Nhạc
sĩ Tuấn Khanh
08/05/2016
Người Việt Nam như
đang được các chính sách đối ngoại của chế độ tập quen dần thói quen ích kỷ, sợ
mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất mát của những
ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các ngôi làng xưa
phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. Vẫn có những người tin rằng việc
hiến tế không bao giờ đến lượt mình, và mỗi ngày vẫn ăn ngon ngủ yên với những
con cá đẫm máu đồng loại. Họ không muốn một cuộc chiến đối diện thẳng với con
quái vật vì chỉ sợ mất mát cho riêng họ – Tuấn Khanh.
Có
lẽ không hẳn đã thế nếu xét ở phía 90 triệu người dân thấp cổ bé miệng và bị
trói chân trói tay, báo đài tiêm chất độc từng ngày thưa nhạc sĩ. Vâng, chúng
tôi biết rõ ý ông muốn nói đến ai, điều ông không tiện nói thẳng. Cái tư tưởng
hèn hạ rúc đầu xuống cát, lúc nào cũng chỉ biết rú lên “4 tốt và 16 chữ vàng”,
còn trước mọi thảm họa kinh hoàng của dân của nước thì ngậm miệng và ngậm miệng,
của cả một thế lực đang đè trên đầu dân hiện nay thật là đáng sợ, nó ngày càng
hiện diện trước mắt 90 triệu người như hình ảnh một “lão quái vật ù lỳ”. Trong
truyện cổ tích phương Tây, lão quái già nua ác độc đó đã thừa dịp nhảy lên cổ một
chàng thanh niên lực lưỡng rồi bám riết trên đầu chàng, bắt chàng phải cung đốn
phục dịch suốt năm này tháng khác, khiến bản thân chàng ngày càng suy kiệt về
tinh thần và thể xác. Về sau nạn nhân phải đánh lừa cho lão quái ăn một thứ quả
cây có chất men làm lão say khướt thì mới hất văng được lão ra khỏi đầu mình.
Nhạc sĩ không tin rằng thứ quả cây thần diệu kia sẽ rơi vào tay dân Việt đúng vận
hội hay sao.
Riêng
chúng tôi – chỉ đứng ở phía dân đen bị cai trị – chúng tôi luôn nghĩ như đinh
đóng cột rằng những gì mà nhạc sĩ cảnh báo bằng tất cả lương tri bén nhạy của một
nghệ sĩ, đúng là hết sức cấp bách, rất cần gióng lên nhiều tiếng chuông như nhạc
sĩ đã gióng. Nhưng cũng không mấy nỗi nữa... nhất định sự tha hóa tưởng chừng
khó cưỡng của dân tộc sẽ hồi sinh.
Bauxite
Việt Nam
*
Thái
độ công dân đối với quốc gia mình, phản ánh rất nhiều điều để nghĩ. Nó có thể
người người hân hoan vỗ tay cười, và có thể khiến từng cá nhân gục mặt khóc âm
thầm.
Tháng
11/2015, sau khi nước Pháp bị tấn công bởi quân IS, số lượng thanh niên xin
tòng quân để bảo vệ tổ quốc và đáp trả lại những kẻ đã giết hại đồng bào mình
tăng gấp bốn lần. Các cơ sở tuyển quân của Pháp cho biết họ bất ngờ trước các lời
xin nhập ngũ và các thư thắc mắc về tiêu chuẩn nhập ngũ lên đến 1500 hồ sơ, mỗi
tuần. Theo ước tính, từ đây đên năm sau, Pháp sẽ nhận thêm 25.000 tân binh nữa.
Hầu hết các lý do trong đơn xin nhập ngũ, được ghi rõ rằng họ muốn bảo vệ Tổ quốc
mình.
Tổ
quốc là cái gì đó rất mơ hồ, không cụ thể. Nhưng đứng trước những hình ảnh nơi
sinh sống của mình đang lâm nguy, những người chung tiếng nói, quốc tịch của
mình bị giết, bị đe doạ, ý thức về Tổ quốc bừng dậy như một bản năng cao quý.
