LM Phan Văn Lợi
1.
Cha nghĩ gì về ngày 30 tháng 4?
Về ngày 30 tháng 4 năm nay, có rất nhiều điều để
nói. Tôi chỉ xin bày tỏ vài cảm nghĩ.
[a]
Trước hết là ba nhận định:Nhận định thứ nhất, đây là một
cuộc xâm lăng do đảng CSVN, theo lệnh CS Quốc tế, cụ thể là Nga và Tàu cộng, tiến
hành đối với VNCH, một quốc gia chính danh, được quốc tế công nhận, nhằm mở rộng
đế quốc đỏ xuống Đông Nam Á, chứ chẳng hề là một cuộc giải phóng dân tộc, thống
nhất đất nước.Cuộc xâm lăng này vừa vi phạm công pháp hoàn vũ, vừa vi phạm các
hiệp định quốc tế về VN năm 1954 và 1973.Nhận định thứ hai, đây là sự chôn vùi
một chính thể dù còn bất toàn, nhưng vẫn là một chính thể dân chủ, có tam quyền
phân lập, biết tôn trọng mọi nhân quyền và dân quyền, biết lo cho dân chúng được
áo ấm cơm no.
VNCH lúc ấy chỉ có thua Nhật Bản, còn thì ngang bằng
hoặc hơn các nước Đông Nam Á. Nhận định thứ ba, đây là bước khởi đầu cho việc
áp đặt lên toàn thể Dân tộc và Đất nước một chế độ độc tài không những chuyên
chế mà còn toàn trị: toàn trị chính trị, toàn trị kinh tế, toàn trị văn hóa,
toàn trị xã hội, tiếp tục gây bao tang thương đổ vỡ cho người dân Việt Nam mãi
tới hôm nay.
[b]
Tiếp đến là ba nỗi đau. Nỗi đau thứ nhất là CS Hà
Nội đã tàn phá cả miền Bắc lẫn miền Nam qua cuộc chiến tranh xâm lược, đẩy hàng
triệu người dân hai miền vào chỗ chết để đảng CS chiến thắng, cướp đoạt tất cả
giang sơn vào tay mình, khiến cho cả triệu nhân dân miền Nam phải bỏ nước ra đi
và hàng chục triệu dân miền Bắc thấy mình bị lừa bịp trắng trợn.
Nỗi đau thứ hai là trong 40 năm qua, đảng CS lần lượt
cướp hết mọi tài sản tinh thần và vật chất của toàn dân. Tài sản tinh thần là
các quyền tự do của con người và các quyền tư do của công dân. Mọi người VN đều
biến thành nô lệ của đảng. Tài sản vật chất là mọi tài nguyên của đất nước, từ
trên đất xuống dưới biển. Toàn thể đất đai đều thuộc quyền sở hữu của đảng. Mọi
người VN đều biến thành kẻ ở thuê và làm thuê cho đảng.
Nỗi đau thứ ba là vì chỉ cai trị đất nước bằng gian
trá, bạo lực và duy ý chí, quản lý xã hội cách ích kỷ, tham lam và ngu dốt, đảng
CS nay thất bại trên mọi mặt. Đang khi đó lại bị Tàu cộng khống chế, xâm nhập,
trói buộc về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoài ra còn bị nhân dân vạch mặt,
căm thù và muốn lật đổ, nên đảng CSVN sẵn sàng bán đứng đất nước cho Tàu cộng,
chấp nhận để VN thành một tỉnh nhỏ của Tàu qua kế hoạch đã dự trù từ Hội nghị
Thành Đô 1990.
[c]
Tiếp nữa là ba quyết tâm: Thiển nghĩ quyết tâm thứ
nhất là cộng đồng hải ngoại cần đoàn kết nên một để chống Cộng, bỏ qua những
tranh cãi nhỏ nhen và tỵ hiềm nhỏ nhặt, biết hiệp nhất trong đa diện, xem cái
chúng ta quan trọng hơn cái tôi, tôn trọng sự khác biệt trong phương cách đấu
tranh miễn là có sự đồng nhất trong mục tiêu tranh đấu, trân quý những nỗ lực
và thành tựu của nhau dù nhỏ đến đâu chăng nữa.
Quyết tâm thứ hai là cộng đồng quốc nội cũng cần
đoàn kết nên một để chống Cộng: đoàn kết bên trong các giới nông dân, công
nhân, trí thức, tín đồ, các nhóm đối kháng dân chủ và các tổ chức xã hội dân sự.
Các giới này cũng cần đoàn kết với nhau: thành phần quần chúng đông đảo thì
thành lực lượng, thành phần ít ỏi nhưng có tri thức và tổ chức thì thành người
hướng dẫn, hai bên giúp nhau thực thi quyền lực của nhân dân.
Quyết tâm thứ ba là trong ngoài liên kết với nhau
thành một, làm thành một Liên minh Dân tộc rộng rãi, để đương đầu với hai kẻ
thù chung là đảng Việt cộng và đảng Tàu cộng vốn đang dựa lưng vào nhau để bảo
vệ nhau. Đừng bao giờ nghe những giọng điệu hòa hợp hòa giải của Hà Nội. Hãy
nhìn những sai lầm, tội ác và thất bại mà cả Việt cộng lẫn Tàu cộng đã gây ra
cho đất nước 40 năm qua.
2.
Cha có nhận xét gì về sự kiện đang xảy ra tại Dòng Chúa Cứu Thế Saigon?
Những gì đang xảy ra tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn
sau ngày có Tân Giám tỉnh và ban lãnh đạo mới làm cho mọi người ngỡ ngàng và lo
lắng, buồn bã và thất vọng. Phát súng nổ giữa trời quang là việc hủy bỏ cuộc
quy tụ để khám bệnh tặng quà lần thứ 7 cho Thương binh VNCH hôm 17 tháng 4, rồi
việc hủy bỏ Thánh lễ cầu cho Công lý Hòa bình vào cuối tháng mà đáng lẽ phải được
cử hành tại nhà thờ của Dòng hôm Chúa nhật 26-04.
Chúng ta biết rằng từ hơn hai năm nay, dưới quyền
lãnh đạo của Linh mục cựu Giám tỉnh Phạm Trung Thành với dàn cộng tác viên ăn ý
như Lm Hồ Đắc Tâm, bề trên cộng đoàn SG, linh mục Lê Ngọc Thanh, trưởng ban
truyền thông, linh mục Đinh Hữu Thoại, trưởng phòng Công lý Hòa bình và một số
cộng tác viên giáo dân, DCCT Sài Gòn thể hiện linh đạo của dòng là phục vụ người
nghèo, đặc biệt người nghèo về nhân phẩm nhân quyền, tức là những người bị áp bức
trong xã hội cộng sản hôm nay. Dòng đã có ít nhất 7 hoạt động.
Trước hết là lâp trang mạng Truyền thông Chúa Cứu Thế
luôn đăng tải những bài viết về phong trào đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ.
Thứ hai là tổ chức Thánh lễ cầu cho công lý hòa bình
vào cuối tháng, với ý chỉ cầu nguyện cho một hoặc hai trường hợp vi phạm nhân
quyền và với những bài giảng sấm sét mà ai nghe cũng hả dạ.
Thứ ba là cứu trợ các thương binh VNCH, hạng bị đọa
đày 40 năm nay. Cứu trợ họ bằng cách khám bệnh, cho thuốc, tặng xe lăn, giúp đỡ
hoàn cảnh túng thiếu. Đã tổ chức 6 lần rồi và rất có tiếng vang từ quốc nội ra
tới hải ngoại.
Thứ tư là mở phòng Công lý Hòa bình, nơi tiếp nhận
các dân oan mất đất mất nhà đến kêu cứu, nộp hồ sơ để nhờ các cha giúp khiếu kiện.
Thứ năm là hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự độc lập
còn non trẻ tại VN mà hoạt động chủ yếu lúc này là tranh đấu cho nhân quyền, hỗ
trợ bằng cách cho mượn nhà mục vụ làm nơi tụ họp, gặp gỡ.
Thứ sáu là thực hiện chương trình Cà-phê tối, gồm
các video clip phỏng vấn những nhân vật đấu tranh cho dân chủ, dân oan đấu
tranh vì nhân quyền, tín đồ đấu tranh cho tự do tôn giáo.
Thứ bảy là làm tấm bảng thông tin cực lớn để cạnh
nhà thờ DCCT, mang tên “Đến Mà Xem”. Bảng thông tin này hết sức thu hút vì có
những tin tức, hình ảnh, bình luận gây nhức nhối cho chế độ mà gây thích thú
cho người dân.
