Dan
De Luce & Keith Johnson - Foreign
Policy
Hoàng
Thuyên lược dịch
Cập
nhật: 10/05/2016
Tòa
Bạch Ốc có vẻ đang chuẩn bị bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam trùng hợp với
chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam vào cuối tháng này, mặc dầu
một số nhà lập pháp và giới hoạt động nhân quyền có bày tỏ mối lo âu.
Hành
động này là biểu tượng quan trọng trong sự tranh giành ảnh hưởng giữa Trung Quốc
và Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương cũng như trong mối quan hệ Việt-Mỹ từ
sau chiến tranh Việt Nam.
Lo
lắng trước thái độ hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, chính quyền Việt
Nam đã liên tục thúc giục Hoa Kỳ chấm dứt lệnh cấm bán vũ khí để Hà Nội có thể
mua các vũ khí quân sự tối tân của Hoa Kỳ như giàn rađa hay máy bay trinh sát.
Cách đây hai năm, Hoa Kỳ đã gỡ bỏ phần nào lệnh cấm để cho phép bán vũ khí liên
hệ đến “an ninh trên biển”.
Trong
khi Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ xem đây là một bước chiến lược để phản công Trung Quốc
thì các tổ chức nhân quyền và một số thượng nghị sĩ lo lắng là Hoa Kỳ đã không
đánh đổi được sự nhượng bộ nào từ phía Việt Nam.
Thượng
nghị sĩ Patrick Leahy.
Các
thượng nghị sĩ từ cả hai đảng, luôn cả Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy, đã lên tiếng
chống đối và bày tỏ sự dè dặt trước việc bỏ lệnh cấm. Họ cho rằng chính quyền
nên dừng lại trước khi có chỉ dấu tiến bộ về tự do dân sự trong một quốc gia
thường xuyên bắt giữ và đánh đập giới đối kháng. Mặc dầu TNS Leahy từng hậu thuẫn
cho việc mở rộng quan hệ với Việt Nam bấy lâu này, ông “rất mặn với tự do ngôn
luận” và muốn chính quyền Hoa Kỳ cho Việt Nam biết họ phải cải thiện gì về nhân
quyền nếu Hoa Kỳ che phép bán vũ khí sát thương”.
Chỉ
trong một tuần lễ của tháng Ba, nhà cầm quyền Việt Nam đã kết án bỏ tù bảy nhà
hoạt động và blogger. Theo tổ chức Human Rights Watch (Quan Sát Nhân Quyền) thì
Đảng Cộng Sản Việt Nam nắm giữ độc tôn quyền lực và Việt Nam vẫn là một trong
những chế độ hà khắc nhất trên thế giới. Theo ông John Sifton, giám đốc văn
phòng Á Châu của Human Rights Watch, “Gỡ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt
Nam là điều quá vội vã và không xứng đáng vào lúc này, trừ phi Hà Nội có những
bước cải thiện đáng kể về hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ.”
Theo
các viên chức chính quyền và phụ tá quốc hội xin phép giấu tên cho biết, Tòa Bạch
Ốc đã tranh luận về việc này trong những tuần qua. Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ
Ash Carter bày tỏ hậu thuẫn cho việc này.
Quyết
định cuối cùng sẽ tùy thuộc phần nào vào kết quả đàm phán ngày Thứ Hai và Thứ
Ba tại Việt Nam với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ: Thứ Trưởng Ngoại Giao Tom Malinowski
đặc trách về vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động, và Thứ Trưởng Daniel
Russel đặc trách văn phòng Đông Á và Thái Bình Dương.
Bộ
Ngoại Giao ra thông báo cho biết là ông Malinowski sẽ kêu gọi Hà Nội “thả các
tù nhân chính trị vô điều kiện” và thực hiện các cải tổ phù hợp với nghĩa vụ
nhân quyền quốc tế.