Nước
Pháp không phải là ngoại lệ. Vụ khủng bố ngày 11/9/2001 ở Mỹ cũng đã khiến tinh
thần ái quốc của người Mỹ đa chủng tộc lên cao bất ngờ. Các thống kê cho thấy
chỉ một tháng sau vụ đánh vào toà tháp đôi, trang mlive.com cho biết hàng chục
ngàn thanh niên đã xin đăng lính vào nhiều binh chủng, đặc biệt ghi rõ là họ sẵn
lòng đi đến bất cứ nơi đâu để tiêu diệt kẻ tấn công vào đất nước mình, người
dân của mình. Năm 2002, nước Mỹ đón nhận thêm 80.000 tân binh. Tình trạng bùng
nổ bất ngờ này làm gợi nhớ số lượt đăng lính tăng vọt sau vụ người Nhật tấn
công Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) vào năm 1941.
Đọc
những tin tức này, những ai yêu lẽ phải và mang trong mình lòng tự hào dân tộc
đều có thể ứa nước mắt vì xúc động. Dâng hiến cuộc sống cho Tổ quốc mình vào giờ
phút nguy nan, là niềm hãnh diện cao quý mà không phải nền giáo dục nào, văn
hoá nào cũng có thể may mắn có được.
Đã
từ nhiều năm nay, các bản tin về tàu Trung Quốc tấn công ngư dân Việt mỗi lúc
càng nhiều, càng hung hãn. Tàu “bạn hữu nghị” từ phương Bắc tràn xuống, cướp,
giết, bắt cóc… kể cả bao vây đường biển của Việt Nam – nói chính xác là một cuộc
xâm lăng trong thời đại mới. Thanh niên Việt trong đời sống xã hội chủ nghĩa đã
làm gì?
Thật
kinh ngạc, tăng dần theo thời gian là số lượng cha mẹ đưa con cái đi du học, đi
xa đất nước như một cuộc đào thoát lớn lao và kiên nhẫn, bao gồm trong đó là
các bậc phụ huynh có chức vụ, miệng luôn hô hào xây dựng đất nước và tồn tại
hoà bình, 16 chữ vàng với Bắc Kinh.
Bối
cảnh Việt Nam luôn thấp thỏm trước các lời đe doạ sẽ bị tiến và chiếm trong 24
giờ từ báo chí chính thống Trung Quốc, thì thống kê cho thấy nạn trốn nghĩa vụ
quân sự ở Việt Nam cũng tăng cao bất ngờ. Thậm chí trên các trang mạng xã hội,
giới thanh niên nồng nhiệt bàn với nhau cách trốn nghĩa vụ quân sự. Thậm chí cẩm
nang có 17 cách thoát chuyện đi lính được chia sẻ khắp nơi. Mệt mỏi đối phó với
tình trạng này, năm 2013, Trung tướng Trần Đình Nhã, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc
phòng – An ninh của Quốc hội cũng đã từng đề nghị cho phép hợp pháp việc không
phải đi lính, bằng việc đóng tiền thế thân.
Quả
là một nghịch cảnh mà lịch sử Việt Nam từ thời sơ khai đến giờ mới có. Một dân
tộc từng đánh bại mọi quân đội ngoại bang, ngay cả lúc túng cùng nhất, lại rơi
vào thảm cảnh như vậy. Lẽ nào dân tộc Việt Nam hôm nay không còn yêu nước, hay
không còn tin vào những món hàng vũ trang quân sự “khủng” hàng đầu thế giới vẫn
được thông tin là đã về đến, đã trang bị cho quân đội nước mình?
Đây
là một vấn đề thật đáng suy nghiệm lâu dài, nhưng để trả lời nhanh, rõ ràng con
người đang mất niềm tin. Trong mọi sự hy sinh cho Tổ quốc mình, chắc chắc nhân
dân không ngại, nhưng họ muốn sự dâng hiến của mình phải có ý nghĩa. Và thật là
ngu ngốc, nếu chết không cho ai, để làm gì, và chết thay một cách ngu ngốc.
Ngày
26/11/2015, thêm một ngư dân Việt bị bắn chết thảm thương trên biển ở Trường
Sa, Quảng Ngãi. Ông bị bắn không có thông báo, không có lời cảnh cáo, bị bắn đến
2 phát đạn vào một cơ thể chỉ biết quăng lưới và thả câu.
Người
ngư dân này bị bắn chết trên biển, bởi niềm tin được thúc giục từ các nhà lãnh
đạo trên bờ vẫn khẳng định rằng hãy cứ ra khơi và cứ đánh bắt như một cách “thực
thi chủ quyền của Tổ quốc”.
