11:52:pm
17/05/15
Tới bây
giờ, Việt Nam vẫn còn lay hoay trong vòng chậm tiến, trong khi các quốc gia,
năm mươi năm trước, từng ở cùng mức độ phát triển với Việt Nam, đã tăng tốc bứt
phá và hiện nay có GDP/đầu người cao hơn Việt Nam từ gấp vài lần (Thái Lan, Mã
Lai) tới gấp vài chục lần (Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore). Họ có cấu trúc xã hội,
cấu trúc kinh tế, cấu trúc văn hóa-tư tưởng tiến bộ và hữu hiệu hơn Việt Nam
làm nền móng để phát triển.
Trong
vòng 60 năm qua, Việt Nam đã có nhiều cơ hội phát triển rất lớn, nhưng, xót xa
thay, dân tộc chúng ta đã vứt bỏ hết cơ hội này đến cơ hội khác. Tôi tin rằng nếu
dùng được một trong các cơ hội đó, Việt Nam hiện đã là một quốc gia rất phát
triển rồi.
Hiện nay, mâu thẫn chính trên thế giới đã chuyển sang thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh gồm Nhật, Hàn Quốc và Úc. Mâu thuẫn này đang mang tới cho Việt nam một cơ hội lớn nữa.
Hiện nay, mâu thẫn chính trên thế giới đã chuyển sang thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ và đồng minh gồm Nhật, Hàn Quốc và Úc. Mâu thuẫn này đang mang tới cho Việt nam một cơ hội lớn nữa.
Bài viết
này xem xét 3 cơ hội lớn trước đây Việt Nam đã bỏ lỡ, và từ đó thảo luận cơ hội
đang bày ra cho đất nước.
PHẦN
I: CÁC CƠ HỘI ĐÃ BỎ LỠ
a)
Cơ Hội Những Năm 1954 – 1968:
Trong
thời gian này, mâu thuẫn giữa hai khối Tự Do và Cộng Sản lên tới đỉnh cao, dù
chấp nhận chung sống hòa bình toàn cầu nhưng đồng thời cũng đi vào giai đoạn cạnh
tranh quyết liệt.
Nước Mỹ
lúc đó là siêu cường toàn diện, về kinh tế, về khoahọc-kỹ thuật, về giá trị sống
và theo đó là về phương thức tổ chức xã hội tự do và khai phóng.
Mỹ dẫn
đầu thế giới Tự Do, thế giới trong đó môi trường sống Tự Do thúc đẩy sự phát
triển con người cá nhân và cộng đồng xã hội. Lợi ích của Mỹ nằm trong việc bảo
vệ thế giới Tự Do không bị xâm lấn bởi khối Cộng Sản. Khối Cộng Sản đang dược dẫn
đầu bởi Liên Xô, và kế đó là Trung Cộng. Khối này mạnh về quân sự, nhưng kinh tế
thì thua phương Tây, và cách tổ chức xã hội theo chính thể độc tài trong đó người
dân không có các quyền tự do căn bản.
Để thực
hiện Sứ Mạng ngăn chặn ảnh hưởng của khối Cộng Sản, Mỹ đã chọn miền Nam Việt
Nam làm đối tác chiến lược. Mỹ dự định hỗ trợ Nam Việt Nam xây dựng một xã hội
Tự Do, Dân Chủ và Giàu Mạnh làm hình mẫu cạnh tranh. Lúc đó miền Nam Việt Nam
có dân số khoảng 18 triệu, tài nguyên thiên nhiên đầy đủ, dân chúng quen với
tinh thần tôn trong con người, quen với nếp sống của xã hội Dân Chủ, Tự Do. Miền
Nam Việt Nam hoàn toàn có đầy đủ điều kiện hợp tác với Mỹ xây dựng đất nước
thành một thí dụ điển hình giàu mạnh và văn minh.
Như vậy,
mâu thuẫn giữa hệ thống Tự Do và Cộng Sản đã tạo điều kiện và cho Việt Nam 15
năm để phát triển. Lẽ ra người Việt nên chọn chiến lược làm đồng minh với Mỹ,
siêu cường kinh tế, kỹ thuật và tổ chức xã hội thời đó, để xây dựng đất nước
hùng mạnh và ấm no. Lẽ ra, sau năm 1954, khi chiến tranh đã chấm dứt, hai miền
của đất nước nên tận dụng thời cơ hòa bình để xây dựng và phát triển. Đau đớn
thay, Việt Nam chẳng những đã không chọn lựa phương cách có lợi đó, mà còn gây
nên cuộc chiến Chống Mỹ Cứu Nước, Giải Phóng Miền Nam. Hậu quả là đưa đất nước,
về đối ngoại, vào thế thù địch với Mỹ và phương Tây, về đối nội, vào vòng hận
thù, chém giết, tàn phá tương lai…
Một cơ
hội rất lớn đã bị phung phí. Các độc giả có nghĩ rằng, nếu biết tận dụng cơ hội
này, Việt Nam đã có thể hóa thành con rồng đầu tiên và con rồng rất lớn hay
không?
