Friday, May 6, 2016

VIỆT NAM TRƯỚC SỰ THÁCH THỨC CỦA TRUNG QUỐC (Nguyen Khac Giang, EAF)





Nguyen Khac Giang, EAF
Thiên Thanh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on May 2, 2016

Sau bầu cử Đại hội Đảng – cuộc bầu cử cấp cao nhất của Đảng cộng sản Việt Nam – kết thúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục được tái bổ nhiệm vào chức vụ cao nhất của bộ máy chính trị Việt Nam vào hồi cuối tháng Giêng. Tuy nhiên, trong nhiệm kì 5 năm vừa qua, chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này chỉ mới là bước khởi đầu đối với tổng bí thư. Thách thức quan trọng mà các nhà lãnh đạo mới phải đối mặt trong thời gian tới là duy trì mối quan hệ với Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) ôm Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Đảng ở Hà Nội ngày 21 tháng 12, 2011, trong chuyến thăm 3-ngày đến Việt Nam. Ảnh: REUTERS

Cuối năm 2015, trong khi các ủy viên cấp cao của đảng đang bận rộn chuẩn bị cho Đại hội lần thứ 12 thì Trung Quốc lại gây nhũng nhiễu bằng việc đưa dàn khoan HD-981 vào khu vực chủ quyền thuộc Việt Nam, gây ra tranh cãi. Không ai có thể đoán chắc được động thái của Trung Quốc là gì, liệu rằng đó là một phần trong kế hoạch bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc, hay họ chỉ muốn gây ra những căng thẳng trong thời gian bầu cử của Đảng Cộng sản Việt Nam – điều mà Trung Quốc đã làm trước đây trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan năm 1996.

Bất kể âm mưu đằng sau của Trung Quốc là gì, đây vẫn là vấn đề mà ông Trọng cần phải đối mặt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có xu hướng được xem là bảo thủ và thân Trung Quốc hơn đối thủ của mình – ông Nguyễn Tấn Dũng.  Hiện nay trong các đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như dân chúng Việt Nam đều có động thái chống đối Trung Quốc, và các nhân vật lãnh đạo mới đứng trước áp lực phải chứng minh điều ngược lại.

Việc ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử diễn ra đúng lúc mối quan hệ của Việt Nam và Trung Quốc đang có nhiều bất ổn so với 5 năm trước. Bắc Kinh giờ đang thể hiện quyết tâm của mình bằng cách chuyển từ việc tuyên bố chủ quyền sang chiếm đóng Biển Đông. Âm mưu này từng bước được thực hiện hóa bằng việc khai hoang đảo, hiện đại hóa hải quân nhanh chóng, và tăng cường hệ thống phòng không.

Trong suốt năm 2015, Trung Quốc đã tiến hành các hoạt động cải tạo đáng kể trên một số đảo, đá ngầm và đá ở Biển Đông. Các dự án gây tranh cãi nhất tính đến thời điểm này có lẽ là trên bãi đá ngầm Fiery Cross, tức Đá Chữ Thập – nơi mà Trung Quốc đã xây dựng đường băng dài 3000 mét, sử dụng được cho cả máy bay quân sự và dân sự. Nhiều người cho rằng hòn đảo mới được khai hoang này sẽ được dùng như một địa điểm kiểm soát tiềm năng của quân đội Trung Quốc trong kế hoạch khuếch trương lực lượng tại Biển Đông.

Trong vòng một năm, Trung Quốc đã xây dựng bảy căn cứ quân sự chiến lược trong vùng biển tranh chấp ở quần đảo Trường Sa. Các thiết bị trên đá Châu Viên, đá Gạc Ma, đá Gaven và đá Ngã tư Nghĩa đều ít nhất có một sân bay trực thăng, bên cạnh đó lại có đường băng 3000 mét được xây dựng trên đá Subi. Hoạt động xây dựng trên đá Vành Khăn bao gồm 2 cơ sở quân sự và một căn cứ hải quân tiềm năng.

Vậy việc khai hoang trên Biển Đông nên được hiểu như thế nào?