Nay với Tân Giám tỉnh và ban lãnh đạo mới, 7 hoạt động
trên xem ra từ từ bị xẹp xuống. Ngoài 2 sự kiện chấn động nêu trên, nay người
ta thấy kể từ hôm 17-04, khi ban truyền thông mới bắt đầu làm việc, trang Truyền
thông Chúa Cứu Thế chủ yếu đăng toàn chuyện đạo đức, chỉ duy nhất một mẩu tin về
một nữ tu người Áo chăm sóc kẻ nghèo bị giết bên trời Nam Phi xa xôi vạn dặm.
Người ta không biết rồi đây, đồng bào thành tâm ở hải
ngoại có tiếp tục gởi tiền về giúp dân oan, thương binh qua DCCT nữa chăng, và
không biết rồi đây còn có lễ rửa tội cho những người cộng sản phản tỉnh hoặc
cho những nhà đấu tranh lương dân xin trở lại làm con Chúa chỉ vì thấy DCCT thực
sự là nơi công bố sự thực, thể hiện tình thương và bênh vực công lý nữa chăng?
3.
Theo cha, vai trò ngôn sứ đích thực của một Kitô hữu, tu sĩ và linh mục là
gìtrong môi trường trần thế?
Đức Giáo hoàng Phan-xi-cô, trong tông huấn Niềm Vui
Tin Mừng ban hành cuối năm 2013, có thúc đẩy mọi Ki-tô hữu hãy “bước ra khỏi sự
tiện nghi của mình và can đảm đi đến những vùng ngoại vi cần đến ánh sáng Tin mừng”
(Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng số 20), hãy hiện diện bằng vô vàn cách thế trong
các “vùng ngoại vi” ấy, qua việc chiến đấu vì công lý, hoạt động vì hòa bình và
phẩm giá cho mỗi con người.
Lý do là vì, như Đức Thánh Cha nói ở số 183 của Tông
huấn: “Chẳng ai có thể đòi hỏi chúng ta phải đẩy tôn giáo vào nội tâm sâu kín của
con người, không gây ảnh hưởng gì lên đời sống xã hội và quốc gia, không chú
tâm đến sự lành mạnh của các định chế thuộc xã hội dân sự, không bày tỏ ý kiến
về những biến cố liên quan đến các công dân…
Dẫu “trật tự chính đáng của xã hội và quốc gia là một
trách nhiệm thiết yếu của chính trị”, Giáo hội vẫn “không thể và không được đứng
ngoài cuộc đấu tranh cho công lý”. Mọi Ki-tô hữu cũng như các mục tử đều được
kêu gọi quan tâm đến việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn”.
Điều đó có nghĩa là mọi Ki-tô hữu phải dấn thân vào
môi trường trần thế để làm ngôn sứ, chứng nhân và tác nhân, nhất là trong cái
xã hội VN đang đảo điên, ngập tràn dối trá và bạo hành, dửng dưng và ích kỷ, bất
công và đàn áp, tham nhũng và bóc lột này.
Giáo dân thì dấn thân bằng cách hoạt động chính trị,
nhảy vào chính trường, thành lập hoặc tham gia chính đảng, dĩ nhiên chính đảng
phi cộng sản, vì chính Đức Thánh Cha Phan-xi-cô nói trong số 205 của Tông huấn:
“Chính trị, dù thường bị chê bai, vẫn là một ơn gọi cao cả và một trong những
hình thức cao quí nhất của bác ái, khi nó tìm kiếm lợi ích chung”.
Phần những người tu hành, tức các hồng y, giám mục,
linh mục, tu sĩ thì không làm chính trị đảng phái hay nghị trường, nắm quyền lực
trong bộ máy quốc gia như giáo dân, nhưng phải làm chính trị công dân, có thái
độ chính trị đúng đắn. Nghĩa là lên tiếng công bố sự thật, bảo vệ lẽ phải,
bênh vực những người bị áp bức, vạch trần những sai trái và tố cáo những tội ác
của nhà cầm quyền, làm cố vấn cho những giáo dân nhảy vào lãnh vực chính trị.
Lm
P. Phan Văn Lợi
Phát
biểu trên đài OMV4TV
ngày 30-04-2015
ngày 30-04-2015
No comments:
Post a Comment