b)
Cơ Hội Những Năm 1975 – 1986:
Lúc này
đất nước vừa chấm dứt cuộc nội chiến tương phân tàn khốc. Hoàn cảnh đó gieo
trong lòng người dân một tình cảm hòa giải dân tộc sâu xa cùng ý chí phát triển
đất nước mạnh mẽ. Sức mạnh tinh thần đó có thể khai sơn phá thạch đưa quốc gia
cất cánh theo hướng rồng bay!
Do đất
nước được thống nhất bởi Bắc Việt, Việt Nam có những mối quan hệ ngoại giao tốt
đẹp với khối Cộng Sản Liên Xô, Đông Âu, lúc đó đang trong thời kỳ mạnh mẽ và sẵn
sàng ủng hộ Việt Nam.
Ngoài
ra, Mỹ, dù đã bắt tay Trung Cộng và rút quân ra khỏi Việt Nam, vẫn còn giữ những
mối quan hệ có thể tái lập tốt đẹp với Việt Nam.
Các quốc gia dân chủ hùng mạnh trên thế giới như Đức, Pháp, Anh, Nhật… cũng sẵn sàng đầu tư tại một Việt Nam đầy tiềm năng cất cánh.
Các quốc gia dân chủ hùng mạnh trên thế giới như Đức, Pháp, Anh, Nhật… cũng sẵn sàng đầu tư tại một Việt Nam đầy tiềm năng cất cánh.
Có thể
nói, trên thế giới lúc đó hầu như Việt Nam là nước duy nhất có thể dùng nguồn lực
của cả hai khối Tự Do và Cộng Sản. Hai khối đang trong thế chung sống hòa bình
nên môi trường thế giới rất thuận lợi cho phát triển kinh tế.
Thật là
thời cơ hiếm thấy khi cùng lúc Việt Nam có thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Thời cơ
phát triển lớn như vậy, Việt Nam lại mắc các sai lầm không thể hiểu nổi:
1) Đối
nội: Phá tan sự đoàn kết quốc gia bằng các chính sách Học Tập Cải Tạo, Tuyển
Sinh Phân Biệt…; tàn phá cơ sở hạ tầng cứng và mềm của nền kinh tế quốc gia bằng
các chính sách Cải Tạo Công Thương Nghiệp…
2) Đối
ngoại: Đào sâu hơn các bất hòa khó hàn gắn với phương Tây và Mỹ. Thẳng thừng gạt
bỏ bàn tay “bình thường hóa” quan hệ ngoại giao chìa ra của Mỹ. Gây nên các cuộc
chiến hao tổn với Campuchia, Trung Cộng…
Sau năm
1978, trong khi Trung Quốc tiến hành cải tổ kinh tế, giao thiệp với phương Tây,
kêu gọi đầu tư… thì Việt Nam tự biến mình thành nước bị cô lập trên thế giới.
Trong khi Trung Quốc tăng trưởng kinh tế 8-9% một năm thì Việt Nam ngày càng kiệt
quệ vì sa lầy trong cuộc chiến với Campuchia, vì bị cấm vận và vì nhân tài bỏ
nước ra đi hoặc bị vùi dập trên chính quê hương…
Những
năm 1975 – 1980 Việt Nam có điều kiện tốt hơn Trung Quốc để phát triển kinh tế.
Trong khi xã hội Trung Quốc đông cứng trong chế độ Cộng Sản từ năm 1949, thì Việt
Nam đã có sẵn miền Nam với cấu trúc kinh tế-xã hội mở và năng động.
Nếu tận
dụng được cơ hội của những năm 1975 – 1980 thì Việt Nam đã chiếm tiên cơ phát
triển trước Trung Quốc. Cả một đất nước đầy tiềm năng trãi dài trên ba ngàn rưỡi
km bờ biển Đông và vịnh Thái Lan, có rừng núi, có sông lớn, có đồng bằng, có biển
cả, có nguồn nhân lực dồi dào… đất nước đó mở rộng vòng tay đón nguồn lực tài
chính và công nghệ cao cấp đến từ Mỹ, Nhật, châu Âu… thì chắc chắn phải phát
triển với vận tốc cao hơn Trung Quốc và với chất lượng phát triển tốt hơn.
