Monday, May 25, 2015

Chắc chắn TPP là một hiệp ước đôi bên cùng có lợi nếu bạn quan tâm tới Nhân quyền (John Sifton - The Diplomat)





John Sifton  -   The Diplomat   -   May 12, 2015
Anh Khôi chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Posted on May 26, 2015

Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương sẽ không cải thiện nhiều tình trạng nhân quyền tại châu Á.

Khi nghe Chính quyền Obama nói về điều đó, Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái bình dương hay TPP, là một hiệp ước đôi bên cùng có lợi và giúp cho tất cả các bên. Nó sẽ tạo công ăn việc làm tại Mỹ, cải thiện việc làm và bảo vệ môi trường, nâng cao minh bạch kinh doanh quốc tế và giúp xích lại gần hơn trong mối quan hệ với châu Á.

Nhiều nhà lập pháp Mỹ lại không thấy thuyết phục. Chính quyền cần “đàm phán nhanh” để kết thúc đàm phán TPP và cuộc bỏ phiếu quan trọng có thể diễn ra tại Thượng viện trong tuần này. Sự phản đối đang nổi lên mặc dù có các quan điểm riêng về ý thức hệ và chính trị của Washington. Nói cách khác, nhóm phản đối đến từ nhiều đảng phái. Lãnh đạo đảng Cộng hòa của Thượng viện, và đa phần trong đảng, ủng hộ đàm phán nhanh nhưng lãnh đạo đảng Dân chủ phản đối. Cả hai đảng đều có các thành viên phản đối thỏa thuận này.

Các đối tác của TPP sẽ bao gồm các quốc gia thiếu dân chủ như Việt Nam và Brunei, và các nước khác thì hồ sơ nhân quyền có vấn đề như Malaysia, Singapore và Mexico. Các nhà lập pháp – nếu tập trung vào tự do tôn giáo – có thể được cảnh báo về cách Việt Nam kìm hãm các tôn giáo không được thừa nhận. Cổ vũ cho các quyền đồng tính (nam và nữ), lưỡng tính và chuyển giới sẽ là sự công kích trực tiếp tới bộ luật chống LGBT tại Malaysia và Brunei.
Và mọi người sẽ lo lắng trước các cam kết tạo bởi các Sultan (vua) của Brunei trong việc thực thi một dạng của Sharia (luật Hồi giáo) cho phép đánh đòn người đồng tính và ném đá đến chết người có quan hệ tình dục ngoài giá thú.

Đồng thời, sự ủng hộ sức khỏe và nhân quyền có liên quan đến các điều khoản đề xuất về bảo hộ bản quyền. Các điều khoản này sẽ mang lại các lợi ích cho công ty thuốc vì có thêm lợi nhuận từ các nỗ lực trong lĩnh vực sức khỏe công cộng để nâng cao nguồn dự trữ của các loại thuốc chữa bệnh phổ biến.

Các nhóm khác cần quan tâm là các điều khoản của hiệp định trong giải quyết tranh chấp của nhà đầu tư, trong đó cho phép các tập đoàn kiện chính phủ do thiệt hại khi họ ra các điều luật hoặc chính sách về sức khỏe, an toàn hoặc môi trường mà gây ảnh hưởng đến lợi ích của tập đoàn. Cơ chế của điều này đã từng được sử dụng như một công ty thuốc lá kiện Úc vì thông qua đạo luật cấm hút thuốc và một công ty hóa kim kiện Peru sau khi chính phủ nước này có hành động buộc công ty dọn dẹp lượng chất thải khổng lồ đã gây ra.

Do đó, chính quyền Obama cần giữ nguyên các điều khoản trong hiệp ước. TPP, như chính quyền nói, sẽ buộc các nước như Việt Nam nâng cao sự tôn trọng với quyền lao động và nhân quyền. Chương lao động của hiệp ước sẽ bao gồm các tiêu chuẩn bắt buộc để bảo vệ quyền của người lao động, kết thúc sự kiểm soát của nhà nước với các tổ chức công đoàn cơ sở và thực thi các chính sách của người lao động. Các điều khoản trong tranh chấp đầu tư sẽ ngăn cản các trường hợp tương tự như đã từng xảy ra.

Tuy nhiên, không có cách nào biết điều khoản thật sự trong hiệp định vì biên bản đàm phán được giữ kín. Chính quyền chỉ công bố các văn bản với các thành viên Quốc hội và nhân viên với quy định về bảo mật.
Được tín thác bởi chính quyền, Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) đã làm việc để cải thiện các mục chính của hiệp định như các chương lao động và chính quyền dự định sử dụng đàm phán tổng thể như đòn bẩy để thuyết phục các nước cải thiện hồ sơ của họ. Từ các tuyên bố của USTR và thông tin cung cấp bởi những người đã xem hiệp định, có vẻ như chương lao động giờ có quy định cho các thành viên TPP phải chấp nhận các tiêu chuẩn lao động cơ bản bao gồm quyền thành lập công đoàn.

Dù vậy, vấn đề lại là chỉ một ít trong các điều này có tác động tới thế giới thực. Quan chức chính quyền và ngay cả tổng thống Obama nhắc lại từ “có thể thực thi” gần như mọi lúc họ nói về điều khoản lao động của TPP. Nhưng sự thực là các chương về lao động của TPP không có hiệu lực trong thực tế. Và các nỗ lực rộng lớn của chính quyền để sử dụng hiệp ước như đòn bẩy tạo nên các sự cải thiện trong các hồ sơ nhân quyền – trong các quốc gia có vấn đề như Việt Nam , Malaysia và Brunei – phần lớn đã không hiệu quả.