Đầu tiên, không kể đến phạm vi cải tạo chưa từng có cũng như tốc độ xây dựng, động thái của Trung Quốc đã chuyển từ đe dọa sang tranh chấp chiếm đóng Biển Đông. Bắc Kinh dường như có ý định sử dụng sức mạnh quân sự để tạo ra “những sự thật trên mặt đất”, buộc các bên khác chấp nhận yêu cầu của Trung Quốc.

Trước đây Trung Quốc cũng đã thực hiện nhiều tuyên bố về chủ quyền tại Biển Đông, tuy nhiên vẫn chưa thực sự cố gắng kiểm soát khu vực này. Với những căn cứ quân sự mới cùng với căn cứ hải quân ở đảo Hải Nam, Trung Quốc hoàn toàn có thể kiểm soát khu vực Biển Đông đến thời điểm hiện tại. Các cơ sở này có thể đóng vai trò như là các trung tâm dịch vụ, trung tâm điều khiển, thu thập tình báo, tuần tra và thậm chí là để khai chiến nếu cần thiết.

Loại hình kiểm soát Trung Quốc đang hướng đến đó là không giới hạn để kiểm soát biển.  Các cơ sở hạ tầng mới được xây dựng có thể cho phép Trung Quốc đòi chủ quyền tại địa phận khu vực phòng không ở Biển Đông. Vào tuần đầu tiên năm 2016, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay tại vùng thông báo bay của Việt Nam – vùng bầu trời trên vùng biển tranh chấp quản lý. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã gọi đó là những chuyến bay thử nghiệm – ngụ ý rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục có những chuyến bay sắp tới nữa trong thời gian tương lai.

Mặc dù Trung Quốc không hành xử theo luật quốc tế, tất cả những động thái trên có thể thấy rằng kế hoạch của Trung Quốc là chủ động kiểm soát Biển Đông – giúp Bắc Kinh thành lập nên chiến lược “Chuỗi ngọc trai” – mạng lưới quân sự và thương mại thông qua vùng biển tiềm năng và có giá trị nhất trên thế giới.

Những thách thức mới từ Trung Quốc đã khiến ông Trọng rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Là một người cộng sản cực đoan và đảng viên trong vòng 50 năm, ông Trọng được tin rằng có những đồng cảm về tư tưởng với Trung Quốc, và điều đó dẫn đến việc ông đã quá mềm mỏng khi tranh chấp Biển Đông diễn ra. Sau khi ông Trọng tái đắc cử, ông đã nhận được thư chúc mừng từ ông Tập Cận Bình và việc chính phủ Trung Quốc ngợi ca ông Trọng từ các cơ quan báo chí ngôn luận như tờ The Global Times. Điều này có thể thấy rằng Bắc Kinh cũng đồng quan điểm với ông Trọng.

Nhưng sau sự ra đi rực rỡ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – người được coi là thân phương Tây, ông Trọng buộc phải cho thấy ông đủ mạnh để có thể duy trì tính toàn vẹn lãnh thủ của đất nước.

Để làm được điều đó, ông vẫn phải tạo mối quan hệ thân thiết với các nước phương tây và cũng phải tạo mối quan hệ mật thiết hơn với Trung Quốc. Ông Trọng đã thoát khỏi hình ảnh một nhà lãnh đại bảo thủ khi ông là người lãnh đạo đầu tiên đến thăm Nhà Trắng và hướng Việt Nam tham gia vào Hiệp định TPP do Hoa Kỳ đứng đầu. Năm ngoái, ông cũng đã có chuyến thăm Nhật Bản – nước cũng đang có tranh chấp lãnh hải/lãnh thổ với Trung Quốc. Xu hướng này vẫn có thể tiếp tục trọng suốt nhiệm kì mới 5 năm của ông Trọng.

Vấn đề “khó nhằn” hơn đó là làm thế nào ông Trọng có thể cân bằng mối quan hệ với Trung Quốc khi bị giằng xé bởi tư tưởng cộng sản và hiện thực khắc nghiệt với sự bành trướng của Trung Quốc. Kết quả của sự đấu tranh này không chỉ là để xác định tư tưởng của ông, mà còn là con đường phát triển của Việt Nam trong những năm tiếp theo.

© 2007-2017 Bản tiếg Việt Tạp chí Phía Trước – www.phiatruoc.info





No comments: