Bài của dân biểu
Chris Smith và Joe Lofgren
Lê Quốc Tuấn chuyển
ngữ
15/05/2015
Giữa
những đối tác tiềm năng trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt
Nam là quốc gia duy nhất ngăn cấm các công đoàn lao động độc lập và các nhóm
tôn giáo. Đó là quốc gia duy nhất được xem là một trong những nơi vi phạm quyền
tự do Internet tồi tệ nhất thế giới. Đất nước này che chở nạn lao động trẻ em
nghiêm trọng và vi phạm cưỡng bức lao động, thường xuyên bỏ tù, tra tấn bất đồng
chính kiến, những người bất đồng chính kiến đòi hỏi nhân quyền, quyền chính trị
hay chỉ đơn giản là quyền thực hành tôn giáo của họ. Chỉ riêng những lý do này
cũng đủ cho các thành viên Quốc hội nên nghĩ lại trước khi sử dụng quyền lực của
mình để sửa đổi và phân tích kỹ lưỡng một hiệp ước thương mại như TPP theo một
trình tự cẩn trọng như mọi lần.
Những
người ủng hộ việc xúc tiến thương mại cho rằng thương mại tự do sẽ mang lại tự
do và nhân quyền cho Việt Nam. Hoặc họ nói chúng ta phải ban thưởng cho một đối
tác mới sẵn sàng hỗ trợ chúng ta trong việc kiềm chế một quốc gia - trong trường
hợp này là Trung Quốc - đang phát triển ảnh hưởng mạnh mẽ trong khu vực.
Vấn
đề là trước đây chúng ta đã nghe những lập luận tương tự nhiều lần. Chúng ta đã
nghe nói rằng chỉ bằng tháo gỡ các hạn chế thương mại và ban tặng những lợi ích
kinh tế cho các nước bất hảo là chúng ta có thể mang lại được tất cả mọi thứ từ
tinh thần thương tôn pháp luật đến sự cải thiện các luật bảo vệ lao động và các
quyền con người cơ bản khác, cũng như tính minh bạch và thậm chí cả một nền dân
chủ.
Chỉ
mới vài năm trước, chúng ta đã nghe những lập luận được sử dụng bởi những người
ủng hộ việc nới lỏng các hạn chế thương mại với Bahrain. Quốc hội được bảo rằng
thương mại tự do với Bahrain sẽ giúp chấm dứt cuộc đàn áp tàn bạo vào các thành
viên công đoàn, lãnh đạo phe đối lập chính trị và các bác sĩ đã cung cấp chăm
sóc y tế cho những người biểu tình trong suốt mùa xuân Ả Rập. Nhưng đúng như dự
đoán, mặc dù đã tháo gỡ các rào cản thương mại, chúng ta vẫn mãi đang phải chờ
đợi những cải cách có ý nghĩa.
15
năm trước, chúng ta đã nghe những lý lẽ tương tự về Trung Quốc, nhưng thực tế
là việc gia tăng thương mại đã thất bại cả trong việc mang lại tự do hóa chính
trị cũng như việc cải thiện lâu dài về nhân quyền. Ngược lại, theo Ủy ban về
Trung Quốc của Quốc hội, năm ngoái là một trong những năm tồi tệ nhất về những
vi phạm nhân quyền trong thời gian gần đây
Sự
thật là, việc hòa nhập Việt Nam vào TPP không hề đảm bảo phảt triển về nhân quyền,
tự do ngôn luận, tự do Internet hoặc bất kỳ các quyền tự do chính trị nào khác.
Bởi vì đó chính là những quyền tự do mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản ở Hà Nội
lo sợ nhất.
Thay
vào đó, như quá khứ từng cho thấy, Việt Nam sẽ thoái lùi khỏi tự do hóa chính
trị ngay khi họ đạt được các ưu đãi về thương mại. Năm 2007, sau khi Mỹ tháo gỡ
sự phản đối lâu dài của mình để Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới, Hà Nội đáp trả bằng cách phát động đợt đầu tiên trong ba
làn sóng bắt bớ, bỏ tù hơn 100 nhà bất đồng chính kiến, đưa vào thực hiện sâu rộng
các điều luật mới hạn chế tự do lập hội, hội họp và Internet. Nói ngắn gọn, việc
gia nhập WTO đã cho phép chính phủ Việt Nam tự do bỏ tù, tra tấn và lạm dụng.
Điều
cần thiết là mọi thỏa thuận thương mại với Việt Nam như một thành phần tham dự,
phải bao gồm các biện pháp ràng buộc nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn Lao động Quốc
tế, cải thiện nhân quyền và tự do Internet. Hơn nữa, vì Việt Nam chưa có tòa án
và các công tố viên độc lập, hoặc tự do báo chí và xã hội dân sự để điều tra việc
thực thi pháp luật và các hành vi vi phạm, tất cả các biện pháp của TPP phải khả
năng thực hiện đầy đủ và hiệu lực với năng lực của các thành phần phi chính phủ
để phát khởi các hành động thực thi bên ngoài hệ thống toà án do Đảng Cộng Sản
kiểm soát.
Điều
này là quan trọng gấp bội vì việc thực thi các quy định thương mại từ các đời Tổng
thống thuộc cả hai đảng - tính từ 20 năm trước - đã không đủ mạnh mẽ. Gần đây
nhất, theo Văn phòng Trách nhiệm Chính phủ, Mỹ đã chậm chạp trong việc thúc đẩy
quyền con người, điều kiện môi trường và lao động tại Bahrain, Morocco và
Honduras. Nếu thành phần phi chính phủ không thể buộc chính quyền thực thi các
cam kết của mình thông qua một hệ thống xét xử bên ngoài hệ thống tòa án mà Đảng
Cộng Sản kiểm soát, thì có rất ít lý do để mong đợi điều gì ngoại trừ Việt Nam
vẫn ỳ ra như cũ.
Người
dân Việt Nam không chỉ đơn giản là một bánh răng trong "Trục chuyển về Á
Châu" của Hoa Kỳ. Dù Mỹ và Việt Nam chắc chắn cùng chia sẻ lợi ích an ninh
trong việc giữ cho biển Đông mở cửa không bị Trung Quốc kiểm soát, nhưng riêng
điều này không phải là lý do để thưởng cho Việt Nam các mức thuế thấp hơn và
gia tăng nhập khẩu sang thị trường Mỹ. Căn cứ vào một biên giới và một Đảng Cộng
sản chung phả hệ với Trung Quốc, thật khó để tưởng tượng rằng Việt Nam sẽ đối lập
với Bắc Kinh một cách mạnh mẽ và lâu dài.
Chúng
ta không thể dự phần vào các suy nghĩ mộng mơ, không thể hành động như thế với
chi phí của công ăn việc làm và lợi ích của Mỹ trong việc cải thiện nhân quyền
trên toàn thế giới. Việt Nam không nên có một vé miễn phí để gia nhập TPP, và
Quốc hội nợ công chúng Mỹ, công dân Việt Nam và công dân của các chế độ áp bức
trên toàn thế giới việc không từ bỏ cái thẩm quyền vốn sẽ ngăn cản chúng ta xem
xét kĩ lưỡng hiệp ước này để đảm bảo việc đối phó tốt nhất với các quyền con
người, tính minh bạch, công khai và tự do trên thế giới.
No comments:
Post a Comment