Một Việt
Nam giàu mạnh như vậy, ước tính sẽ nắm trong tay dự trữ ngoại tệ 80-90 tỉ đô-la
Mỹ (vào năm 1986,ước tính của tác giả) để tạo đà tiến xa thêm nữa mấy thập niên
về sau, nước Việt Nam đó có bị Trung Quốc lấn lướt và lấn chiếm như hiện nay
không?
Thêm một
cơ hội rất lớn đến với dân tộc lại bị vứt bỏ!
c)
Cơ Hội Những Năm 1986 – 1990:
Sau 11
năm với các sai lầm dìm đất nước xuống vực sâu, đảng CSVN cũng bắt đầu nhận ra
“sửa đổi hay là chết”. Nhà lãnh đạo mang tai tiếng trong Cải Cách Ruộng Đất, cựu
Tổng Bí Thư đảng CSVN, ông Trường Chinh, đã chủ trương một kế hoạch đổi mới
tương đối căn bản so với thời cuộc lúc đó.
Từ năm
1986 trở đi, hàng hóa bắt đầu dồi dào tại Tp. Hồ Chí Minh và các thành phố lớn
của miền Nam. Dân chúng các nước Đông Âu đồn đãi với nhau: Việt Nam đang đổi mới
thành công, có thể là tấm gương cho sự đổi mới toàn bộ hệ thống các nước Cộng Sản…
Thời cuộc
thay đổi tương đối nhanh. Trong những năm sau của thập niên 1980, dân chúng tại
các nước Cộng Sản Đông Âu ngày càng nhanh chóng nhận ra các khiếm khuyết của
cách tổ chức xã hội cộng sản. Các phong trào, tổ chức, lực lượng dân chúng tại
Ba Lan, Hung, Tiệp, Rumani vạch trần tác hại khủng khiếp của chính thể độc tài
toàn trị và kêu gọi đất nước từ bỏ chế độ Cộng Sản, tổ chức quốc gia theo chính
thể Tự Do Dân Chủ. Những năm 1989-1990, bức tường Bá Linh bị phá bỏ, các nước
Đông Âu như Ba Lan, Hungarry, Tiệp Khắc, Rumani, Liên Xô… nối nhau từ bỏ chủ
nghĩa Cộng Sản và từ bỏ chính thể độc đảng toàn trị. Thời cơ cực lớn cho Việt Nam
thoát chủ nghĩa Cộng Sản. Lúc này ông Nguyễn Văn Linh đang chức Tổng Bí Thư đảng
CSVN.
Việt
Nam cũng chịu ảnh hưởng của trào lưu Phản Cộng và Thoát Cộng trên thế giới.
Trong nước bắt đầu dấy lên các tranh luận về bản chất và vai trò của đảng CSVN,
về Dân Chủ, Tự Do… Đáng tiếc và đáng hận thay, trước trào lưu đó, ông Nguyễn
Văn Linh, người bảo thủ và kiên quyết bảo vệ đảng CSVN bằng mọi giá, đã đưa nước
Việt Nam ngược chiều tiến hóa văn minh của đa số các nước, nhất là các nước đã
trãi nhiều kinh nghiệm xương máu dưới ách cộng sản.
Đối nội:
Các chính sách cởi mở, cởi trói được siết lại. Tự do ngôn luận bị cấm triệt để.
Các tiếng nói phản biện bị dập tắt. Hai đảng ngoại vi của đảng CSVN là đảng Dân
Chủ và đảng Xã Hội bị yêu cầu tự giải tán. Những nhà bất đồng ý kiến Hoàng Minh
Chính, Trần Độ, Nguyễn Hộ… bị bức hại tàn nhẫn. Ủy viên Bộ Chính Trị Trần Xuân
Bách ủng hộ cải cách bị khai trừ.
Đối ngoại:
Trong vai trò Tổng Bí Thư đảng CSVN, ông Nguyễn Văn Linh, với sự ủng hộ của ông
Đỗ Mười, đã, sau hội nghị mờ ám Thành Đô, tròng vào đầu Việt Nam cái ách nô thuộc
Trung Quốc, chính thức “mở đầu một thời kì Bắc thuộc mới” cho Việt Nam. Cái ách
này, từ đó cho tới nay, ngày càng siết lại với các tác hại ngày càng nặng nề
hơn mà chúng ta chưa tìm cách thoát ra được.
