GS Nguyễn Thanh Việt(1)
Nguyễn
Khoa Thái Anh dịch
24/06/2016
”Người chết ở Thạnh Phong, và tất cả các cái chết
của người dân [trong cuộc chiến Việt-Mỹ], đòi hỏi một câu trả lời về việc liệu,
và làm thế nào, một Việt Nam giàu có sẽ ghi nhớ họ, và liệu phát triển kinh tế
theo kiểu Hoa Kỳ sẽ có lợi cho tất cả các công dân của Việt Nam, hay sẽ làm
những người yếu kém nhất trở thành nạn nhân một lần nữa” – Nguyễn Thanh
Việt
Cần nói ngay là quan điểm của Giáo sư Nguyễn Thanh
Việt (USC: University of Southern California) trong bài bình luận dưới đây
đăng trên New York Times (June 20, 2016) khác hẳn quan điểm
của một bà Tôn Nữ Thị Ninh mà các nhân sĩ và trí thức dân chủ đều nhìn thấy
trong đó nhiều động cơ bất ổn. Ông chỉ nêu lên những quan ngại nhân danh
lương tâm một cộng đồng vốn đã bị tổn thất trong cuộc chiến, lại bị bỏ rơi
sau cuộc chiến cho đến nay, để cho kẻ thắng (không phải dân)
hể hả bắt tay trở lại đối thủ cũ chỉ vì lợi ích riêng của họ – một thiểu số
có nhãn mác CS – và hưởng lợi lớn, để nghiễm nhiên trở thành ông chủ tàn bạo
và vô cảm trên xương máu (trước đây) và mồ hôi nước mắt (hiện nay) của cộng đồng,
mà Bob Kerrey cũng chỉ là một quân cờ cho cái tham vọng ấy mà thôi. Cho nên
tác giả hướng nhiều đến mục tiêu của ngôi trường đại học này và muốn lợi ích
mà nó đưa lại phải thật sự cho những người dân Việt thấp cổ bé miệng, những
con em nghèo hiếu học và giỏi giang trong dài hạn chứ không phải cho nhất thời.
Nó phải đào tạo ra những hạt nhân của tri thức khoa học, cũng là hạt nhân của
tự do dân chủ chứ không phải là nơi củng có quyền lực cho đám con cái ”thái tử
đảng”. Ông đặt các vấn đề để chúng ta cùng ngẫm nghĩ:
|
1) “Nhiều người Việt Nam hy vọng các trường đại học
(như FUV) sẽ cung ứng giá trị của thị trường tự do để VN – đưới danh nghĩa cộng
sản –
kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển chủ nghĩa tư bản (đỏ)
của mình. Nhưng hy vọng đó phải được kềm chế vì biết rằng các trường đại học
phương Tây là một nơi mâu thuẫn khi nói đến chuyện
quảng bá quyền bình đẳng rộng lớn hơn”.
2) “Ảnh hưởng tồi tệ nhất là các trường đại học
như FUV sẽ thực hành cũng như thúc đẩy một sự bất bình đẳng kinh tế nhằm hỗ
trợ các lợi ích
của 1 phần trăm (dân số giàu có): triệt dụng các
giáo viên trợ giảng có lương thấp; tăng trưởng tối đa các món nợ sinh viên;
nhấn mạnh việc
sản xuất của công nhân chứ không phải của người học”.
Nhưng có lẽ theo khảo sát không chính thức thì nhiều
người Vịệt trong và ngoài nước lo sợ là tôn chỉ độc lập và giáo án của FUV sẽ
bị
nhà nước khuynh loát. Vì theo lời của Phó thủ tướng
Vũ Đức Đam, người đã ký quyết định thành lập Đại học Fulbright Việt Nam
(tiếng Anh là Fulbright University Việt Nam, viết
tắt là FUV): Đại học Fulbright Việt Nam là cơ sở giáo dục 100% vốn đầu tư nước
ngoài,
có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng, hoạt
động không vì lợi nhuận. Trường có trụ sở tại TP HCM, chịu sự quản lý nhà nước
về
giáo dục và đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo và
sự quản lý Nhà nước về lãnh thổ của UBND TP HCM…
Người dịch cũng không biết là chương trình giảng dạy
của FUV sẽ gồm có những ngành hay môn gì, nhưng nếu như nhà nước Việt Nam sẽ
chi phối giáo trình của FUV thì có lẽ những môn học về kinh tế thị trường (và
thành phần sinh viên) sẽ là chủ xướng của phía Việt Nam mà không nhất thiết
chỉ riêng là đề án của Mỹ.
