Nguyễn Thiện Nhân
Hội
viên Hội nhà báo độc lập VN, phóng viên Nguyễn Thiện Nhân trong một lần biểu
tình chống Trung Quốc
(VNTB) -
Tôi tự hỏi công an đến nhà tôi làm gì? Có phải để thăm hỏi tôi như lời anh ta
giới thiệu hay để thuyết phục lần cuối nhằm chuẩn bị cho một kế hoạch bắt giam
tôi trong thời gian tới nếu tôi không chịu thay đổi theo ý của đảng cầm quyền?
Lúc
18h15 ngày 15/5/2015, một công an viên tỉnh Bình Dương đi cùng bác Trưởng khu
phố đến nhà tôi. Bác trưởng khu là người ngồi làm chứng cho cuộc nói chuyện,
bác không có bất cứ ý kiến nào.
Tôi tự
hỏi công an đến nhà tôi làm gì? Có phải để thăm hỏi tôi như lời anh ta giới thiệu
hay để thuyết phục lần cuối nhằm chuẩn bị cho một kế hoạch bắt giam tôi trong
thời gian tới nếu tôi không chịu thay đổi theo ý của đảng cầm quyền?
Sau
đây là nội dung cuộc tranh luận:
Công
an: Bản
thân tôi tới làm việc với anh đây là lần đầu tiên, đúng không? Vừa ghé thăm vừa
làm việc lần đầu tiên. Nếu như tôi ghé anh sớm hơn thì có lẽ việc của anh sẽ
thuận lợi nhiều hơn. Tôi đảm bảo chuyện đó, bởi vì sao, bởi vì qua vấn đề anh
như thế, anh biết anh làm gì, đúng không? Nếu anh thay đổi được suy nghĩ của
anh thì tôi đảm bảo công việc anh sẽ tốt hơn.
NTN: Tại sao anh
không nghĩ là anh phải thay đổi suy nghĩ của mình mà anh bảo tôi? Tôi luôn tự
nghĩ rằng tôi phải thay đổi đấy.
Công
an: Sống
trong một xã hội, và một xã hội tồn tại từ khi La Mã cổ đại Hy Lạp hoặc ở đương
đại, nếu một nhà nước có một đảng cầm quyền thì lúc nào cũng có hai mặt. Thứ nhất,
mặt tốt và mặt xấu. Thứ hai, mặt nào tốt hơn mặt nào. Thứ ba, ai là người phản
mặt.
NTN: Phản mặt là sao?
Công
an:
Có nghĩa là anh không thừa nhận mặt tốt, cũng không thừa nhận mặt xấu mà anh thừa
nhận một cách chủ quan của riêng anh ngay tại thời điểm đó vì quyền lợi của
riêng anh thôi. Vi dụ: nếu anh là một ca sĩ, anh nói “tôi muốn ca gì thì tôi
ca”, nhạc tiền chiến hay nhạc gì đó thì tôi ca. Nếu anh là họa sĩ, thì “tôi muốn
vẽ gì thì tôi vẽ”, vẽ tranh này cũng được, tranh kia cũng được, tranh nọ cũng
được. Thậm chí vẽ như hồi xưa, 7-8 người cộng sản đu trên một cành đu đủ.
NTN: Cái chuyện hư cấu
hư cấu tôi không nói, nhưng…(bị ngắt lời)
Công
an:
Cái này không hư cấu nha, cái này là thực tế.
NTN: Người ta vẽ như thế
là người ta hư cấu, còn không chịu hư cấu nữa sao! Ai vẽ mặc ai, tôi đâu có vẽ.
Công
an:
Ý tôi nói là xã hội thì luôn luôn có mặt trái của xã hội.
NTN: Anh nói xong chưa,
để cho tôi nói nữa. Xã hội nào cũng có mặt tốt mặt xấu, cái đó là định tính.
Còn định lượng nữa, xấu bao nhiêu và tốt bao nhiêu, tỷ lệ như thế nào? Người ta
chỉ chấp nhận cái tốt lớn hơn cái xấu mà thôi. Còn cái gì không phù hợp, phải bỏ
đi vì sự tồn tại. Tồn tại ở đây không phải của từng cá nhân, mà là tồn tại của
đất nước, mình yếu lập tức có người khác vật chết mình liền. Cho nên buộc mình
phải mạnh, muốn mạnh thì mình phải đi con đường đúng, không thể khác được. Cho
nên, vì dân tộc này mà tôi ráng dấn thân thôi chứ còn bản thân tôi bây giờ vứt
ra ngoài, bỏ, không cần nữa!
