22/05/2015
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đang vo đầu, bứt tóc đốt
đuốc đi tìm nhân tài cho khoá đảng XII, dự trù được bầu tại Đại hội diễn ra đầu
năm 2016, nhưng 8 “Đặc trưng” chỉ tiêu của Cương lĩnh đã vô hiệu hoá từ lâu thì
đảng ngồi thêm có ích gì không ?
Những tiêu chuẩn tìm người Cộng sản tiêu biểu đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11 ngày 7/5/2015.
Ông nói như đinh đóng cột: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.”
CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG?
Nhưng người dân không ngây thơ tin khóa đảng XII sẽ quy tụ được những con người gương mẫu nhất trong lịch sử đảng. Ai cũng hy vọng “nếu làm được như vậy thì vạn phúc cho đất nước”, nhưng lại băn khoăn hỏi nhau:”Làm sao mà chọn được người tốt như thế nếu người dân không được tham gia trong qúa trình chọn người ?”
Người dân cũng nghi vấn về phương pháp điều tra mà đảng sẽ áp dụng để tìm cho ra manh mối những kẻ “giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác” có nguồn gốc tài chính vượt qúa mức thu nhập từ đâu?
Rồi việc chuyển nhượng tài sản cho vợ, con, dòng họ, để che giấu cũng đâu có dễ nếu không có tiếp tay “dưới gầm bàn” của các cơ quan nhà nước. Vậy phải điều tra từ đâu và ai điều tra?
Chẳng nhẽ việc quan trọng này lại giao cho các Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Công an phường xã là những nơi chưa bao giờ thành công trong công tác.
Chuyện này đã không dễ mà ông Trọng còn ỡm ờ nói: “Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cần có 3 độ tuổi (dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.”
Như thế là đủ mọi lớp tuổi rồi, có hạn chế gì đâu ? Ngay ông Trọng, sẽ 72 tuổi vào năm Đại hội đảng 2016, cũng hội đủ điều kiện vì ông thuộc diện “61 tuổi trở lên” !
Ông lại nói kèm thêm: “Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét..”
Nhưng thế nào là “đặc biệt”, ai quyết định ? Mà làm gì có “ngoài độ tuổi” trong “3 độ tuổi “ mà trình với tâu?
Không ai biết “dưới 50” là bằng nào và “trên 61” là bao nhiêu ? Chuyện lấp lửng con cá vàng này có vấn đề “du di” khó hiểu.
Vì vậy, tiêu chuẩn càng nhiều, càng có nhiều đường được vẽ ra cho hươu chạy chức chạy quyền. Tại sao? Vì người dân đã có bằng chứng lãnh đạo nói nhiều hơn làm thật trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trong cải tổ hành chính, giảm biên chế nhân viên nhà nước; tái cơ cấu kinh tế mà vẫn đi làm thuê cho nước ngoài; không cổ phần hoá nổi các Doanh nghiệp Nhà nước dù thua lỗ; hay cải tổ nền giáo dục mà chưa làm nổi con ốc vít đến nỗi bây giờ thua cả Lào và Kampuchia thì đến bao giờ dân mới ngóc đầu lên được ?
BẰNG CHỨNG
Tình trạng này đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo tại Phiên khai mạc kỳ họp 9 của Quốc hội sáng 20/05/2015.
Ông Phúc nói: “Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ.... Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm. Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,2%.... Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng 4,5% (so với cùng kỳ 2014).… Việc triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch tái cơ cấu ở một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động ở một số doanh nghiệp nhà nước và công ty nông lâm nghiệp còn chưa đạt yêu cầu.
Ông Phúc không nói vào chi tiết công tác phòng, chống tham nhũng nhưng chỉ cho biết Chính phủ sẽ: “Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường tương trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài và thu hồi tài sản tham nhũng.”
Phó Thủ tướng Phúc không nói gì đến tình trạng suy đồi văn hoá và đạo đức nghiêm trọng trong xã hội. Học đường không thiếu trò đánh thầy, thầy đổi điểm cao để ngủ với nữ sinh. Số người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày nhiều hơn trong thời kỳ chiến tranh. Một bộ phận không nhỏ người dân cũng đã xa lánh đảng, ghét dơ cán bộ vì tiếp tục bị nhũng nhiễu, gặp khó khăn trong đời sống kinh tế, khó kiếm việc làm. Rất nhiều thành phần trong dân, nhất là ở vùng xa và vùng cao chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối. Ra đường gặp Công an còn hơn sợ cọp ! Cả xã hội không được tự do mở mồm, dù có bị trù dập giữa đường phố.
Ngay cả Trí thức cũng phải nín thinh trước những bất công xã hội và quyền con người bị tước bỏ, dù Hiến pháp đã công nhận. Dân oan, dân khiếu kiện đòi công lý cũng bị Công an giả dạng côn đồ chà đạp lên luật pháp tấn công giữa chốn đông người thì xã hội này có còn gì là của dân ?
Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Trọng Phúc đã chia sẻ với VnExpress, trong số báo ra ngày thứ Ba, 19/5/2015: “ Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng nhiều bộ phận dân cư còn khó khăn, tình trạng đói nghèo khoảng 7%. Sự phân hoá giàu nghèo còn khá nặng. Nhà nước phải thu hẹp được khoảng cách này, thúc đẩy dân cư thoát nghèo bền vững.
Lãnh đạo và quản lý phát triển đất nước còn tình trạng quan liêu, tham nhũng của một bộ phận gây mất niềm tin của nhân dân. Nghị quyết trung ương 4 đã thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm thì Đảng phải thẳng thắn khắc phục để lấy lại niềm tin.”
Nhưng đến bao giờ và phải cần thêm bao nhiêu năm nữa để đảng có thể “khắc phục để lấy lại niềm tin” trong dân và trong đảng ?
Ngày 16 tháng 01 năm 2012, Nghị quyết Trung ương 4 “Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nhìn nhận: “ Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Như vậy chuyện có nhiều cán bộ có chức có quyền “giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản”, mất tư cách không còn là chuyện lạ với dân, nhưng không ai dám đụng tới vì việc kê khai tài sản chưa bao giờ được dân giám sát hay được quyền kiểm chứng gian, ngay. Đảng cũng giấu kín những bản khai tài sản của lãnh đạo nên không ai biết lời khai có đúng như sự thật hay không.
Nhưng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong buổi tiếp xúc với cử tri ở Sài Gòn hôm 16/5 (2015), đã “thừa nhận tình trạng bộ phận cán bộ hư hỏng, cán bộ “2Đ – đất và đô la” là một việc có thật.”
Ông nói: “Có một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên hư hỏng, gây mất niềm tin trong nhân dân. Vấn đề này đã được nói trong các văn kiện của Đảng. Thậm chí có cán bộ lão thành gửi thư đề nghị Trung ương không cơ cấu những cán bộ loại 2Đ vào Trung ương, tất nhiên trong Đại hội Đảng tới đây sẽ không cơ cấu những cán bộ đó vì chỉ hại dân, hại nước”.
Ông cũng cho biết: “Trong dự thảo văn kiện gửi đến cấp cơ sở, cấp quận huyện cũng giữ nhóm từ này xin ý kiến toàn Đảng và nhân dân. “Đây là một điều hết sức ray rứt, ai cũng bức xúc cả. Tôi cũng xin khẳng định lại những điều mà người dân nói là có thật.”
Nhưng ông Chủ tịch nước có làm được gì không, hay ông cũng chỉ biết “tâm tư” theo kiểu Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đánh trống bỏ dùi nhiều lần trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Tòan, mỗi khi đề cập đến chuyện Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở Trường Sa ?
8 ĐẶC TRƯNG LỪA DỐI
Với tình trạng đất nước không có lối thoát từ bên trong và bị lệ thuộc gần như hòan toàn vào Trung Quốc, đảng CSVN đã mở đường cho Bắc Kinh tự do lấn chiếm và kiểm soát Biển Đông.
Như vậy đảng và nhà nước CSVN còn hãnh diện gì với 8 Đặc trưng viết trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” (Bổ sung, phát triển năm 2011)?
Khi nói về “Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh giải thích ngày 14/01/2011: “Ở nước ta, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Marx-Lenin về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh…là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc.” (Trích TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam).
Trong thực tế đời sống ở Việt Nam ngày nay dân chưa giầu mà nước mỗi ngày lại yếu đi trước hiểm họa xâm lược của Trung Quốc. Nhân dân không có tự do, dân chủ là thứ xa xỉ chỉ dành riêng cho đảng viên và những ai chịu phục tùng quyền cai trị độc tôn và độc quyền của đảng.
- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ thì ông Nghĩa lý luận: “Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt chính trị của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin sự nghiệp cách mạng là của quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền thống của dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức là dân là chủ, dân làm chủ.”
Nhưng dân đang làm chủ cái gì ở Việt Nam ngoài bản thân? Ngay cả tương lai chính trị của đất nước cũng hòan toàn nằm trong tay đảng. Người dân không có quyền tham gia việc nước như Hiến pháp quy định.
- Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
“Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng so với các chế độ xã hội khác…. Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.”, theo lời ông Nghĩa.
Lý luận vòng vo của ông Nghĩa không làm sáng tỏ được chủ trương cốt lõi mập mờ giữa Cộng sản và Tư bản khi đảng theo đuổi nền kinh tế thị trường, nhưng lại có cái đuôi không giống ai gọi là “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Chả ai hiểu đảng muốn nói gì, ngoài tìm mọi cách kiểm soát kinh tế để chia chác cho nhau. Nhưng với Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cung và nhiều chuyên gia khác thì nếu Việt Nam “không chuyển sang kinh tế thị trường thì không giải quyết được gì cả”.
