưới trào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ông
Trịnh Xuân Thanh đã từng là người đứng đầu Tổng Công Ty Xây Lắp Dầu Khí Việt
Nam suốt một thời gian dài, từ năm 2009 đến 2013. Cũng như hầu hết tổng công ty
ồn ào lập ra trong hoang tưởng về một thời kỳ tiến lên công nghiệp hóa-hiện đại
hóa đến năm 2020, công ty của ông Thanh làm ăn thua lỗ đến trên 3.000 tỷ đồng.
Nhưng ông có phép mầu nào đó như ông Nguyễn Tấn Dũng, nên không chịu bất cứ một
thứ trách nhiệm nào và cuối cùng được hạ cánh an toàn với chiếc ghế phó chủ tịch
tỉnh Hậu Giang.
Nhưng nay thì có vẻ ông Trịnh Xuân Thanh không còn
an toàn nữa vì bỗng dưng bị moi ra từ chiếc Lexus 5 tỷ bạc mang biển số đánh
tráo.
Từ những chuyện lạ này, người ta nghĩ sở dĩ ông Trọng
muốn tuốt gươm xử ông Thanh là vì 3 điều:
- Hiện nay đảng và nhà nước của đảng đang lâm vào
tình trạng không lối thoát trong vụ cá chết ở bờ biển Miền Trung. Trước sự đòi
hỏi chính đáng của người dân là mọi nguyên nhân vì sao cá chết phải được công bố
minh bạch, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh bài câu giờ, giải thích lấp liếm để
bảo vệ thủ phạm.
Với câu chuyện chiếc xe Lexus của Phó chủ tịch Thanh
đang được làm rùm beng trên báo chí quốc doanh, trung ương đảng muốn hướng dư
luận quên đi chuyện cá chết để theo dõi một vụ tham nhũng đang hứa hẹn được
phanh phui. Đây là lá bài đánh tráo kiểu “Lê Lai cứu Chúa” nhưng không qua được
mắt ai cho dù đích thân ông Trọng vung gươm.
- Một suy đoán có căn cứ khác cho rằng kỳ này ông Trọng
muốn dùng ông Thanh như là chuyện rất hy hữu để chứng tỏ ông Trọng thuộc giống
ăn ở sạch, không hốt tiền bỏ chạy như đa số cán bộ “suy thoái, biến chất” hiện
nay. Điều này sẽ cho thiên hạ thấy trong đại hội 12, ông đắc cử 100% là xứng
đáng, là đúng quy trình cho dù ông có tự tô vẽ “tuy tuổi già sức yếu”…
- Với hành động ra vẻ quyết liệt này, ông Trọng muốn
răn đe giới đảng viên qua hình ảnh Trịnh Xuân Thanh để mong phục hồi “danh dự”
của đảng đang bị vùi dập quá mạnh hiện nay. Nhưng tham nhũng chỉ là một trong 4
nguy cơ mà ông Trọng phải ra sức đối phó. Với 3 nguy cơ còn lại - tình trạng tụt
hậu, chệch hướng và diễn biến hòa bình – không ai chắc một tổng bí thư già nua
tuổi tác có thể chèo chống con thuyền đảng qua cơn bão tố.
Tóm lại, không ít dư luận cho rằng Trịnh Xuân Thanh
không phải là nhân vật cuối cùng mà chỉ là con ruồi nho nhỏ đầu tiên của một
chiến dịch in bóng “đả hổ diệt ruồi” của Bắc Kinh. Rồi đây sau Trịnh Xuân Thanh
và cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùng người con trai, cuộc truy kích các thành phần
vây cánh chung quanh cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới là màn sôi động của vở
tuồng.
No comments:
Post a Comment