Công
an:
Một đảng, hai đảng gì cũng có cái tốt cái xấu. Cái xấu lớn hơn hay cái tốt lớn
hơn là do…(tôi ngắt lời)
NTN: Tôi luôn nhìn thấy
được cái tốt, cái xấu. Tôi không phải là dạng mù mờ.
Công
an:
Ý tôi nói anh nghe vầy nè, nếu bản thân mình nhìn nhận đó là cái tốt, thì có chắc
tốt hay không?
NTN: Tôi đâu có bắt buộc
ai phải nghe tôi, nhưng tôi được quyền nói, tôi được quyền nhận xét.
Công
an:
Đúng rồi, anh được quyền phát ngôn.
NTN: Tôi được quyền phát
ngôn và tôi được dùng phương tiện truyền tải thông tin, suy nghĩ của mình đến
người khác. Đó là qui định quốc tế.
Công
an:
Theo khuôn khổ pháp luật của một nước.
NTN: Lấy công ước quốc tế
làm chuẩn. Việt Nam đã ký với người ta thì VN phải chấp nhận điều đó.
Công
an:
Anh nói như vậy, tôi hiểu ý anh rồi. Anh nói anh được nói điều đó theo qui chuẩn
quốc tế, được quyền phát ngôn này kia kia nọ. Vậy anh qua nước ngoài, anh phát
ngôn như vậy được không? Ví dụ, anh qua Mỹ, anh phát ngôn chống Mỹ được không?
Dù cho anh thuộc đảng nào…
NTN: Tôi không có chống
Mỹ, cũng không có chống đảng CSVN. Mà tôi chỉ nói những sự việc, những hành vi,
những đường lối sai trái mà thôi.
Công
an:
Đường lối sai trai anh há, thì người ta vẫn mời anh vào những cuộc họp, anh góp
ý.
NTN: Không. Tôi có
quyền chọn cách của tôi. Trong đó có cách là tìm phương tiện để cất lên tiếng
nói của mình để cho nhiều người biết chứ không phải chỉ để vài người biết.
Công
an:
Nhưng đó là chính kiến của riêng anh thôi. Anh nghĩ là đúng nhưng hệ thống chính
trị nghĩ anh như vậy là không đúng.
NTN: Hệ thống thì mặc hệ
thống. Những gì tôi làm là dựa trên công ước quốc tế, họ cho phép làm như vậy,
tôi thấy công ước đó tiến bộ thì tôi thực hiện theo, tại vì VN đã ký công ước
đó. Chừng nào VN không ký công ước đó thì tôi không làm. Tôi lấy ví dụ: Hiến pháp
cho quyền biểu tình, nhưng suốt 40 năm từ 1975 đến nay đảng CSVN không hề ra luật
biểu tình, như vậy cấm tôi đi biểu tình sao? Cho nên, tôi buộc phải thực hiện
theo hiến pháp, còn việc không ra luật biểu tình là do lỗi của phía đảng CSVN.
Tại sao bắt buộc tôi không được đi biểu tình khi chưa có luật! Đúng không?
Trong khi hiến pháp ghi cái đuôi là “theo pháp luật” rồi mấy anh không ra luật
nào hết, rồi mấy anh nói “chưa ra luật nên không được làm”, đâu có được!
Công
an:
Theo chính kiến của anh bây giờ, việc bức xúc của anh là gì?
NTN: Bây giờ tình hình
VN phải thay đổi thôi!
Công
an:
Thay đổi là thay đổi cái gì?
NTN: Vấn đề thứ nhật là
vấn đề chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa. Vấn đề thứ hai là sự thịnh vượng của một
quốc gia.
Công
an:
Dựa trên cơ sở gì?
NTN: Dựa trên cơ sở phát
triển kinh tế và những mặt phát triển khác như môi trường, nhân quyền…
Công
an:
Dựa vào nền tảng gì?
NTN: Thế giới này đã chứng
minh nền kinh tế thị trường là tất yếu rồi thì chúng ta phải phát triển theo nó
thôi. Nền tảng kinh tế thị trường, VN cũng đang theo xu hướng đó, tất
nhiên có những vướng mắc thì tôi phải thúc đẩy, tôi gỡ những vướng mắc ra để
phát triển cho nhanh.
Công
an:
Nói tóm lại, bữa nay trao đổi với anh như vậy thôi. Vấn đề của anh thật sự cũng
là vấn đề bức xúc của xã hội. Tôi thừa nhận là có một phần. Xã hội đang đặt ra,
chính phủ cũng đang đặt ra và đang tìm cách giải quyết.
NTN: Tôi là người dân,
tôi cũng tìm cách giải quyết, chứ không phải chỉ chính phủ thôi. Tại vì chính
phủ không thể làm hết mọi việc, phải có dân thò tay vô. Tại sao không cho dân
thò tay vô? Suốt ngày cứ chính phủ là sao?