Trường hợp với Việt Nam nổi bật sâu sắc nhất. Hoa Kỳ đang thúc đẩy Việt Nam gần 4 năm để nâng cao hồ sơ nhân quyền và hồ sơ quyền lao động, sử dụng không chỉ TPP mà cả sự gần gũi hơn về quân sự như đòn bẩy. Toàn bộ thứ mà Mỹ nhận lại là vài cam kết, các bước tiến nhỏ và một vài lần thả tù nhân chính trị. ( Nếu có thể gọi sự thả tự do đó như sau: một là được thả trong tình trạng sức khỏe yếu và chết trong vài tuần sau khi thả và hai là chỉ ân xá để lưu vong tại Hoa Kỳ).

Chính phủ Việt Nam vẫn sử dụng Bộ luật hình sự, trong đó bao gồm các điều khoản hình sự hóa tự do ngôn luận và sự tự do thành lập hiệp hội, để kìm hãm các nhà bất đồng chính kiến và các nhà phê bình. Hơn 150 người đã bị kết án trong vòng 4 năm cũng là giai đoạn Mỹ đang đàm phán với Việt Nam về TPP.

Trong khi đó, hồ sơ quyền lao động của Việt Nam vẫn rất hạn chế. Các công đoàn độc lập nằm ngoài sự bảo trợ của Tổng Liên đoàn Lao động – do chính phú kiểm soát – đều bị cấm và hoạt động cố gắng tự thành lập bị trừng trị như tội chống lại nhà nước. Các nhà hoạt động như Nguyễn Hoàng Quốc Hưng và Đoàn Huy Chương vẫn ở sau song sắt. Và hàng chục hàng ngàn người bị quản chế hành chính do sử dụng ma túy bị bắt làm việc mà chẳng được gì hoặc gần như chẳng được gì. Thực tế rằng chương trình lao động bắt buộc này để “cai thuốc” được vận hành bởi Bộ Lao động Việt Nam nói cho bạn biết mọi thứ cần thiết.

Chính quyền khẳng định rằng các chương lao động của TPP sẽ bắt buộc Việt Nam cải thiện hồ sơ lao động của mình bởi vì Hà Nội sẽ cần thay đổi luật để cho phép các tổ chức công đoàn độc lập – công đoàn ở mức nhà máy, ngẫu nhiên, không phải công đoàn ngành hay liên đoàn.

Nhưng thiếu hệ thống tranh chấp lao động khách quan và chức năng lẫn nền tư pháp độc lập, rất khó để tưởng tượng làm sao những văn bản cải cách này trở thành hiện thực.

Tệ hơn, không có thêm các cải cách trong các mục khác của hệ thống pháp luật thì các tổ chức lao động Việt Nam vẫn dễ bị truy tố với theo các điều khoản của luật Hình sự trong đó kết tội các hành động chống chính phủ hay chống đảng – cái mà theo quan điểm của Chính phủ bao gồm phát truyền đơn hay có chuyến dã ngoại mà các thành phần tham dự đọc Tuyên ngôn Liên hợp quốc về nhân quyền.

Chính quyền cho rằng các chương lao động có thể thực thi nhưng không có bằng chứng làm cách nào. Liệu TPP có hiệu lực và Việt Nam vẫn bỏ qua quyền của người lao động, đâu sẽ là giải pháp? Rằng các công đoàn không tồn tại sẽ sử dụng các cơ chế tranh chấp lao động không tồn tại để đem sự khiếu nại của người lao động đến trước nền tư pháp độc lập không tồn tại của Việt Nam?

Tốt nhất, các nhóm quyền lao động Mỹ hoặc quốc tế có thể kiến nghị với Mỹ để nộp đơn khiếu nại chống lại Việt Nam trong một phiên tòa thương mại nhưng điều này chỉ có các vi phạm chung, chứ không cụ thể.

Điều còn thiếu trong hiệp ước là các cơ chế cụ thể để thực thi cam kết mà các chính phủ soạn trong quyền lao động. Tại sao Việt Nam lại phải làm thêm gì nữa một khi họ nhận được các lợi ích từ thành viên TPP? Tiến trình tốt hơn là đàm phán một hiệp định trong đó các lợi ích chính sẽ bị khấu trừ nếu Việt Nam hay các nước khác không đạt được các cam kết của họ.

Vì vậy, chính quyền Obama cần thực tế hơn trong miêu tả điều có thể thực thiện nhờ TPP. Đã đủ tệ để từ bỏ việc bảo vệ nhân quyền cho lợi ích của thương mại tự do. Thậm chí tệ hơn nếu định ký hiệp định bằng cách viện dẫn việc bảo vệ quyền lợi cần có khi chúng không tồn tại.

Tóm lại, chính quyền Obama cần thúc ép hơn nữa các thành viên TPP để nâng cao thực tế các hồ sơ quyền lợi của họ. Hoa Kỳ không nên đi tới TPP cho đến khi thiết lập được các cam kết nghiêm túc để tạo nên các điều khoản thực sự có hiệu lực về bảo vệ người lao động và giải quyết tốt hơn mối quan tâm về nhân quyền nói chung. Trong khi chờ đợi, Quốc hội nên tập trung gần hơn đến các chi tiết của thỏa thuận và thực hiện giám sát chặt chẽ. Không cần thiết phải vội và với các thiếu sót thủ tục lớn thế này, nguy cơ là quá cao.

© 2007-2015 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info





No comments: