VNTB:
Những gì mà người Mỹ cần làm và đưa tay với chính
quyền VN, có lẽ họ đã làm. Tương lai VN đang được bảo đảm bằng Hiệp định TPP, đầu
tư nước ngoài từ Mỹ, kể cả vai trò của Hoa Kỳ tại Biển Đông như một đồng minh
quân sự tạm thời với VN để ngăn chặn cái lưỡi quá dài của Trung Quốc. Và tất
nhiên, như Thứ trưởng thứ nhất Bộ ngoại giao Mỹ Antony Blinken mô tả, tổng thống
Mỹ đang trông chờ chuyến thăm Mỹ của TBT Nguyễn Phú Trọng, dù trong quá khứ
chưa từng có tiền lệ một tổng bí thư đảng, đặc biệt là đảng cộng sản, được lãnh
đạo cao nhất của Mỹ tiếp.
Những gì hoàn toàn nằm trong tầm tay mà phía VN không quá khó để thỏa mãn chỉ là vấn đề nhân quyền.
Thế nhưng như một sự cố ý, vào thời gian gần diễn ra chuyến công du Mỹ của TBT Trọng, hàng loạt hành vi xâm phạm nhân quyền lộ liễu và dã man đã được một bộ phận trong ngành công an VN tung ra: hành hung man rợ blogger Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội vào đúng ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ mà Trợ lý ngoại trưởng Malinowski phải gọi đó là hành động "vô cùng ngu dốt", đánh thương tích một blogger khác là Đinh Quang Tuyến tại TP.HCM vào đúng ngày mà Thứ trưởng Antony Blinken vào thành phố này. Một số blogger đi dự khóa truyền thông ở Sigapore về cũng bị câu lưu. Ngay cả giáo sư Nguyễn Huệ Chi chỉ ra phi trường đi Mỹ thăm gia đình cũng bị thu giữ hộ chiếu và cấm xuất cảnh... Tất cả đều xảy ra trong và ngay sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ tại Hà Nội.
Tục ngữ VN có câu "Không ăn được thì đạp đổ" quá thấm thía và vẫn còn đắc dụng trong không ít thời đương đại. Không phải lần đầu tiên trong chính trường bếp núc VN hiện ra dư luận về phe này "chơi" phe kia, liên quan đến những chuyến công du quan trọng ra ngoại quốc.
Lần này cũng thế, hình như đang hiện ra những hành động cố tình làm cho chuyến đi Mỹ sắp tới của TBT Trọng phải thế giới phương Tây nổi giận, bị dân Việt hải ngoại và cả người Mỹ ném trứng thối và cà chua với vô số cáo buộc về việc chính quyền VN vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Trong thời gian gần đây, có dư luận cho rằng phe đảng trị của TBT Trọng đang chiếm ưu thế khi đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12 đang đến gần. Cứ cho là như thế. Vậy thì phe nào đang thất thế và muốn "đạp đổ" bằng thủ đoạn lợi dụng công an hành hung giới đấu tranh dân chủ?
Liệu ông Trọng có phải là một tổng bí thư ngây ngô đến mức không biết cả đến chuyện lợi - hại liên quan mật thiết cá nhân mình?
Những gì hoàn toàn nằm trong tầm tay mà phía VN không quá khó để thỏa mãn chỉ là vấn đề nhân quyền.
Thế nhưng như một sự cố ý, vào thời gian gần diễn ra chuyến công du Mỹ của TBT Trọng, hàng loạt hành vi xâm phạm nhân quyền lộ liễu và dã man đã được một bộ phận trong ngành công an VN tung ra: hành hung man rợ blogger Nguyễn Chí Tuyến tại Hà Nội vào đúng ngày diễn ra đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ mà Trợ lý ngoại trưởng Malinowski phải gọi đó là hành động "vô cùng ngu dốt", đánh thương tích một blogger khác là Đinh Quang Tuyến tại TP.HCM vào đúng ngày mà Thứ trưởng Antony Blinken vào thành phố này. Một số blogger đi dự khóa truyền thông ở Sigapore về cũng bị câu lưu. Ngay cả giáo sư Nguyễn Huệ Chi chỉ ra phi trường đi Mỹ thăm gia đình cũng bị thu giữ hộ chiếu và cấm xuất cảnh... Tất cả đều xảy ra trong và ngay sau cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ tại Hà Nội.
