VNTB:
Từ sự kiện 20 nhà văn rút tên khỏi Hội Nhà văn Việt Nam, trang Vnexpress đã có
một bản tin đáng chú ý. Đây là tờ báo nhà nước đầu tiên công bố về tổ chức Văn
đoàn độc lập mà không nhằm mục đích đả kích hoặc quy chụp như hàng loạt bài viết
trước đây trên báo đảng.
Hiện tượng trên biểu lộ tính giao thoa và chia sẻ, cảm thông giữa báo chí nhà nước với những tổ chức dân sự phi nhà nước như Văn đoàn độc lập, đồng thời cho thấy bản chất ngày càng vô bổ của những hội đoàn nhà nước như Hội Nhà văn VN.
Cập
nhật: Bài "20 tác giả rút khỏi Hội Nhà văn Việt Nam" đã bị gỡ khỏi
trang Vnexpress.
Posted by adminbasam on
14/05/2015
Nhiều
tên tuổi của làng viết tuyên bố không muốn tiếp tục là hội viên của Hội Nhà
văn.
Nhà văn Nguyên Ngọc (phải) và nhà văn Nguyễn Quang
Thân là hai Hội viên lâu năm của Hội Nhà văn Việt Nam trước khi rời bỏ tổ chức
này.
Ngày 11/5, 20 nhà văn cùng tuyên bố rời khỏi Hội
Nhà văn Việt Nam – nơi họ là những hội viên lâu năm. Trong số này có nhiều
tên tuổi của văn học trong nước từ hơn nửa thế kỷ qua như: Nguyên Ngọc (Hội
viên từ năm 1957), Ý Nhi, Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thân, Dạ Ngân, Ngô Thị Kim
Cúc, Đỗ Trung Quân… Một trong những lý do được nêu khiến các tên tuổi này quyết
định rời bỏ Hội Nhà văn là vì thất vọng với đường hướng hoạt động của Hội hiện
nay.
Trong số 20 nhà văn tuyên bố rời khỏi Hội Nhà văn lần
này, nhiều người có tên trong danh sách Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc
lập.
Nhà văn Ngô Thị Kim Cúc cho biết, cá nhân bà không
có gì mâu thuẫn hay bất mãn với Ban chấp hành Hội. “Các hoạt động của Hội lâu
nay không còn tạo sự hứng thú cho sáng tạo của hội viên. Vì vậy, việc hội viên
không tiếp tục tham gia cũng là chuyện bình thường”, bà Cúc nói.
Nhà văn Thùy Linh bày tỏ: “Chỗ của nhà văn không phải
chốn ồn ào. Tôi cần sự cô đơn để suy nghĩ và viết. Vì vậy tôi chia tay Hội Nhà
văn. Cũng không cần phải giấy tờ gì. Tôi tuyên bố trên trang cá nhân của tôi là
đủ”.
Trước sự việc này, nhiều tác giả bày tỏ ý kiến cho rằng,
Hội Nhà văn Việt Nam cũng chỉ là một tổ chức nghề nghiệp. Vì vậy, việc người
tham gia thấy không còn đóng góp được cho Hội, hoặc thấy không phù hợp quan điểm
sáng tác thì rút khỏi tổ chức hội là điều bình thường.
“Tuy vậy, Hội Nhà văn Việt Nam cũng nên xem lại.
Theo tôi, những người rút tên ở đây đều có tác phẩm tốt, tiếng nói của họ trong
Hội nhà văn có uy tín lớn. Hội Nhà văn thì phải có người cầm bút xuất sắc ở
trong ban chấp hành”, nhà thơ Lê Thiếu Nhơn chia sẻ ý kiến.
Nhà văn Trần Nhã Thụy – thành viên Hội Nhà văn Việt
Nam – bày tỏ: “Tôi nghĩ bản chất hội hè thì thế thôi, những ai kỳ vọng vào hội
thì sẽ thất vọng vì hội. Với tôi, hội hè chỉ là một cuộc chơi, một trò chơi.
Và, nếu để bày tỏ một thái độ, tôi chọn sự im lặng để viết. Tôi nói trong những
trang sách của mình”.
Trao đổi về việc một số nhà văn tuyên bố rời khỏi hội,
ông Đỗ Hàn – Chánh Văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam – cho biết, hiện tại văn
phòng Hội chưa nhận được bất cứ đơn từ nào từ các tác giả nói trên.
“Nếu Hội nhận được đơn chính thức từ các nhà văn, Hội
sẽ căn cứ theo điều lệ hoạt động để giải quyết”, ông Hàn cho biết.
Hội Nhà văn Việt Nam là một tổ chức của những người
Việt Nam hoạt động sáng tác, dịch thuật và phê bình văn học. Thành lập vào năm
1957, hiện, Hội có khoảng 900 hội viên.
Nhà thơ Hữu Thỉnh là Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam 3
khóa liên tiếp (khóa thứ sáu, bảy và tám). Đại hội Hội Nhà văn Việt Nam lần thứ
chín dự kiến diễn ra vào tháng 7 năm nay tại Hà Nội.
Theo
Thoại Hiền Chi (Vnexpress)
No comments:
Post a Comment