Những
người còn sống hãi hùng đã đưa thi thể của người ngư dân này về đất mẹ, thật cô
đơn, vì bởi hàng trăm hải lý đầy kẻ thù đó, cũng có những tàu cảnh sát biển đi
tuần tra “khống”, báo cáo láo để ăn tiền dầu, tiền hoạt động, để được vui vẻ an
sinh trên bờ.
Người
ngư dân bị bắn chết ngày 26/11, đến ngày 30 thì thi thể mới giao được cho gia
đình. Thế nhưng trong những ngày di chuyển về nhà, chiếc tàu cá này thật cô đơn
vì chỉ có một mình, dù đã báo với bộ đội biên phòng chuyện mình bị tấn công và
có người tử nạn. Không có tàu kiểm ngư nào ra đón, không có ai đi cùng nỗi kinh
hoàng của họ trong chuyến quay về. Mọi trang thiết bị hiện đại trên biển luôn
được lên giọng tuyên truyền, như chỉ nặng phần trình diễn cùng sự thờ ơ của
chính quyền.
Dân
tộc Việt Nam hôm nay mới đáng thương làm sao, đi biển mà yếu ớt như trẻ nhỏ. Ai
cũng có thể bắt nạt. Ai cũng có thể cướp và giết. Láng giềng thì mặt cười thân
thiện, quay lưng thì tay súng, tay dao. Nhưng đáng thương hơn bao giờ hết là
chuyện ngư dân chết trên biển đã ngày càng nhiều và thường hơn, còn những người
trên bờ nghe chuyện tang thương ngoài khơi, giờ chỉ mệt mỏi, nhíu mày thương hại
mà cũng không thấy cần phải làm gì.
Người
Việt Nam như đang được các chính sách đối ngoại của chế độ tập quen dần thói
quen ích kỷ, sợ mình bị mất mát, nhưng lại im lặng và chọn lựa thay thế bằng mất
mát của những ngư dân nghèo khó. Nó giống như những câu chuyện cổ tích về các
ngôi làng xưa phải hiến tế ai đó cho con quái vật để được yên. Vẫn có những người
tin rằng việc hiến tế không bao giờ đến lượt mình, và mỗi ngày vẫn ăn ngon ngủ
yên với những con cá đẫm máu đồng loại. Họ không muốn một cuộc chiến đối diện
thẳng với con quái vật vì chỉ sợ mất mát cho riêng họ.
Cũng
như những ngôi làng khiếp nhược và u mê ấy, có bao giờ chúng ta tự hỏi rằng
chúng ta sẽ mất – mất rất nhiều – thậm chí mất tất cả, mà các loại quái vật
không cần mất sức cho bất kỳ một cuộc chiến tranh nào.
Và
những người lãnh đạo ngôi làng, nếu không có dũng khí để đối diện với cái ác để
bảo vệ mọi người, thì họ tồn tại để làm gì?
T.K.
*
Phụ
lục
“Nếu
được bầu làm ĐBQH tôi sẽ có điều kiện lắng nghe dân nhiều hơn”
Xuân
Hải
Xin
nhắc lại: "Cá chết trắng bờ biển miền Trung, biết bao ngư dân và người làm
trong ngành du lịch sẽ gặp khốn khó, thế mà những người gọi là "đại biểu"
của dân trong những tổ chức gọi là "quốc hội" và "hội đồng nhân
dân" các cấp không hề lên tiếng. Chứng tỏ họ chỉ là những con bù nhìn giữ
dưa, những cái máy hát, chỉ hát khi có người nhắc bài và vặn dây cót. Vậy thì
có cần tốn thì giờ và tiền bạc để "bầu" lên những con bù nhìn giữ dưa
mới hay không?"
Phạm
Nguyên Trường
Thôi,
đừng nói nữa. Dân chán mặt ông lắm rồi. Già khú khắm. Cuốc hội dân có bầu ra
đâu, các ông tự đưa nhau lên. Chính vì ko phải do dân bầu nên các ông ko thể vì
dân được, chỉ vì chính lợi ích của các ông mà thôi. Vì vậy, chúng tôi cần một
chính quyền do chính chúng tôi cầm lá phiếu bầu ra người mà chúng tôi tin cậy.
Các ông có gì đáng tin?
Anh
Khuat
Thôi,
tôi xin khuyên ngài 2 việc, một là đi tắm bùn, hai là học bắt chuồn chuồn đi
thôi.
No comments:
Post a Comment