Tục ngữ VN có câu "Không ăn được thì đạp đổ" quá thấm thía và vẫn còn đắc dụng trong không ít thời đương đại. Không phải lần đầu tiên trong chính trường bếp núc VN hiện ra dư luận về phe này "chơi" phe kia, liên quan đến những chuyến công du quan trọng ra ngoại quốc.
Lần này cũng thế, hình như đang hiện ra những hành động cố tình làm cho chuyến đi Mỹ sắp tới của TBT Trọng phải thế giới phương Tây nổi giận, bị dân Việt hải ngoại và cả người Mỹ ném trứng thối và cà chua với vô số cáo buộc về việc chính quyền VN vi phạm nhân quyền trầm trọng.
Trong thời gian gần đây, có dư luận cho rằng phe đảng trị của TBT Trọng đang chiếm ưu thế khi đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12 đang đến gần. Cứ cho là như thế. Vậy thì phe nào đang thất thế và muốn "đạp đổ" bằng thủ đoạn lợi dụng công an hành hung giới đấu tranh dân chủ?
Liệu ông Trọng có phải là một tổng bí thư ngây ngô đến mức không biết cả đến chuyện lợi - hại liên quan mật thiết cá nhân mình?
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony J. Blinken trong cuộc
họp báo chiều 19-5 tại TP.HCM - Ảnh: Thuận Thắng
Tin
liên quan:
Tổng thống Obama trông chờ chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn
Phú Trọng
Đó là thông điệp mà Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony J. Blinken đưa ra trong cuộc họp báo chiều 19-5 tại TP.HCM.
“Chúng tôi rất chào đón chuyến thăm của Tổng bí thư Trọng. Tổng thống Obama đang trông chờ chuyến thăm - ông Blinken nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ - Đây là chuyến thăm đầu tiên của tổng bí thư Đảng Cộng sản VN tới Washington” .
Ông nói chuyến thăm chứng minh “các cựu thù trong chiến tranh với nhau vẫn có thể trở thành bạn bè. Chúng ta không những chỉ có hòa bình mà còn xây dựng được quan hệ đối tác”.
Ông Blinken đang có chuyến thăm ở VN từ ngày 16 đến 19-5 để chuẩn bị cho một loạt chuyến thăm cấp cao giữa hai nước vào cuối năm nay, trong đó sẽ có chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp tới.
Chuyến thăm của ông Blinken diễn ra trong bối cảnh tình hình ở biển Đông đang có một loạt diễn biến mới khi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động chiếm đất ngoài biển.
Mới tuần trước, Wall Street Journal trích nguồn tin Bộ Quốc phòng nói Lầu Năm Góc đang cân nhắc phương án đưa tàu chiến và máy bay quân sự vào trong phạm vi 12 hải lý các điểm Trung Quốc chiếm đất ở biển Đông - động thái dấy lên lo ngại rằng đụng độ có thể xảy ra ở ngoài biển.
Khi được hỏi về vấn đề này, ông Blinken dầu vậy không khẳng định hay phủ nhận việc quân đội Mỹ có đưa tàu hay máy bay tới khu vực lấn đất hay không dù nói là “quan ngại” về tình hình ở ngoài biển".
12 hải lý là phạm vi lãnh hải và thường chỉ được công nhận nếu như các điểm này được coi là đảo. Tuy vậy, theo các chuyên gia, hầu hết đây chỉ là bãi san hô ngầm hoặc là đá mà không duy trì được sự sống thì sẽ chỉ có 500m lãnh hải chứ không phải 12 hải lý như thông thường và cũng không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Theo giới quan sát, động thái đi hẳn vào 12 hải lý như vậy có thể buộc Trung Quốc phải đưa ra căn cứ cụ thể cho các tuyên bố chủ quyền của mình (Thực tế ở biển Đông là tất cả các nước mới chỉ tuyên bố chủ quyền nhưng vì tính phức tạp của tình hình, hiện chưa nước nào đưa ra rõ ràng căn cứ theo UNCLOS cho các tuyên bố chủ quyền của mình).
“Quan điểm ở đây là gây nhiều sức ép với Trung Quốc với mọi cơ hội, mà không quá gây hấn, khiến họ ngày càng không thoải mái với những gì mình đang làm” - Gregory Poling của CSIS nói với Bloomberg.
