Luật sư Vũ Đức Khanh và Bác sỹ
Võ Tấn Huân
Gửi cho BBCVietnamese.com từ Canada
12
tháng 5 2015
Trong
khi Hoa Kỳ đã phần nào thành công trong việc hợp tác và củng cố mối quan hệ ngoại
giao lẫn quân sự với các quốc gia cựu thù, liệu Hà Nội có sẵn sàng thay đổi để
tiến xa hơn với Washington?
Các mối
đe dọa an ninh toàn cầu đã giúp nhiều nước xích lại gần nhau hơn. Vào thời điểm
ngày 8 tháng 12 năm 1941, một ngày sau khi Nhật tấn công Trân Châu Cảng tại
Hawaii, thế giới – đặc biệt là người Mỹ và người Nhật – không bao giờ ngờ được
rằng hai nước một ngày nào đó sẽ trở thành đồng minh thân cận.
Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe chắc hẳn phần nào đã hài lòng khi quay về lại Tokyo sau
chuyến thăm Washington gần đây với bài diễn văn mang nhiều nội dung chiến lược
trước Quốc hội Hoa Kỳ, và mối quan hệ quốc phòng mới Mỹ–Nhật đã được mô tả là
đang có “nhiều biến đổi" trong những ngày sắp tới.
Tương tự,
Đức cũng từng là một nước cựu thù của Hoa Kỳ nhưng hiện là thành viên quan trọng
trong khối NATO và Hoa Kỳ hiện là đồng minh hàng đầu của Đức ngoài những nước
trong khối Liên minh châu Âu.
Với trọng
tâm hiện nay của Washington là Trung Đông và châu Á–Thái Bình Dương, Hoa Kỳ có
thể nghĩ rằng họ cần thúc đẩy những nước cựu thù trở thành trọng tâm trong các
chính sách ngoại giao của mình.
Ở khu vực
châu Á–Thái Bình Dương, Hoa Kỳ đang có những đồng minh chiến lược quan trọng nhằm
củng cố chính sách “trục châu Á” như Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc và Philippines.
Tuy
nhiên, ngoài việc hợp tác chặt chẽ với các đồng minh cũ, Hoa Kỳ cũng đang tìm
cách nâng cấp mối quan hệ đối tác đầy tiềm năng với Việt Nam. Hiện nay, có lẽ
không có nước nào trong khu vực có nhiều sự ngờ vực cũng như lo lắng về sự trỗi
dậy của nước láng giềng Trung Quốc như Việt Nam – nước từng có hơn nghìn năm lịch
sự chiến tranh chống lại sự xâm lăng địa lý, văn hóa, kinh tế lẫn tư tưởng với
phương Bắc. Trong bối cảnh đó, liệu Hà Nội có sẵn sàng thay đổi để tiến xa hơn
với Washington?
Trung
Quốc: Mối đe dọa chủ quyền Việt Nam
Hoa Kỳ
có thể đã từng là kẻ thù của Việt Nam, nhưng đó chỉ theo cách suy nghĩ và áp đặt
của những người trong Đảng Cộng sản Việt Nam. Dù vậy, các lãnh đạo Cộng sản Việt
Nam cũng thừa hiểu rằng nước cựu thù của họ hiện đang là siêu cường quốc duy nhất
có thể kiềm chế và kiểm soát một Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh về kinh tế
lẫn quân sự.
Sự trỗi
dậy mãnh liệt của Trung Quốc từ nhiều năm qua luôn là mối đe dọa nghiêm trọng
không những đến chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam mà còn ảnh hưởng
chung đến nền hoà bình, an ninh và thịnh vượng của toàn khu vực châu Á-Thái
Bình Dương.
Tuy
nhiên, tạo dựng mối quan hệ mang tầm chiến lược sâu xa hơn với Hoa Kỳ đòi hỏi ở
những người lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tính chính danh lẫn tầm nhìn về lợi ích
quốc gia. Nó sẽ tạo dựng một chính quyền đáng tin cậy, và từ đó làm cơ sở để tạo
dựng lòng tin với những đối tác chính trị quốc tế.
Đã hai
năm trôi qua kể từ tháng 7 năm 2013 nhưng biểu tượng “Đối tác Chiến lược Toàn
diện Việt–Mỹ” vẫn chưa tiến xa như nhiều người mong đợi.
Việc
nâng tầm quan hệ đối tác toàn diện đã tạo cơ hội để hai nước hợp tác sâu rộng
hơn trong nhiều lĩnh vực, và điều này chắc hẳn nhiều người Việt Nam cũng đang
mong muốn.
Tuy
nhiên, xét về phương diện chính trị, thực tế Việt Nam vẫn chưa thực sự tôn trọng
và cam kết các nguyên tắc cơ bản trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc – nền tảng cốt
lõi nhằm tăng cường mối quan hệ với Hoa Kỳ.
Thậm
chí, để đánh dấu ngày kết thúc cuộc chiến tranh tàn khốc năm 1975, Hạ viện Hoa
Kỳ đã tìm cách đưa một vài dự luật nhằm tôn vinh những người đã ngã mình trong
trận chiến – dù là ở chiến tuyến nào. Trong khi đó, thủ tướng Việt Nam đã chỉ
trích Hoa Kỳ gây ra “các tội ác dã man, biết bao đau thương, mất mát” cho Việt
Nam.
Những từ
ngữ gay gắt chẳng những không giúp thay đổi mối quan hệ giữa hai nước mà thậm
chí còn thể hiện ý thức ngoại giao kém của một lãnh đạo quốc gia. Nếu người
lãnh đạo không có cái nhìn khách quan và đúng đắn về lịch sử thì không thể tạo
được lòng tin cho người dân và đối tác.
Nền
tảng tính chính danh của lãnh đạo
Lãnh đạo
Cộng sản Việt Nam cần bước qua những rào cản ý thức hệ để hội nhập vào thực tiễn
đòi hỏi của xã hội. Kêu gọi xây dựng “lòng tin chiến lược”, ngăn chặn những người
“tham vọng quyền lực” vào chính quyền trước hết đòi hỏi Việt Nam một cơ chế
chính quyền có tính chính danh, trong sạch và hiệu quả, phục vụ cho lợi ích quốc
gia để tránh được các quốc nạn mà Việt Nam đang vấp phải từ nhiều năm nay.
Có như
vậy, những người lãnh đạo mới tạo dựng niềm tin đối với nhân dân và trở thành một
đối tác đáng tin cậy của quốc tế. Và có như vậy lãnh đạo Việt Nam mới hết tuyên
chiến với chính người dân của mình.
Thiết
nghĩ, cuối cùng, nền móng bền vững cho mối quan hệ giữa lãnh đạo quốc gia và
người dân cũng như giữa Việt Nam và Hoa Kỳ phải được dựa trên những giá trị cốt
lõi cơ bản mà các bên đều đồng ý: tự do, dân chủ, nhân bản, pháp trị và pháp luật
chuẩn mực.
Trong
thời gian tới, bất kỳ sự tiến bộ nào liên quan đến quan hệ kinh tế, an ninh và
quốc phòng, giữa Washington và Hà Nội cũng đều dựa trên quyết định cải cách
chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam.
Cải
cách đó cần bắt đầu ngay lập tức từ nền tảng tính chính danh của chính quyền với
một Hiến pháp thực sự tự do, dân chủ và đầy đủ trọn vẹn quyền làm chủ của người
dân.
Bài
viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của các tác giả, hiện đang làm việc
và sống tại Canada.
Quý độc
giả có thể chia sẻ quan điểm về bài viết trên diễn đàn của
BBC tiếng Việt.
No comments:
Post a Comment