Để biết
cơ hội mà Việt Nam đã bỏ lỡ lớn như thế nào, xin mới quí độc giả cùng xem các số
liệu về GDP/đầu người (USD) của Ba Lan và Hungary qua các năm:
GDP/đầu
người (USD)
Poland
Hungary
1980 1,592 2,111
1985 1,896 1,985
1990 1,626 3,251
1995 3,605 4,409
2000 4,476 4,538
2005 7,982 10,925
2010 12,305 12,732
2014 15,047 13,433
1980 1,592 2,111
1985 1,896 1,985
1990 1,626 3,251
1995 3,605 4,409
2000 4,476 4,538
2005 7,982 10,925
2010 12,305 12,732
2014 15,047 13,433
Nguồn:
List of countries by past and projected GDP (nominal) per capita, Wikipedia
Các số
liệu cho thấy:
Sau 10
năm thoát Cộng, GDP/đầu người của Ba Lan tăng 275% (năm 2000 so với năm 1900).
Và sau 10 năm nữa, năm 2010, GDP/đầu người của Ba Lan tăng 275% so với năm
2000. Tổng cộng, sau 20 năm thoát Cộng, GDP/đầu người của Ba Lan tăng 757%.
Sau 10
năm thoát Cộng, GDP/đầu người của Hungary tăng 140% (năm 2000 so với năm 1900).
Và sau 10 năm nữa, năm 2010, GDP/đầu người của Ba Lan tăng 281% so với năm
2000. Tổng cộng, sau 20 năm thoát Cộng, GDP/đầu người của Hungary tăng 392%.
Vậy:
dân chúng trong những nước thoát ra khỏi chính thể Cộng Sản giàu có hơn và lấy
lại được các quyền tự do căn bản mà chính thể độc tài cộng sản đã tước đoạt của
họ.
Riêng
Việt Nam, nếu tận dụng được thời cơ này, thì chẳng những Việt Nam thoát Cộng mà
còn thoát Trung. Những tính toán sơ khởi cho thấy nếu làm được như vậy thì hiện
nay:
Việt
Nam có thể có tổng GDP/năm gấp khoảng 2 lần hiện nay (ước tính của tác giả)
Việt Nam có thể có dự trữ ngoại tệ 400-500 tỉ đô la Mỹ (năm 2014, ước tính của tác giả)
Việt Nam là đối tác tin cậy của hệ thống các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật…
Việt Nam có thể có dự trữ ngoại tệ 400-500 tỉ đô la Mỹ (năm 2014, ước tính của tác giả)
Việt Nam là đối tác tin cậy của hệ thống các nước Mỹ, Tây Âu, Nhật…
Một Việt
Nam như vậy sẽ đầy đủ lòng tự tín và tự hào dân tộc, tới mức Việt Nam đó có thể
bảo vệ và phát huy các giá trị truyền thống dân tộc đồng thời thu nhập các giá
trị văn minh thế giới. Lòng tự tín và tự hào cũng giúp dân chúng vượt qua dễ
dàng các rào cản quá khứ tiến tới hòa giải hòa hợp dân tộc trong tình đồng bào
cùng quyết tâm hướng tới một tương lai của ước vọng chung.
Một Việt
Nam như vậy, nước Trung Hoa nào có thể ngang ngược bức hiếp?
PHẦN
II: CƠ HỘI TRƯỚC MẮT
Kinh nghiệm
lịch sử phát triển thế giới cho thấy, thời nào cũng có mâu thuẫn giữa các khối
nước lớn. Đồng minh và đối thủ thay đổi tùy theo thời. Với thời đại hiện nay,
mâu thuẫn giữa các nước và các khối nước còn đan xem với hợp tác và hội nhập của
từng nước với nhau và với quốc tế, nên tạo một vẻ ngoài phức tạp và rối rắm.
Dù sao,
vẫn phải lần ra cái mâu thuẫn chủ đạo. Các nước trung và nhỏ, nếu biết nương
theo thời thế, dùng các mâu thuẫn đó một cách hữu hiệu, sẽ phát triển vượt bậc.
Nước nào thất bại sẽ rơi vào vòng xoáy tụt hậu, như Miến Điện, Việt Nam,
Bangladesh… hiện nay, hay thậm chí, vào vòng chiến tranh tan nát, như
Aghanistan, Lybia, Iraq… Chú ý rằng, chưa xa hiện nay, Việt Nam cũng đã có 15
năm tan nát bởi nội chiến tương tàn…
a)
Môi Trường và Khuynh Hướng Chính Trị của Khu Vực
Hiện
nay, mâu thẫn chính trên thế giới đã chuyển sang thành mâu thuẫn giữa Trung Quốc
(và Nga, tạm thời cũng liên kết với Trung Quốc) với Mỹ và đồng minh gồm Nhật,
Hàn Quốc và Úc. Do vị trí địa chính trị của Việt nam, mâu thuẫn này đang mang tới
cho Việt Nam một cơ hội rất lớn.