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam thì trong “báo cáo nghiên cứu dài tới trên 50 trang gửi đến Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, diễn ra trong hai ngày 21 và 22/4, ông Cung đặt vấn đề đổi mới khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Bài báo viết tiếp: “Đổi mới tư duy và tháo bỏ nút thắt thể chế để chuyển mạnh nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại là tên của nghiên cứu này.
Tại đây, Viện trưởng CIEM đã phân tích cặn kẽ về các loại kinh tế thị trường, cũng như một số điểm nghẽn hay nút thắt thể chế chế ngăn cản chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Nguyên nhân của các nút thắt nói trên, theo TS. Nguyễn Đình Cung, lại nằm ở phía Nhà nước.
Ông Cung nói: “Có thế nói, cải cách 30 năm qua ở Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào giảm và thu hẹp vai trò và chức năng của Nhà nước, mà chưa có đổi mới căn bản cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước; chưa thay đổi cơ bản tư duy về kinh tế thị trường, về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường”.
Kiến nghị đầu tiên của chuyên gia này về cải cách thể chế, là đổi mới nhận thức và làm rõ nội hàm của một số khái niệm cơ bản của quá trình cải cách tiếp theo.
Mà xếp hàng đầu, theo ông, chính là khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đây là một khái niệm được sử dụng thường xuyên và liên tục, nhưng nội hàm của khái niệm chưa rõ, chưa thống nhất; và những gì được giải thích liên quan đến khái niệm này không còn phù hợp.”
- Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Theo giải thích của ông Lê Hữu Nghĩa thì: “Tính ưu việt về tiến tiến của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện khái quát, nhân văn của văn hóa nhân loại; ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc (những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc...).
Ở điểm này không cần tranh luận mà cứ nhìn lên màn hình TV mỗi ngày để thấy sinh hoạt Văn hoá-Văn nghệ của Việt Nam đã đứng sau lưng các loại văn hóa lai căng đến từ Trung Quốc đang đe dọa mỗi gia đình Việt Nam.
- Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Một lần nữa, ông Nghĩa đã nói những điều không có thật như đảng tuyên truyền: “Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong đặc trưng tổng quát dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện qua đặc trưng về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Về phương diện con người, chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện.”
Nhưng ai đang ấm no, có tự do, hạnh phúc và được hưởng bổng lộc của chế độ ngoài những kẻ có chức, có quyền trong đảng? Đại đa số nhân dân, đặc biệt ở miền núi và vùng sâu có đủ cơm no áo ấm không ? Quyền tự do cho mọi người ư ? Đây là một thứ “xin cho” phản dân chủ và vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà ai cũng biết.
- Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Đây là một phô trương không biết hổ thẹn của đảng CSVN khi nhà nước đối diện với những khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc.
Nhà nước nói bình đẳng nhưng đối xử chênh lệch và kỳ thị ra mặt đối với những dân cư không đồng chính kiến, kể cả người Việt gốc Việt Nam Cộng Hòa. Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, người Việt Khmer ở miền Tây Nam Bộ, người Hmong ở vùng Tây bắc giáp ranh Ai Lao, nhất là những người theo đạo Dương Văn Mình và Thiên Chúa giáo đang bị phá phách và bị “công an trị” ra sao thì cứ hỏi các Tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam và các Tổ chức Quốc tế thì sẽ được trả lời đầy đủ.
- Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Về điểm này, ông Nghĩa lập luận chuyện chỉ có trên giấy tờ ở Việt Nam: “Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.”
Nếu của dân, sao dân không có quyền tự do ứng cử và tự do bầu của để lập chính phủ? Quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận của dân có được tôn trọng không?
Nếu chính phủ là do nhân dân thì tại sao lại phải “đảng cử dân bầu”?
Và vì dân thì tại sao đảng không phục vụ quyền lợi của dân mà lại dành quyền ban phát khi đảng muốn?
- Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Chủ trương cùng có lợi là ưu điểm của chính sách ngọai giao đa dạng, nhưng đảng CSVN đã để mất chủ quyền ở Biển Đông vào tay Trung Quốc từ lâu rồi. Trước tình trạng Trung Quốc “làm chủ Hòang Sa” và tân tạo 8 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các căn cứ quân sư, sân bay, bến cảng, đảng chỉ biết “hát đi hát lại” cá khúc tự an ủi rằng ta tiếp tục “đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình để duy trì ổn định phát triển”!
Ngoài những hành động lấn chiếm công khai và ngang ngược, Trung Quốc đã không ngừng ngăn cấm đánh bắt hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8 và tấn công ngư phủ Việt Nam hành nghề ở Hòang Sa và Trường Sa.
Đảng cũng sai lầm khi để cho Trung Quốc thống trị Việt Nam bằng kinh tế và kiểm soát lãnh thổ trên đất liền dưới dạng hợp tác kinh tế ở biên giới; khai thác Bauxite ở Tây Nguyên; lập nhà máy Thép ở Vũng Áng (Hà Tĩnh); để cho 10 tỉnh ở vùng chiến lược cho Tầu Bắc Kinh, Tầu Hồng Kông và Tầu Đài Loan thuê đất trồng rừng dài 50 năm. Rồi bây giờ lại đồng ý để cho Trung Quốc sử dụng cảng Hải Phòng cho kế họach xây dựng kinh tế, được gọi là “Con đường Tơ Lụa trên biển” chỉ có lợi cho Bắc Kinh.