Ba
người dân oan bị cáo buộc tội danh “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo Điều
88 Bộ luật hình sự tại phiền tòa ngày 30-3-2016.
Việt
Nam đã thả khoảng hơn hai mươi tù nhân chính trị trong năm vừa qua, làm giảm số
tù nhân chính trị từ 125 xuống còn 100 - mặc dầu các tổ chức nhân quyền cho biết
là chế độ gia tăng xách nhiễu giới hoạt động bằng việc hành hung họ. Các phân
tích gia thì nghĩ rằng Hà Nội thả các nhà đối kháng để làm quà trong lúc đàm
phán gia nhập TPP.
Theo
ông Carl Thayer, một chuyên gia về an ninh Đông Nam Á tại Đại Học New South
Wales và Học Viện Quốc Phòng Úc, thì “động cơ chính” của lời yêu cầu bỏ lệnh cấm
bán vũ khí cho Việt Nam là chính trị hơn là quân sự. Giới bảo thủ của chế độ
thì cho rằng tuy quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt có cải thiện, họ vẫn lo ngại Hoa Kỳ
tìm cách thực hiện “diễn tiến hòa bình” qua việc thúc đẩy nhân quyền. Cộng với
việc bất mãn về nỗ lực giải quyết chất độc da cam sử dụng trong thời chiến của
Hoa Kỳ, tiếp tục duy trì chính sách cấm vận vũ khí có vẻ như là một hình thức
trừng phạt chính trị đối với Hà Nội.
Tuy
thế, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông, Hoa Kỳ muốn tìm cách cải
thiện khả năng của đồng minh và đối tác để tuần tra lãnh hải của họ, nhất là
khi phải đối diện với một lực lượng hàng hải to lớn của Trung Quốc.
Đến
nay Việt Nam vẫn chưa cho Hoa Kỳ biết muốn mua các loại vũ khí gì. Cho đến thời
điểm hiện tại, hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ cho Việt Nam chỉ giới hạn vào cảnh sát
biển với một số tàu tuần tra nhỏ, cũ. Phần lớn vũ khí của Việt Nam, từ tàu ngầm
cho đến chiến đấu cơ, là của Nga và nhiều phần sẽ vẫn vậy. Đổi qua vũ khí của
Hoa Kỳ chế tạo sẽ rất tốn kém vào thời điểm này.
Một
lãnh vực mà đôi bên có thể hợp tác là về công nghệ phòng thủ cấp cao. Trong
chuyến viếng thăm vào tháng Sáu năm ngoái của Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter,
chính quyền đôi bên có ra thông báo chung kêu gọi hợp tác về công nghệ phòng thủ.
Việt Nam muốn cập nhật các hệ thống vũ khí đã cũ và muốn mua rađa, máy bay
drone trinh sát hoặc máy bay thám thính như loại P-3 Orions hay P-8 Poseidons để
theo dõi tàu bè và tàu ngầm của Trung Quốc.
Việt
Nam mua tầm ngầm Kilo từ Nga.
Giới
chức Hoa Kỳ cũng bày tỏ ý muốn sử dụng cảng Cam Ranh cho các chiến hạm Hoa Kỳ,
nhưng Hà Nội chưa công khai ủng hộ ý đó.
Ngoài
việc cảnh báo về việc gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, giới bảo vệ nhân quyền cũng đã
kêu gọi Tòa Bạch Ốc dùng chuyến viếng thăm tới đây để nêu lên tình cảnh khốn
khó của các tù nhân chính trị và blogger tương tự như chuyến viếng thăm Cuba của
tổng thống Obama.
Trong
lá thư đề ngày 27 tháng Tư gửi Tổng thống Obama, tổ chức Human Rights Watch kêu
gọi ông dành thì giờ trong chuyến viếng thăm để gặp các cựu tù nhân chính trị,
các nhà hoạt động xã hội dân sự, tổ chức họp báo chung với Chủ tịch nhà nước Việt
Nam, Tướng Trần Đại Quang, đọc diễn văn nêu bật tầm quan trọng của các quyền
căn bản trong mối quan hệ giữa hai quốc gia.
Lá
thư có đoạn viết, “Nhiều người tại Việt Nam mong đợi ông và Hoa Kỳ bảo vệ cho
những lý tưởng mà họ liều mình thúc đẩy.”
Hoàng
Thuyên lược dịch
Nguồn:
Foreign
Policy
No comments:
Post a Comment