1)
Trung Quốc thi hành chính sách bành trướng đòi quyền kiểm soát biển Đông
Các biệp
pháp Trung Quốc thi hành như:
a) Đưa ra đường lưỡi bò lãnh hải
b) Dùng tàu hải giám xua đuổi hay húc chìm tàu cá nước khác trong vùng đòi hỏi lãnh hải vô lí của mình
c) Dùng biện pháp quân sự chiếm các đảo đang tranh chấp
d) Bồi đắp và xây dựng đảo nhỏ hay bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự uy hiếp các quốc gia chung quanh
Các biện pháp trên đều bị các nước trên thế giới đánh giá là ngang ngược, không tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc ứng xử chung.
a) Đưa ra đường lưỡi bò lãnh hải
b) Dùng tàu hải giám xua đuổi hay húc chìm tàu cá nước khác trong vùng đòi hỏi lãnh hải vô lí của mình
c) Dùng biện pháp quân sự chiếm các đảo đang tranh chấp
d) Bồi đắp và xây dựng đảo nhỏ hay bãi đá ngầm thành căn cứ quân sự uy hiếp các quốc gia chung quanh
Các biện pháp trên đều bị các nước trên thế giới đánh giá là ngang ngược, không tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc ứng xử chung.
2)
Chính Sách này của Trung Quốc uy hiếp, xâm hại quyền lợi chính trị và kinh tế của
các nước lớn
Do vị trí địa chính trị-kinh tế của biển Đông, đòi hỏi này của Trung Quốc uy hiếp, xâm hại quyền lợi chính trị và kinh tế của các nước lớn khác, trong đó có Mỹ, Nhật, châu Âu, Ấn Độ, Úc… Các nước này đang tìm cách liên kết nhau trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị để bảo đảm con đường hàng hải huyết mạch biển Đông không thuộc quyền thống trị của một quốc gia riêng rẽ nào, trong hoàn cảnh hiện nay, quốc gia riêng rẽ đó chính là Trung Quốc. Về mặt trận quân sự là chính sách “chuyển trục” của Mỹ, là các liên minh quân sự Mỹ-Nhật, Mỹ-Úc, Nhật-Úc…, và có thể là Mỹ đưa tàu chiến vào tuần tra biển Đông. Về mặt trận kinh tế, quan trọng nhất là TPP.
Do vị trí địa chính trị-kinh tế của biển Đông, đòi hỏi này của Trung Quốc uy hiếp, xâm hại quyền lợi chính trị và kinh tế của các nước lớn khác, trong đó có Mỹ, Nhật, châu Âu, Ấn Độ, Úc… Các nước này đang tìm cách liên kết nhau trên mặt trận quân sự, kinh tế, chính trị để bảo đảm con đường hàng hải huyết mạch biển Đông không thuộc quyền thống trị của một quốc gia riêng rẽ nào, trong hoàn cảnh hiện nay, quốc gia riêng rẽ đó chính là Trung Quốc. Về mặt trận quân sự là chính sách “chuyển trục” của Mỹ, là các liên minh quân sự Mỹ-Nhật, Mỹ-Úc, Nhật-Úc…, và có thể là Mỹ đưa tàu chiến vào tuần tra biển Đông. Về mặt trận kinh tế, quan trọng nhất là TPP.
3) Mong
Muốn và Thái Độ Các Nước Đó Đối Với Việt Nam
Việt
Nam có vị trí địa chính trị rất quan trọng đối với mâu thuẫn này. Việt Nam là Bản
Lề của các nước Ấn Độ Dương và các nước Thái Bình Dương. Việt Nam là Bản Lề của
các nước ASEAN lục địa và các nước ASEAN quần đảo. Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở
vị trí trung tâm các thành phố lớn của ASEAN. Việt Nam là nước cùng với Phi Luật
Tân nằm ở hai biên Đông và Tây của biển Đông. Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc
và án ngữ biển Đông…
Việt
Nam có khối dân lớn. Khối 90 triệu dân này đã trãi qua một ngàn năm bị Trung Quốc
chiếm đóng, rồi giành lại độc lập, và từ đó tới nay đã tồn tại hơn một ngàn năm
dưới sức ép xâm chiếm liên tục của Trung Quốc, được trui rèn qua 9 cuộc chiến
tranh chống Trung Quốc xâm lăng.
Hẳn nhiên, Việt Nam là tác nhân rất quan trọng trong chính sách “chuyển trục” lực lượng quân sự của Mỹ sang vùng này của thế giới. Việt Nam cũng là tác nhân không thể thiếu trong chiến lược bảo vệ biển Đông như là con đường hàng hải chung của thế giới.
Với tầm quan trọng như vậy, Việt Nam phải có thực lực quân sự và thực lực kinh tế.
Hẳn nhiên, Việt Nam là tác nhân rất quan trọng trong chính sách “chuyển trục” lực lượng quân sự của Mỹ sang vùng này của thế giới. Việt Nam cũng là tác nhân không thể thiếu trong chiến lược bảo vệ biển Đông như là con đường hàng hải chung của thế giới.
Với tầm quan trọng như vậy, Việt Nam phải có thực lực quân sự và thực lực kinh tế.
Do đó,
các nước Mỹ, Nhật… đã công khai bày tỏ mong muốn cung cấp cho Việt Nam vũ khí đủ
sức tuần tra, phát hiện, ngăn chặn các xâm chiếm lãnh thổ. Hai quần đảo Trường
Sa và Hoàng Sa rất quan trọng cho ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Từ
năm trăm năm nay, các chính quyền tiếp nối nhau của Việt Nam đã liên tục thực
thi chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo này mà Trung Quốc không có vai trò gì
cả. Chỉ cần Việt Nam bảo vệ được chủ quyền của mình trên hai quần đảo này (hay
ít nhất, trước mắt, trên quần đảo Trương Sa) là góp phần giải quyết phần quan
trọng của vấn đề biển Đông. Các nước trên cũng mong muốn Việt Nam tham gia tập
trận chung, và từ đó có thể phát triển thành nền móng cho liên minh quân sự về
sau…
Về kinh
tế, TPP là một dự án lớn mà Việt Nam sẽ rất có lợi khi tham gia, vì sẽ có điều
kiện phát triển kinh tế và dần dần “tự chủ hóa” nền kinh tế của mình khỏi vòng
lệ thuộc tệ hại vào Trung Quốc như hiện nay. Các quốc gia chủ chốt trong dự án
này, nhất là Mỹ, Nhật rất muốn Việt Nam tham gia.
b)
Tác Động của Chính Sách Bành Trướng của Trung Quốc Đối Với Việt Nam
Chỉ cần
lướt qua một số sự việc đã xảy ra từ năm 1974 tới nay, chúng ta cũng cảm và thấy
được các tác động của chính sách bành trướng này.
Năm
1974: Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa từ miền Nam Việt Nam
Năm 1979: Trung Cộng tiến công biên giới, giết hại hàng trăm ngàn chiến sĩ và dân chúng Việt Nam
Năm 1988: Trung Cộng đánh chiếm biển đảo, giết chết 64 chiến sĩ Việt Nam.
Năm 1979: Trung Cộng tiến công biên giới, giết hại hàng trăm ngàn chiến sĩ và dân chúng Việt Nam
Năm 1988: Trung Cộng đánh chiếm biển đảo, giết chết 64 chiến sĩ Việt Nam.
Từ đó tới
nay là các quấy nhiễu liên tục trên biển, từ giấu mặt đâm chìm tàu cá Việt Nam,
cho tới ngang nhiên lập Tam Sa, cắt cáp biển, mang giàn khoan khủng vào cắm
trên thềm lục địa Việt Nam. Và gần đây là xây căn cứ quân sự trên các đảo thực
và đảo nhân tạo mà họ mới chiếm từ tay Việt Nam.
Chính
sách này cùng các hành động đơn phương và bất chấp luật pháp của Trung Quốc gây
các tác động trước mắt là cướp đoạt một phần chủ quyền biển, đảo của Việt Nam,
giết hại dân chúng, ngư dân Việt Nam, cướp đoạt tài sản biển đảo của Việt Nam,
uy hiếp an toàn toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam.
Về lâu
dài, nếu chấp nhận các việc này như “đã rồi”, VN sẽ ngày càng lệ thuộc, càng
suy thoái, và nguy cơ “rơi vào vòng Bắc thuộc lần thứ hai” ngày càng hiển hiện.
Sau một đời tận tâm phục vụ đảng CSVN, ở vị trí ủy viên Bộ Chính Trị, rồi ông
Nguyễn Cơ Thạch cũng thấy được điều mà ông Ngô Đình Nhu đã cảnh báo khẩn thiết
30 năm trước đó!
c)
Việt Nam Nên Có Đối Sách Gì?
Đây là
một đề tài rất quan trọng, nhà cầm quyền cần sự tham gia góp ý của những người
dân quan tâm và muốn đóng góp vào quá trình vạch chính sách cho đất nước.
Tác giả,
với tư cách một người dân có quan tâm, xin mạnh dạn nêu ý kiến của mình qua trả
lời hai câu hỏi:
1) Việt
Nam Nên Theo Phe Mỹ-Nhật hay phe Trung Quốc?
Kinh
nghiệm ngàn năm chống chọi với tham vọng và ý đồ xâm lăng của Trung Quốc, kinh
nghiệm 150 năm kể từ khi Pháp đến Việt Nam cho tới nay, các quan sát và chiêm
nghiệm những ván cờ tranh chấp chính trị giữa các quốc gia cùng với sự phát triển
của các con Rồng cất cánh trong vòng 50 năm trở lại đây, cho chúng ta bài học rằng:
Việt
Nam không theo ai cả, mà chỉ theo chính Việt Nam.
Điều
này phù hợp với các nhận định sau:
1) Lực
lượng lớn nhất, tin cậy nhất mà nước Việt Nam có thể dựa vào là dân tộc Việt
Nam. Dân tộc này sẽ quyết định họ muốn sống trong một nước Việt Nam như thế
nào, và dân tộc này có đủ khả năng xây dựng nước Việt Nam như ước muốn đó. Để
làm được điều này, dân tộc này bên trong phải xây khối đoàn kết dân tộc vững chắc,
nghĩa là tổ chức sự hòa giải hòa hợp dân tộc rộng lớn, bên ngoài phải biết
cách, trong tư thế tự chủ, dùng các nguồn lực quốc tế thích hợp để xây dựng tổ
quốc giàu mạnh và ấm no cho đa số rộng khắp dân chúng.
2) Các
cường quốc và siêu cường có liên quan trực tiếp như Úc, Ấn, Nhật, Mỹ… cũng chia
sẽ ý tưởng tự nhiên này. Bản chất của các quốc gia dân chủ tự do là tôn trọng
con người, từ đó mà nghiêng về quan điểm các bên cùng thắng (WIN-WIN) trong
công bằng và minh bạch. Đây là quan điểm văn minh, tiến bộ trong giao thương và
giao thiệp quốc tế. Do đó, các quốc gia này mong muốn được góp phần với nhân
dân Việt Nam xây dựng một nước Việt Nam dân chủ, tự do, giàu mạnh đủ sức tự chủ
mà không bị bất kì một cường quốc hay một siêu cường nào bức hiếp. Nước Việt
Nam mạnh bước trên con đường tiến lên đó chắc chắc có đóng góp tích cực vào cục
diện hòa bình và ổn định của khu vực, bảo vệ tuyến đường hàng hải quốc tế biển
Đông. Đây chính là lợi ích của thế giới cũng đồng thời là lợi ích rất to lớn
cho Việt Nam, là thời cơ mà nước ta không nên bỏ lỡ để thoát chậm tiến, thoát yếu
nghèo.
3) Việt
Nam không chống Trung Quốc. Không gây hại cho Trung Quốc. Tuy nhiên cần thấy
rõ, nước Trung Quốc bành trướng hiện nay không có quan điểm tích cực và tiến bộ
trong giao thương và giao thiệp với Việt Nam. Họ chỉ muốn họ THẮNG. Họ chỉ muốn
Việt Nam là phiên quốc của họ, là đàn em xung kích theo ý đồ của họ. Họ can thiệp
vào việc xếp đặt bộ máy lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Họ can thiệp vào chính
sách ngoại giao Việt Nam theo cách để Việt Nam không thể tự chủ, tự lập. Sự gia
nhập WTO chậm trễ của Việt Nam là một thí dụ Việt Nam không nên quên. Các cuộc
chiến biên giới và biển đảo cùng thực trạng biển đảo hiện nay là những thí dụ
khác… Do vậy, Việt Nam cần xây dựng để tiến về hướng tự chủ bảo vệ quyền lợi
trước mắt và tương la phát triển lâu dài. Đương nhiên, Việt Nam sẽ hoan nghênh
và hợp tác tích cực với một nước Trung Hoa có cung cách giao thiệp văn minh và
không xâm phạm quyền lợi của Việt Nam.
2)
Việt Nam Nên Xác Định các Mục Tiêu Chiến Lược Nào?
A) Mục
Tiêu Tối Thượng Của Quốc Gia
Trước hết,
Việt Nam cần Xác Định Rõ Mục Tiêu Tối Thượng của Quốc Gia cho giai đoạn hiện tại.
Mục Tiêu Tối Thượng đó nên chứa các ý chính như sau:
Đất Nước Giàu Mạnh và Văn Minh, Đủ Sức Giữ Vững
Nền Tự Chủ và Toàn Vẹn Lãnh Thổ
Đất Nước Giàu Mạnh và Văn Minh, Đủ Sức Giữ Vững
Nền Tự Chủ và Toàn Vẹn Lãnh Thổ
B) Các
Mục Tiêu Chiến Lược để đạt được Mục Tiêu Tối Thượng Của Quốc Gia
Để đạt
được Mục Tiêu Tối Thượng nói trên, Việt Nam cần xác định các Mục Tiêu Chiến Lược
trên các mặt sau:
Kinh Tế – Quân Sự
Các Đối Tác Trên Thế Giới Hài Lòng và Ủng Hộ
Dân Chúng Trong Nước Hài Lòng và Ủng Hộ
Trình Độ Dân Trí Được Nâng Cao
Kinh Tế – Quân Sự
Các Đối Tác Trên Thế Giới Hài Lòng và Ủng Hộ
Dân Chúng Trong Nước Hài Lòng và Ủng Hộ
Trình Độ Dân Trí Được Nâng Cao
Về Kinh
Tế – Quân Sự, một số Mục Tiêu Chiến Lược có thể là:
Gia Nhập TPP
GDP tăng trung bình 8%-10%/năm (2015-2020)
Dự Trữ Ngoại Tệ: 150 tỉ đô la Mỹ năm 2020
Quân Sự (các chỉ tiêu cụ thể về Quân Sự như ngân sách quốc phòng…)
Gia Nhập TPP
GDP tăng trung bình 8%-10%/năm (2015-2020)
Dự Trữ Ngoại Tệ: 150 tỉ đô la Mỹ năm 2020
Quân Sự (các chỉ tiêu cụ thể về Quân Sự như ngân sách quốc phòng…)
Về Các
Đối Tác Trên Thế Giới Hài Lòng và Ủng Hộ, một số Mục Tiêu Chiến Lược có thể là:
Thực Thi Các Yêu Cầu Phổ Quát của Thế Giới về Nhân Quyền
Tham Gia Liên Minh với Mỹ, Nhật, Úc…
Giữ Giao Thiệp Tốt với Trung Quốc
Thực Thi Các Yêu Cầu Phổ Quát của Thế Giới về Nhân Quyền
Tham Gia Liên Minh với Mỹ, Nhật, Úc…
Giữ Giao Thiệp Tốt với Trung Quốc
Về Dân
Chúng Trong Nước Hài Lòng và Ủng Hộ, một số Mục Tiêu Chiến Lược có thể là:
Tự Do Lập Hội
Lập Công Đoàn Độc Lập
Đa Đảng
Tự Do Ứng Cử, Bầu Cử chọn đảng thành lập chính quyền
Tam Quyền Phân Lập
Tự Do Lập Hội
Lập Công Đoàn Độc Lập
Đa Đảng
Tự Do Ứng Cử, Bầu Cử chọn đảng thành lập chính quyền
Tam Quyền Phân Lập
Về Nâng
Cao Dân Trí, một số Mục Tiêu Chiến Lược có thể là:
Đa Nguyên
Tự Do Ngôn Luận – Báo Chí Tư Nhân
Kính thưa quí độc giả, trên đây là các ý kiến chân thành mong góp phần mình trong cuộc thảo luận sâu sắc và rộng rãi sắp tới của các chuyên gia và nhà chính trị về tương lai Việt Nam.
Đa Nguyên
Tự Do Ngôn Luận – Báo Chí Tư Nhân
Kính thưa quí độc giả, trên đây là các ý kiến chân thành mong góp phần mình trong cuộc thảo luận sâu sắc và rộng rãi sắp tới của các chuyên gia và nhà chính trị về tương lai Việt Nam.
Tương
Lai Việt Nam, nhất là trong hoàn cảnh đất nước đang bế tắc trong chọn lựa chính
thể thích hợp để phát triển và giữ vững chủ quyền trước mưu đồ xâm lấn của
Trung Quốc, luôn là chủ đề thôi thúc suy tư…
© Trần
Quí Cao
© Đàn
Chim Việt
No comments:
Post a Comment