Công
an:
Tham gia thì có mức độ của nó. Góp ý cũng có mức độ.
NTN: Đúng. Có mức độ. Chừng
nào tôi tập hợp lực lượng, tàng trữ vũ khí thì các anh được quyền bắt tôi, nhốt
tù tôi. Tôi sẽ không oán than cái gì hết. Còn nếu cất tiếng nói thể hiện suy
nghĩ của mình để góp ý xây dựng thì các anh phải nghe, không thể không cho phép
điều đó được.
Công
an:
Không phải không cho phép, anh được quyền nói chứ. Nhưng nhà nước, những người
có trách nhiệm người ta muốn nghe hay không là một chuyện khác. Người ta cảm nhận
anh hay không là một chuyện khác nữa. Vấn đề anh nêu ra thì xã hội cũng có nhiều
người nêu. Những người nêu đó, có cái giải thích cho họ. Riêng bản thân anh,
công an đã làm việc với anh cách đây vài năm rồi, thì cũng hiểu được cái chính
kiến của anh như thế nào, muốn xã hội ra sao. Xã hội của mình cũng đang phát
triển và tiến bộ mỗi ngày.
NTN: Có những mặt trái của
nó. Mặt trái đó chính anh cũng không lường hết được. Anh đừng có nghĩ là anh hiểu
biết hơn tôi.
Công
an:
Tôi đang cố gắng giải thích cho anh chứ không nói hiểu hơn anh. Anh nhìn một sự
vật hiện tượng: “Mày thấy như thế, như thế”. Có như thế được liền không
anh?
NTN: Tôi chỉ nói tiếng
nói chứ tôi đâu có bắt anh này, anh kia phải theo tôi.
Công
an:
Một đứa trẻ, nó nhỏ quá nó không biết hành vi của nó như thế là gây phương hại
cho nó mà nó cảm giác là nó làm như vậy là nó vui, nó vận động được chẳng hạn.
Tôi bảo “này cháu, không được làm vậy” thì đó cũng là một cách mình vận động
cho nó, một cách mình giải thích cho nó…
Tôi xuống
nói chuyện với anh để anh cảm thông thêm về chính sách xã hội của nhà nước về
cách quản chế của nhà nước và cách làm việc của nhà nước. Bản thân một cá nhân
trong xã hội nếu nói về công ước, hiệp ước, công hàm, luật định…thì VN mình
tham gia rất nhiều. Nếu nói vậy thì khủng khiếp lắm. Và nếu anh nói như vậy nữa
là anh tưởng tượng mình là một người hiểu biết hết tất cả.
NTN: Tôi không có như vậy.
VN có 800 báo đài, 300 trang web điện tử đều của nhà nước quản lý, không phải của
tư nhân.
Công
an:
Cách đây khoảng 2 tháng rưỡi, thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông nói : “ Tại
sao, mình có hơn 800…tại sao mình không phản biện lại các thế lực thù địch, phản
biện lại các nhà nước có sự xuyên tạc chính sách của mình”.
NTN: Như vậy, đảng CSVN
đã quản lý hết 800 báo đài rồi, tức là thị trường của đảng CSVN đã hơn 99% rồi.
Chỉ còn 1%, tức là một cái góc nhỏ nào đó là những tiếng nói của những người
như tôi, the thé, be bé thôi. Mà bây giờ còn muốn không cho cất lên nữa! Thì hỏi
chứ còn đâu là nhân quyền? Đúng không? Tôi đâu thể nào nói cho cả triệu người
nghe như Báo thanh niên nói. Tôi nói chỉ có một nhúm người nghe thôi, nó không
có tác động lớn, mà tôi chỉ nói bằng cái miệng chứ tôi không có kêu gọi bạo động.
Không có. Chuyện tôi làm là hoàn toàn bất bạo động. Chỉ là tiếng nói để thúc đẩy
đảng CSVN nghe. Nếu tôi đi đến MTTQ hoặc cơ quan của Đảng tôi nói thì họ cười
khẩy rồi tôi về, không có tác dụng gì hết! Tôi buộc phải nói trên phương tiện
truyền thông để có tác dụng, đó là quyền của người dân cất tiếng nói xây dựng đất
nước. Anh không được cấm cản tôi nói, nếu anh cấm cản tôi nói thì xã hội sẽ
không tiến bộ được.
Công
an:
Trong nguyên tắc của Đảng là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Thế
thì, thế nào là “dân biết”, thế nào là “dân bàn”?