Nguyễn
Khoa Thái Anh
|
Los Angeles – Ngay cả đến hôm nay, người Mỹ vẫn còn
tranh luận về chiến tranh Việt Nam: họ đã làm những gì, đã phạm những lỗi lầm
nào, và đâu là những ảnh hưởng lâu dài về quyền lực của Mỹ.
Lịch sử đau buồn này lại sống dậy vì ông Bob Kerrey
được đề cử làm Chủ tịch Đại học Fulbright Việt Nam, một trường đại học tư nhân
đầu tiên của Việt Nam do Mỹ tài trợ. Sự bổ nhiệm này cũng đã khiến cho người Việt
Nam tranh luận rằng những kẻ thù trước đây có thể tha thứ và hòa giải cho nhau
như thế nào.
Chuyện không được tranh luận là vào năm 1969 một đội
ngũ Hải quân SEAL, dưới quyền chỉ huy của Trung úy trẻ Kerrey đã sát hại 20 thường
dân Việt Nam không vũ khí, gồm có cả phụ nữ và trẻ em, tại làng Thạnh Phong.
Ông Kerrey sau này trở thành một Thượng nghị sĩ, một Thống đốc tiểu bang, một ứng
cử viên Tổng thống và Chủ tịch một trường đại học, đã thừa nhận vai trò của
mình trong vụ thảm sát tàn khốc trong hồi ký năm 2002 của mình, "Khi tôi
là một người trai trẻ”.
Những người dân Hoa Kỳ và người Việt Nam ủng hộ việc
bổ nhiệm ông Kerrey xem đó là một hành động hoà giải: Ông đã thú nhận, nên đáng
được tha thứ vì những nỗ lực hỗ trợ cho Việt Nam của mình, cũng như quá khứ độc
đáo và khủng khiếp của ông đã trở nên một biểu tượng mạnh mẽ để làm thế nào hai
nước có thể tiến tới từ cuộc chiến chung của họ.
Tôi không đồng ý. Chọn ông trong trọng trách này là
một sai lầm cũng như coi ông là một biểu trưng cho hòa bình là một thất bại lớn
trong suy tưởng về đạo đức.
Đúng là người Mỹ đã thẳng thắn với tội ác của họ hơn
bất cứ ai trong Chính phủ và Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng đúng rằng người
Mỹ có xu hướng hồi nhớ chiến tranh như là một bi kịch của Mỹ, như tôi, một cậu
bé lớn lên ở California, đã chiêm nghiệm rõ ràng khi xem "Platoon",
"Apocalypse Now" và một số phim khác.
Tôi đã sống trong cộng đồng tị nạn Việt Nam, những
người mà đối với họ cuộc chiến này là một thảm kịch Việt Nam. Năm 2012, bài
phát biểu của Tổng thống Obama nhân ngày kỷ niệm lần thứ 50 của cuộc chiến đã đặt
trọng tâm vào cái chết của hơn 58.000 lính Mỹ. Tôi tự hỏi tại sao hơn 200.000
chiến binh miền Nam và hơn một triệu người miền Bắc và lính Việt Cộng chết đã
không được đề cập đến, cũng như cái chết không đếm nổi của hàng chục vạn thường
dân đã bị bỏ quên.
Trong vai trò mới của ông Kerrey, chúng ta đang trở
lại với câu chuyện cứu rỗi quen thuộc của một người lính Mỹ. Nhiều người Việt
Nam hiện nay cũng đang chú tâm đến câu chuyện cũ này, ngay cả khi nó đi kèm với
một cái giá rất đắt khi nhớ đến nỗi tang thương Việt Nam. Một số cuộc thăm dò
dư luận cho thấy đa số người Việt ủng hộ việc bổ nhiệm ông Kerrey, và một số cựu
chiến binh Bắc Việt, như tiểu thuyết gia nổi tiếng Bảo Ninh, cũng lên tiếng ủng
hộ.
Một số người Mỹ đã nói rằng ông Kerrey cũng là một nạn
nhân – của một cuộc chiến phi lý và một sự lãnh đạo thảm hại – nhưng nói như vậy
có vẻ trớ trêu, nếu không hoàn toàn lố bịch, khi người ta so sánh sự nổi bật của
ông Kerrey với cuộc sống tối tăm, không ai biết đến hiện nay của những người sống
sót và thân nhân của họ trong cuộc tấn công mà ông Kerrey cầm đầu. Cuộc sống và
sự nghiệp của ông hầu như không bị trắc trở, ngoại trừ những hối tiếc cá nhân
nào mà ông có.
Thật vậy, như ông Kerrey đã từng đến Việt Nam như một
biểu hiện của sức mạnh Hoa Kỳ, ngày nay ông đến dưới một vỏ bọc khác, nhưng vẫn
là một biểu tượng của sự ảnh hưởng của phương Tây, lần này là một nhà lãnh đạo
của một trường đại học.
Nhiều người Việt Nam hy vọng các trường đại học này
sẽ cung ứng giá trị của thị trường tự do để một quốc gia đưới danh nghĩa cộng sản
mong đợi sẽ tiếp tục phát triển chủ nghĩa tư bản của họ. Nhưng hy vọng đó phải
được tôi luyện với sự hiểu biết rằng các trường đại học phương Tây là một nơi
mâu thuẫn khi nói đến việc phát huy sự bình đẳng rộng lớn hơn.
Ảnh hưởng tốt nhất của họ là đào luyện tư tưởng nhân
bản. Ảnh hưởng tồi tệ nhất là họ thực hành và cả thúc đẩy một sự bất bình đẳng
kinh tế nhằm hỗ trợ các lợi ích của 1 phần trăm: triệt dụng các giáo viên trợ
giảng có lương thấp; tăng tối đa các món nợ sinh viên; nhấn mạnh việc sản xuất
của công nhân chứ không phải là người học.
Đại học Fulbright sẽ đóng vai trò gì? Câu hỏi này
báo hiệu sự phát triển chủ nghĩa tư bản của Việt Nam, được hướng dẫn bởi các định
chế tương tự, có thể bỏ lại phía sau những phần tử dễ bị tổn thương nhất của Việt
Nam.
Nếu ông Kerrey vẫn tiếp tục làm Chủ tịch, người Mỹ
và người Việt phải cùng nhau nhấn mạnh vào các biện pháp mang cả tính hình thể
và thực chất để thực hiện đền bù cho các nạn nhân của ông Kerrey và đối mặt với
quá khứ của ông.
Trước tiên, ông nên đến Thạnh Phong và xin lỗi những
người sống sót và gia đình của người chết. Hòa giải giữa hai nước nên được coi
lớn lao hơn là vở kịch của một cựu chiến binh Mỹ; nó cũng nên gồm cả những thảm
kịch của 20 dân làng Việt bị sát hại.
Sau đó, trong khuôn viên trường Fulbright tại thành
phố Hồ Chí Minh nên có một đài tưởng niệm với địa thế nổi bật của những người
chết ở làng Thạnh Phong. Đã xuất hiện khắp nơi ở Việt Nam những nghĩa trang
"liệt sĩ" tưởng niệm hơn một triệu người lính đã chết cho cuộc cách mạng
cộng sản. Trong khi đó một đài tưởng niệm cho những thường dân tử vong trong
chiến tranh thậm chí còn lớn hơn con số liệt sĩ rất nhiều thì lại rất hiếm, có
lẽ vì tưởng nhớ đến cái chết của họ có thể đưa ra câu hỏi nhức nhối về những ai
đã giết họ.
Thứ ba, Fulbright nên tạo ra các chương trình giáo dục
giúp giới trẻ Thạnh Phong và chuẩn bị cho họ một con đường sẽ giúp họ đạt được
học bổng toàn phần tại đại học này. Những người dân của Thạnh Phong, và rất nhiều
người như họ ở khắp Việt Nam, sẽ được hưởng lợi nhiều như ông Kerrey được hưởng
với vai trò chủ trì của ông tại học đường này .
Thứ tư, hội đồng quản trị của trường nên bao gồm các
nhà lãnh đạo tôn giáo, các nhà hoạt động hòa bình và giáo viên hỗ trợ tầm nhìn
nhân văn của giáo dục, không chỉ là phương án của một đại công ty.
Người chết ở Thạnh Phong, và tất cả các cái chết của
người dân [trong cuộc chiến Việt-Mỹ], đòi hỏi một câu trả lời về việc liệu, và
làm thế nào, một Việt Nam giàu có sẽ ghi nhớ họ, và liệu phát triển kinh tế
theo kiểu Hoa Kỳ sẽ có lợi cho tất cả các công dân của Việt Nam, hay sẽ làm những
người yếu kém nhất trở thành nạn nhân một lần nữa.
N.K.T.
A. dịch
(1) Người đã đoạt giải Pulitzer với tác phẩm The
Sympathizer
Link bản gốc http://www.nytimes.com/2016/06/20/opinion/bob-kerrey-and-the-american-tragedy-of-vietnam.html
Dịch giả gửi BVN
Được đăng bởi bauxitevn vào lúc 06:35
No comments:
Post a Comment