BỨC XÚC BIỂN ĐÔNG
Cuộc diện Trung-Việt như thế nên buộc lòng người dân phải bức xúc, lo âu cho tiền đồ Tổ quốc.
Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã báo cáo trước Quốc hội hôm 20/05/2015 rằng, trong số 3.854 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội, đã có những công dân “rất quan tâm, theo dõi tình hình an ninh chính trị trên thế giới và trong khu vực đang có nhiều biến động phức tạp.”
Ông Nguyễn Thiện Nhân, một trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo với Quốc hội: “Cử tri và nhân dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC)”.
DOC là chư viết tắt của Declaration of Conduct, một thỏa hiệp đạt được ở Nam Vang (Kampuchia) năm 2002 khuyến khích, nhưng không có tính pháp lý trừng phạt các nước của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc nếu vi phạm. Do đó Trung Quốc đã ngang nhiên xé rào tự tuyên bố có chủ quyền trên gần hết diện tích gần 4 triệu cây số vuông Biển Đông mà họ tự khoanh theo hình Lưỡi Bò, hay còn được gọi là Đường 9 đọan rồi sau đổi thánh 10 đọan. Bắc Kinh cũng đã tự do lấn chiếm, tân tạo bãi đá thành đảo để đóng quân kiểm soát lưu thông hàng hải và xâm phạm chủ quyền biển đảo của các nước trong khu vực, quan trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân.
Vậy Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nói gì về họat động bành trướng và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ngày gần đây không?
Ông Phúc chỉ nói “chung chung” như “nói cho xong chuyện” nhưng ông không dám nêu tên hay chỉ trích Trung Quốc.
Ông báo cáo với các Đại biểu rằng: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động nhưng vẫn còn nhiều thách thức, rủi ro. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn trong khu vực và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường..... Việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức.”
Và ông hứa chính phủ sẽ: ”Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống.”
Ông Phúc nói vậy thì dân cũng chỉ biết đến thế thôi mà không biết đe dọa của Trung Quốc nguy hiểm cho Việt Nam đến mức nào?
Vì vậy Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến nói: “Báo cáo của Chính phủ cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng của cử tri, cũng như chưa thỏa mãn mong muốn của ĐBQH.”
Do đó một số đông Đại biểu Quốc hội và ông Tiến đã thuyết phục thành công Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng ý tổ chức một phiên họp riêng để nghe Chính phủ thuyết trình về tình hình Biển Đông.
Như vậy thì 8 điều được gọi là “Đặc trưng” của đảng CSVN ghi trong Cương lĩnh bổ sung năm 2011 có đem lại phúc lợi cho dân không hay chỉ giúp đảng có thêm đặc quyền và đặc lợi ?
Trong khi đó thì mặt trái hão huyền của 8 Đặc trưng cũng đã giúp Trung Quốc không cần đánh mà Việt Nam đã thua trên nhiều mặt.
Phạm Trần
(05/015)
Những tiêu chuẩn tìm người Cộng sản tiêu biểu đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong diễn văn bế mạc Hội nghị Trung ương 11 ngày 7/5/2015.
Ông nói như đinh đóng cột: “Kiên quyết không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương những người có một trong các khuyết điểm, như bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.”
CÓ LÀM ĐƯỢC KHÔNG?
Nhưng người dân không ngây thơ tin khóa đảng XII sẽ quy tụ được những con người gương mẫu nhất trong lịch sử đảng. Ai cũng hy vọng “nếu làm được như vậy thì vạn phúc cho đất nước”, nhưng lại băn khoăn hỏi nhau:”Làm sao mà chọn được người tốt như thế nếu người dân không được tham gia trong qúa trình chọn người ?”
Người dân cũng nghi vấn về phương pháp điều tra mà đảng sẽ áp dụng để tìm cho ra manh mối những kẻ “giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác” có nguồn gốc tài chính vượt qúa mức thu nhập từ đâu?
Rồi việc chuyển nhượng tài sản cho vợ, con, dòng họ, để che giấu cũng đâu có dễ nếu không có tiếp tay “dưới gầm bàn” của các cơ quan nhà nước. Vậy phải điều tra từ đâu và ai điều tra?
Chẳng nhẽ việc quan trọng này lại giao cho các Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Công an phường xã là những nơi chưa bao giờ thành công trong công tác.
Chuyện này đã không dễ mà ông Trọng còn ỡm ờ nói: “Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cần có 3 độ tuổi (dưới 50, 50-60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.”
Như thế là đủ mọi lớp tuổi rồi, có hạn chế gì đâu ? Ngay ông Trọng, sẽ 72 tuổi vào năm Đại hội đảng 2016, cũng hội đủ điều kiện vì ông thuộc diện “61 tuổi trở lên” !