NTN: Muốn biết phải có tự
do báo chí để soi rọi nhiều góc cạnh mới biết được. Bàn là góp ý…
Công
an:
Góp ý dựa trên cơ sở pháp luật nhà nước VN thừa nhận cái biết của anh là chính
thống. Anh hiểu chứ? Sống và làm việc theo pháp luật.
NTN: Chứ tôi đâu có sai
pháp luật đâu.
Công
an:
Nếu anh không sai thì khi mình nói, mình tranh luận, mình làm bất cứ gì đó, không
phải chỉ căn cứ theo luật VN…VN đã ký luật quốc tế, phải theo vậy. Đúng. Không
cấm anh làm chuyện đó. Tại vì làm chuyện đó đương nhiên Mỹ sẽ nhảy vô và nói VN
vi phạm nhân quyền. Bản thân anh cũng tự biết chuyện đó… Bản thân anh muốn đấu
tranh cho một xã hội tốt hơn. Theo anh nghĩ, anh có làm được không?
NTN: Tôi nghĩ là tôi góp
ý cho đảng CSVN xây, chứ tôi là con kiến con cỏ làm sao xây được cái gì.
Công
an:
Từ cái vụ Cù Huy Hà Vũ, anh thấy anh có đúng không?
NTN:
Đúng chứ! Tôi đâu có thấy tôi sai!
Công
an:
Anh nói anh đúng, Cù Huy Hà Vũ nói đúng?
NTN: Tôi không có nói Cù
Huy Hà Vũ đúng, mà tôi nói việc tôi đi ra Hà Nội là đúng.
Công
an:
Anh ra ngoài đó, anh coi là khác nha, còn anh ủng hộ lập trường chính kiến của
Cù Huy Hà Vũ là khác à.
NTN: Anh nói tôi ủng hộ
lập trường chính kiến Cù Huy Hà Vũ là chưa chính xác nha. Tôi đi ra đó là để ủng
hộ tiếng nói Cù Huy Hà Vũ cất lên. Cho dù giống tôi hay khác tôi thì tôi không
cần biết, ông ấy cất tiếng nói lên. Tôi ủng hộ việc cất tiếng nói lên đó, và
không được trù dập tiếng nói đó. Anh cần phải nhận định cho chính xác một chút.
Công
an:
Cửa miệng và khẩu miệng, anh muốn nói một điều gì đó cho tốt hơn. Chế độ tư bản
và chế độ cộng sản. Nhìn nhận rằng, cất tiếng nói để người ta hài lòng, sống chế
độ nào tốt hơn. Trù dập nhau, bắt bớ nhau hay là thoải mái như bây giờ muốn nói
gì thì nói. Chú Hai (Trưởng khu phố) thử nói cho ảnh nghe.
NTN: Tôi không nói chú
Hai sai nhưng…(bị ngắt lời)
Công
an:
Ai nói chú Hai sai đâu? Chú Hai là người chứng kiến giữa hai thời kỳ, chế độ cũ
và chế độ mình. Chế độ cũ, ĐM tôi thích tôi bắt anh! Mày, ĐM tao nghi ngờ mày
là tao quất mày được rồi! Mày đi ra khỏ địa phương mày là mày phải có cái giấy…
NTN: Anh à, chiến tranh
khác nha. Chiến tranh bên nào cũng có quyền bắt và bắn hết. Còn hòa bình là
khác. Anh đem hòa bình anh áp vô chiến tranh là không có đúng nha. Trong chiến
tranh, Mỹ bắn cộng sản và cộng sản bắn Mỹ, chuyện đó xảy ra hàng ngày. Anh
không áp vô so sánh vậy được.
Công
an:
Chiến tranh giữa hai bên, ranh giới Vĩ tuyến 17 giữa hai miền nam bắc, tôi ráng
tôi giành chính quyền của tôi, anh ráng anh giành chính quyền của anh. Nhưng nội
bộ bên trong của tôi tôi muốn ổn thỏa như đường ruột, gan, thận, mật đều thỏa
mãn hết. Không muốn ai cho, mời mình một cái gì mà ép mình phải ăn. Ngay bản
thân mình sống, muốn người ta tôn trọng mình, hòa hiệp với mình. Muốn thoải mái
hay muốn thích gì làm nấy…Nên sự dân chủ, sự trao đổi của mình phải có giới hạn
của nó.
NTN: Tôi thấy như vậy là
giới hạn rồi! Tôi đâu có làm gì quá giới hạn đâu!
Công
an:
Cái giới hạn của anh nó khác chứ! Bây giờ không tranh luận với anh nhiều, xin lỗi
anh nha. Bữa nay tới với anh là để thăm hỏi anh, trao đổi với anh một tí thôi.
Hết.
No comments:
Post a Comment