IHS Jane, tạp chí hàng đầu về quốc phòng, đánh giá khả năng Mỹ đưa tàu hay máy bay vào trong phạm vi 12 hải lý sẽ khó xảy ra trong lúc này vì sẽ dẫn tới cuộc đối đầu ngoại giao trực diện giữa hai nước.
Và trong bối cảnh Mỹ còn cần Trung Quốc trong một loạt vấn đề an ninh và kinh tế (như Triều Tiên, Iran...), Washington sẽ không muốn gây hấn với Trung Quốc vào lúc này. Nhưng họ thừa nhận khả năng Washington sẽ đưa tàu tới sát vạch 12 hải lý.
Đó là thông điệp mà Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony J. Blinken đưa ra trong cuộc họp báo chiều 19-5 tại TP.HCM.
“Chúng tôi rất chào đón chuyến thăm của Tổng bí thư Trọng. Tổng thống Obama đang trông chờ chuyến thăm - ông Blinken nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ - Đây là chuyến thăm đầu tiên của tổng bí thư Đảng Cộng sản VN tới Washington” .
Ông nói chuyến thăm chứng minh “các cựu thù trong chiến tranh với nhau vẫn có thể trở thành bạn bè. Chúng ta không những chỉ có hòa bình mà còn xây dựng được quan hệ đối tác”.
Ông Blinken đang có chuyến thăm ở VN từ ngày 16 đến 19-5 để chuẩn bị cho một loạt chuyến thăm cấp cao giữa hai nước vào cuối năm nay, trong đó sẽ có chuyến thăm Mỹ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng sắp tới.
Chuyến thăm của ông Blinken diễn ra trong bối cảnh tình hình ở biển Đông đang có một loạt diễn biến mới khi Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động chiếm đất ngoài biển.
Mới tuần trước, Wall Street Journal trích nguồn tin Bộ Quốc phòng nói Lầu Năm Góc đang cân nhắc phương án đưa tàu chiến và máy bay quân sự vào trong phạm vi 12 hải lý các điểm Trung Quốc chiếm đất ở biển Đông - động thái dấy lên lo ngại rằng đụng độ có thể xảy ra ở ngoài biển.
Khi được hỏi về vấn đề này, ông Blinken dầu vậy không khẳng định hay phủ nhận việc quân đội Mỹ có đưa tàu hay máy bay tới khu vực lấn đất hay không dù nói là “quan ngại” về tình hình ở ngoài biển".
12 hải lý là phạm vi lãnh hải và thường chỉ được công nhận nếu như các điểm này được coi là đảo. Tuy vậy, theo các chuyên gia, hầu hết đây chỉ là bãi san hô ngầm hoặc là đá mà không duy trì được sự sống thì sẽ chỉ có 500m lãnh hải chứ không phải 12 hải lý như thông thường và cũng không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý.
Theo giới quan sát, động thái đi hẳn vào 12 hải lý như vậy có thể buộc Trung Quốc phải đưa ra căn cứ cụ thể cho các tuyên bố chủ quyền của mình (Thực tế ở biển Đông là tất cả các nước mới chỉ tuyên bố chủ quyền nhưng vì tính phức tạp của tình hình, hiện chưa nước nào đưa ra rõ ràng căn cứ theo UNCLOS cho các tuyên bố chủ quyền của mình).
“Quan điểm ở đây là gây nhiều sức ép với Trung Quốc với mọi cơ hội, mà không quá gây hấn, khiến họ ngày càng không thoải mái với những gì mình đang làm” - Gregory Poling của CSIS nói với Bloomberg.
IHS Jane, tạp chí hàng đầu về quốc phòng, đánh giá khả năng Mỹ đưa tàu hay máy bay vào trong phạm vi 12 hải lý sẽ khó xảy ra trong lúc này vì sẽ dẫn tới cuộc đối đầu ngoại giao trực diện giữa hai nước.
Và trong bối cảnh Mỹ còn cần Trung Quốc trong một loạt vấn đề an ninh và kinh tế (như Triều Tiên, Iran...), Washington sẽ không muốn gây hấn với Trung Quốc vào lúc này. Nhưng họ thừa nhận khả năng Washington sẽ đưa tàu tới sát vạch 12 hải lý.
Theo
Tuổi trẻ
No comments:
Post a Comment