Ông lại nói kèm thêm: “Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi theo quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình Ban Chấp hành Trung ương xem xét..”
Nhưng thế nào là “đặc biệt”, ai quyết định ? Mà làm gì có “ngoài độ tuổi” trong “3 độ tuổi “ mà trình với tâu?
Không ai biết “dưới 50” là bằng nào và “trên 61” là bao nhiêu ? Chuyện lấp lửng con cá vàng này có vấn đề “du di” khó hiểu.
Vì vậy, tiêu chuẩn càng nhiều, càng có nhiều đường được vẽ ra cho hươu chạy chức chạy quyền. Tại sao? Vì người dân đã có bằng chứng lãnh đạo nói nhiều hơn làm thật trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; trong cải tổ hành chính, giảm biên chế nhân viên nhà nước; tái cơ cấu kinh tế mà vẫn đi làm thuê cho nước ngoài; không cổ phần hoá nổi các Doanh nghiệp Nhà nước dù thua lỗ; hay cải tổ nền giáo dục mà chưa làm nổi con ốc vít đến nỗi bây giờ thua cả Lào và Kampuchia thì đến bao giờ dân mới ngóc đầu lên được ?
BẰNG CHỨNG
Tình trạng này đã được Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc báo cáo tại Phiên khai mạc kỳ họp 9 của Quốc hội sáng 20/05/2015.
Ông Phúc nói: “Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ.... Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu giảm so cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước giảm. Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 12,2%.... Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn yếu trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng 4,5% (so với cùng kỳ 2014).… Việc triển khai các đề án, chương trình, kế hoạch tái cơ cấu ở một số Bộ, ngành, địa phương còn chưa đạt yêu cầu. Việc sắp xếp, cổ phần hoá, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, nâng cao hiệu quả hoạt động ở một số doanh nghiệp nhà nước và công ty nông lâm nghiệp còn chưa đạt yêu cầu.
Ông Phúc không nói vào chi tiết công tác phòng, chống tham nhũng nhưng chỉ cho biết Chính phủ sẽ: “Đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm toán, thanh tra, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng; đẩy nhanh tiến độ xử lý các vụ tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. Tăng cường tương trợ tư pháp, nhất là tư pháp hình sự để xử lý hành vi tham nhũng có yếu tố nước ngoài và thu hồi tài sản tham nhũng.”
Phó Thủ tướng Phúc không nói gì đến tình trạng suy đồi văn hoá và đạo đức nghiêm trọng trong xã hội. Học đường không thiếu trò đánh thầy, thầy đổi điểm cao để ngủ với nữ sinh. Số người chết vì tai nạn giao thông mỗi ngày nhiều hơn trong thời kỳ chiến tranh. Một bộ phận không nhỏ người dân cũng đã xa lánh đảng, ghét dơ cán bộ vì tiếp tục bị nhũng nhiễu, gặp khó khăn trong đời sống kinh tế, khó kiếm việc làm. Rất nhiều thành phần trong dân, nhất là ở vùng xa và vùng cao chưa ăn bữa sáng đã lo bữa tối. Ra đường gặp Công an còn hơn sợ cọp ! Cả xã hội không được tự do mở mồm, dù có bị trù dập giữa đường phố.
Ngay cả Trí thức cũng phải nín thinh trước những bất công xã hội và quyền con người bị tước bỏ, dù Hiến pháp đã công nhận. Dân oan, dân khiếu kiện đòi công lý cũng bị Công an giả dạng côn đồ chà đạp lên luật pháp tấn công giữa chốn đông người thì xã hội này có còn gì là của dân ?
Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng – Phó Giáo sư (PGS) Nguyễn Trọng Phúc đã chia sẻ với VnExpress, trong số báo ra ngày thứ Ba, 19/5/2015: “ Phải thẳng thắn nhìn nhận rằng nhiều bộ phận dân cư còn khó khăn, tình trạng đói nghèo khoảng 7%. Sự phân hoá giàu nghèo còn khá nặng. Nhà nước phải thu hẹp được khoảng cách này, thúc đẩy dân cư thoát nghèo bền vững.
Lãnh đạo và quản lý phát triển đất nước còn tình trạng quan liêu, tham nhũng của một bộ phận gây mất niềm tin của nhân dân. Nghị quyết trung ương 4 đã thẳng thắn nhìn nhận những sai lầm thì Đảng phải thẳng thắn khắc phục để lấy lại niềm tin.”
Nhưng đến bao giờ và phải cần thêm bao nhiêu năm nữa để đảng có thể “khắc phục để lấy lại niềm tin” trong dân và trong đảng ?
Ngày 16 tháng 01 năm 2012, Nghị quyết Trung ương 4 “Về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” đã nhìn nhận: “ Bên cạnh kết quả đạt được, công tác xây dựng Đảng vẫn còn không ít hạn chế, yếu kém, thậm chí có những yếu kém khuyết điểm kéo dài qua nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...”
Như vậy chuyện có nhiều cán bộ có chức có quyền “giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản”, mất tư cách không còn là chuyện lạ với dân, nhưng không ai dám đụng tới vì việc kê khai tài sản chưa bao giờ được dân giám sát hay được quyền kiểm chứng gian, ngay. Đảng cũng giấu kín những bản khai tài sản của lãnh đạo nên không ai biết lời khai có đúng như sự thật hay không.
Nhưng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong buổi tiếp xúc với cử tri ở Sài Gòn hôm 16/5 (2015), đã “thừa nhận tình trạng bộ phận cán bộ hư hỏng, cán bộ “2Đ – đất và đô la” là một việc có thật.”
Ông nói: “Có một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên hư hỏng, gây mất niềm tin trong nhân dân. Vấn đề này đã được nói trong các văn kiện của Đảng. Thậm chí có cán bộ lão thành gửi thư đề nghị Trung ương không cơ cấu những cán bộ loại 2Đ vào Trung ương, tất nhiên trong Đại hội Đảng tới đây sẽ không cơ cấu những cán bộ đó vì chỉ hại dân, hại nước”.
Ông cũng cho biết: “Trong dự thảo văn kiện gửi đến cấp cơ sở, cấp quận huyện cũng giữ nhóm từ này xin ý kiến toàn Đảng và nhân dân. “Đây là một điều hết sức ray rứt, ai cũng bức xúc cả. Tôi cũng xin khẳng định lại những điều mà người dân nói là có thật.”
Nhưng ông Chủ tịch nước có làm được gì không, hay ông cũng chỉ biết “tâm tư” theo kiểu Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh đã đánh trống bỏ dùi nhiều lần trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Tòan, mỗi khi đề cập đến chuyện Trung Quốc bành trướng lãnh thổ ở Trường Sa ?
8 ĐẶC TRƯNG LỪA DỐI
Với tình trạng đất nước không có lối thoát từ bên trong và bị lệ thuộc gần như hòan toàn vào Trung Quốc, đảng CSVN đã mở đường cho Bắc Kinh tự do lấn chiếm và kiểm soát Biển Đông.
Như vậy đảng và nhà nước CSVN còn hãnh diện gì với 8 Đặc trưng viết trong “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” (Bổ sung, phát triển năm 2011)?
Khi nói về “Đặc trưng thứ nhất: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, ông Lê Hữu Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh giải thích ngày 14/01/2011: “Ở nước ta, tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội phải được biểu hiện cụ thể thiết thực, trên cơ sở kế thừa quan điểm Marx-Lenin về mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, đồng thời vận dụng sáng tạo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho dân giàu, nước mạnh…là công bằng, hợp lý, mọi người đều được hưởng quyền tự do, dân chủ, được sống cuộc đời hạnh phúc.” (Trích TTXVN, Thông tấn xã Việt Nam).
Trong thực tế đời sống ở Việt Nam ngày nay dân chưa giầu mà nước mỗi ngày lại yếu đi trước hiểm họa xâm lược của Trung Quốc. Nhân dân không có tự do, dân chủ là thứ xa xỉ chỉ dành riêng cho đảng viên và những ai chịu phục tùng quyền cai trị độc tôn và độc quyền của đảng.
- Đặc trưng thứ hai: do nhân dân làm chủ thì ông Nghĩa lý luận: “Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện ở bản chất ưu việt chính trị của chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trên cơ sở kế thừa giá trị quan điểm của chủ nghĩa Marx-Lenin sự nghiệp cách mạng là của quần chúng; kế thừa những giá trị trong tư tưởng truyền thống của dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh: dân chủ tức là dân là chủ, dân làm chủ.”
Nhưng dân đang làm chủ cái gì ở Việt Nam ngoài bản thân? Ngay cả tương lai chính trị của đất nước cũng hòan toàn nằm trong tay đảng. Người dân không có quyền tham gia việc nước như Hiến pháp quy định.
- Đặc trưng thứ ba: có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu.
“Đây là đặc trưng thể hiện tính ưu việt trên lĩnh vực kinh tế của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng so với các chế độ xã hội khác…. Đảng ta tiếp tục khẳng định quan điểm: Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.”, theo lời ông Nghĩa.
Lý luận vòng vo của ông Nghĩa không làm sáng tỏ được chủ trương cốt lõi mập mờ giữa Cộng sản và Tư bản khi đảng theo đuổi nền kinh tế thị trường, nhưng lại có cái đuôi không giống ai gọi là “theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Chả ai hiểu đảng muốn nói gì, ngoài tìm mọi cách kiểm soát kinh tế để chia chác cho nhau. Nhưng với Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Tiến Sỹ Nguyễn Đình Cung và nhiều chuyên gia khác thì nếu Việt Nam “không chuyển sang kinh tế thị trường thì không giải quyết được gì cả”.
Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam thì trong “báo cáo nghiên cứu dài tới trên 50 trang gửi đến Diễn đàn Kinh tế Mùa xuân 2015, diễn ra trong hai ngày 21 và 22/4, ông Cung đặt vấn đề đổi mới khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Bài báo viết tiếp: “Đổi mới tư duy và tháo bỏ nút thắt thể chế để chuyển mạnh nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại là tên của nghiên cứu này.
Tại đây, Viện trưởng CIEM đã phân tích cặn kẽ về các loại kinh tế thị trường, cũng như một số điểm nghẽn hay nút thắt thể chế chế ngăn cản chuyển đổi mạnh mẽ sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Nguyên nhân của các nút thắt nói trên, theo TS. Nguyễn Đình Cung, lại nằm ở phía Nhà nước.
Ông Cung nói: “Có thế nói, cải cách 30 năm qua ở Việt Nam mới chủ yếu tập trung vào giảm và thu hẹp vai trò và chức năng của Nhà nước, mà chưa có đổi mới căn bản cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước; chưa thay đổi cơ bản tư duy về kinh tế thị trường, về vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường”.
Kiến nghị đầu tiên của chuyên gia này về cải cách thể chế, là đổi mới nhận thức và làm rõ nội hàm của một số khái niệm cơ bản của quá trình cải cách tiếp theo.
Mà xếp hàng đầu, theo ông, chính là khái niệm “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đây là một khái niệm được sử dụng thường xuyên và liên tục, nhưng nội hàm của khái niệm chưa rõ, chưa thống nhất; và những gì được giải thích liên quan đến khái niệm này không còn phù hợp.”
- Đặc trưng thứ tư: có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
Theo giải thích của ông Lê Hữu Nghĩa thì: “Tính ưu việt về tiến tiến của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện khái quát, nhân văn của văn hóa nhân loại; ở việc giữ gìn bản sắc dân tộc (những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam: chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đoàn kết và nhân ái, ý thức về độc lập, tự do, tự cường dân tộc...).
Ở điểm này không cần tranh luận mà cứ nhìn lên màn hình TV mỗi ngày để thấy sinh hoạt Văn hoá-Văn nghệ của Việt Nam đã đứng sau lưng các loại văn hóa lai căng đến từ Trung Quốc đang đe dọa mỗi gia đình Việt Nam.
- Đặc trưng thứ năm: con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
Một lần nữa, ông Nghĩa đã nói những điều không có thật như đảng tuyên truyền: “Tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng không chỉ được thể hiện trong đặc trưng tổng quát dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mà còn được thể hiện qua đặc trưng về con người trong xã hội xã hội chủ nghĩa. Về phương diện con người, chủ nghĩa xã hội đồng nghĩa với chủ nghĩa nhân văn, nhân đạo: tất cả vì con người, cho con người và phát triển con người toàn diện.”
Nhưng ai đang ấm no, có tự do, hạnh phúc và được hưởng bổng lộc của chế độ ngoài những kẻ có chức, có quyền trong đảng? Đại đa số nhân dân, đặc biệt ở miền núi và vùng sâu có đủ cơm no áo ấm không ? Quyền tự do cho mọi người ư ? Đây là một thứ “xin cho” phản dân chủ và vi phạm nghiêm trọng quyền con người mà ai cũng biết.
- Đặc trưng thứ sáu: các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển.
Đây là một phô trương không biết hổ thẹn của đảng CSVN khi nhà nước đối diện với những khó khăn trong đời sống của đồng bào các dân tộc.
Nhà nước nói bình đẳng nhưng đối xử chênh lệch và kỳ thị ra mặt đối với những dân cư không đồng chính kiến, kể cả người Việt gốc Việt Nam Cộng Hòa. Đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên, người Việt Khmer ở miền Tây Nam Bộ, người Hmong ở vùng Tây bắc giáp ranh Ai Lao, nhất là những người theo đạo Dương Văn Mình và Thiên Chúa giáo đang bị phá phách và bị “công an trị” ra sao thì cứ hỏi các Tổ chức đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo ở Việt Nam và các Tổ chức Quốc tế thì sẽ được trả lời đầy đủ.
- Đặc trưng thứ bảy: có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Về điểm này, ông Nghĩa lập luận chuyện chỉ có trên giấy tờ ở Việt Nam: “Chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta đang xây dựng thể hiện trong tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Tính ưu việt của một xã hội do nhân dân làm chủ gắn bó mật thiết với tính ưu việt của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.”
Nếu của dân, sao dân không có quyền tự do ứng cử và tự do bầu của để lập chính phủ? Quyền lập hội, quyền tự do ngôn luận của dân có được tôn trọng không?
Nếu chính phủ là do nhân dân thì tại sao lại phải “đảng cử dân bầu”?
Và vì dân thì tại sao đảng không phục vụ quyền lợi của dân mà lại dành quyền ban phát khi đảng muốn?
- Đặc trưng thứ tám: có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Chủ trương cùng có lợi là ưu điểm của chính sách ngọai giao đa dạng, nhưng đảng CSVN đã để mất chủ quyền ở Biển Đông vào tay Trung Quốc từ lâu rồi. Trước tình trạng Trung Quốc “làm chủ Hòang Sa” và tân tạo 8 bãi đá chiếm của Việt Nam ở Trường Sa năm 1988 thành các căn cứ quân sư, sân bay, bến cảng, đảng chỉ biết “hát đi hát lại” cá khúc tự an ủi rằng ta tiếp tục “đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình để duy trì ổn định phát triển”!
Ngoài những hành động lấn chiếm công khai và ngang ngược, Trung Quốc đã không ngừng ngăn cấm đánh bắt hàng năm từ tháng 5 đến tháng 8 và tấn công ngư phủ Việt Nam hành nghề ở Hòang Sa và Trường Sa.
Đảng cũng sai lầm khi để cho Trung Quốc thống trị Việt Nam bằng kinh tế và kiểm soát lãnh thổ trên đất liền dưới dạng hợp tác kinh tế ở biên giới; khai thác Bauxite ở Tây Nguyên; lập nhà máy Thép ở Vũng Áng (Hà Tĩnh); để cho 10 tỉnh ở vùng chiến lược cho Tầu Bắc Kinh, Tầu Hồng Kông và Tầu Đài Loan thuê đất trồng rừng dài 50 năm. Rồi bây giờ lại đồng ý để cho Trung Quốc sử dụng cảng Hải Phòng cho kế họach xây dựng kinh tế, được gọi là “Con đường Tơ Lụa trên biển” chỉ có lợi cho Bắc Kinh.
BỨC XÚC BIỂN ĐÔNG
Cuộc diện Trung-Việt như thế nên buộc lòng người dân phải bức xúc, lo âu cho tiền đồ Tổ quốc.
Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã báo cáo trước Quốc hội hôm 20/05/2015 rằng, trong số 3.854 ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân cả nước gửi tới Quốc hội, đã có những công dân “rất quan tâm, theo dõi tình hình an ninh chính trị trên thế giới và trong khu vực đang có nhiều biến động phức tạp.”
Ông Nguyễn Thiện Nhân, một trong số 16 Ủy viên Bộ Chính trị báo cáo với Quốc hội: “Cử tri và nhân dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp, xây dựng các công trình tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam và vi phạm Tuyên bố về ứng xử giữa các nước ASEAN và Trung Quốc (DOC)”.
DOC là chư viết tắt của Declaration of Conduct, một thỏa hiệp đạt được ở Nam Vang (Kampuchia) năm 2002 khuyến khích, nhưng không có tính pháp lý trừng phạt các nước của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc nếu vi phạm. Do đó Trung Quốc đã ngang nhiên xé rào tự tuyên bố có chủ quyền trên gần hết diện tích gần 4 triệu cây số vuông Biển Đông mà họ tự khoanh theo hình Lưỡi Bò, hay còn được gọi là Đường 9 đọan rồi sau đổi thánh 10 đọan. Bắc Kinh cũng đã tự do lấn chiếm, tân tạo bãi đá thành đảo để đóng quân kiểm soát lưu thông hàng hải và xâm phạm chủ quyền biển đảo của các nước trong khu vực, quan trọng nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân.
Vậy Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có nói gì về họat động bành trướng và bá quyền của Trung Quốc ở Biển Đông ngày gần đây không?
Ông Phúc chỉ nói “chung chung” như “nói cho xong chuyện” nhưng ông không dám nêu tên hay chỉ trích Trung Quốc.
Ông báo cáo với các Đại biểu rằng: “Khu vực châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục phát triển năng động nhưng vẫn còn nhiều thách thức, rủi ro. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn trong khu vực và tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông diễn biến phức tạp, khó lường..... Việc bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ còn nhiều khó khăn, thách thức.”
Và ông hứa chính phủ sẽ: ”Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu, ứng phó kịp thời, hiệu quả trong mọi tình huống.”
Ông Phúc nói vậy thì dân cũng chỉ biết đến thế thôi mà không biết đe dọa của Trung Quốc nguy hiểm cho Việt Nam đến mức nào?
Vì vậy Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Lê Như Tiến nói: “Báo cáo của Chính phủ cũng chưa đáp ứng được nguyện vọng của cử tri, cũng như chưa thỏa mãn mong muốn của ĐBQH.”
Do đó một số đông Đại biểu Quốc hội và ông Tiến đã thuyết phục thành công Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đồng ý tổ chức một phiên họp riêng để nghe Chính phủ thuyết trình về tình hình Biển Đông.
Như vậy thì 8 điều được gọi là “Đặc trưng” của đảng CSVN ghi trong Cương lĩnh bổ sung năm 2011 có đem lại phúc lợi cho dân không hay chỉ giúp đảng có thêm đặc quyền và đặc lợi ?
Trong khi đó thì mặt trái hão huyền của 8 Đặc trưng cũng đã giúp Trung Quốc không cần đánh mà Việt Nam đã thua trên nhiều mặt.
Phạm Trần
(05/015)
No comments:
Post a Comment