Thảo luận chính trị giữa Mặc Lâm, Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ
Quan
điểm của Điếu Cày và Cù Huy Hà Vũ (RFAVietnamese,
Nov
21, 2014)
Đài
Á Châu Tự Do xin giới thiệu đến quí vị buổi nói
chuyện ngắn giữa Mặc Lâm và hai người tù nhân lương
tâm: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và Nhà báo blogger Điếu
Cày Nguyễn Văn Hải. Chúng tôi xin chia sẻ những gì mà
họ dự định làm cũng như những băn khoăn mà chúng tôi
đặt ra cho hai anh trong hoàn cảnh hiện nay.
Khó
khăn khi tranh đấu từ hải ngoại
Mặc
Lâm: Trước nhất là câu hỏi chung cho cả hai anh và
xin đưa đến cho anh Cù Huy Hà Vũ trước. Thưa anh tình
trạng chung của các nhà bất đồng chính kiến như ông
Đoàn Viết Hoạt, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và kể cả
ông Nguyễn Chính Kết nữa, khi sang Mỹ thì hoạt động
tranh đấu của họ có những khó nhăn nhất định nào
đó. Theo anh, cũng là một nhà tranh đấu đang sống ở Mỹ
và bị buộc phải rời xa quê hương, anh làm cách nào để
tránh những khó khăn mà những người khác đã gặp?
TS
Cù Huy Hà Vũ: Một số người bất đồng chính kiến
như anh vừa nêu tên có gặp những khó khăn thì bản thân
tôi không biết họ gặp những khó khăn gì, anh có thể
nói lại cho tôi rõ vấn đề này?
Mặc
Lâm: Vâng, một câu hỏi rất là bổ ích. Thưa anh,
những khó khăn chung mà họ gặp phải là những tiếng
nói chung của họ hình như không được chú ý từ trong
nước nữa như khi họ còn ở trong nước. Khó khăn thứ
hai là vấn đề hoàn cảnh gia đình đã buộc họ dù
muốn, dù không phải chia sẻ thời gian để kiếm ăn và
kiếm sống. Khó khăn thứ ba là bị những ý kiến trái
ngược nhau ở hải ngoại và họ đã dành một thời gian
rất lớn để giải quyết những chuyện đó. Trong ba điều
đó anh thất như thế nào?
TS
Cù Huy Hà Vũ: Tôi nghĩ như thế này, chuyện đấu
tranh là bằng cái tâm của mình. Tất nhiên, cái tâm của
mình đã có rồi, đi theo một phương pháp đấu tranh đúng
thì sẽ có được sự ủng hộ ngay tại Việt Nam. Ở đây
tôi thấy có sự đánh giá không chính xác. Có những
người mọi người không biết đến thành ra ở hải
ngoại nười ta đánh giá là uy tín nhưng mà ở trong nước
thì uy tín đấu tranh của họ hầu như là không nhận
thấy. Đấy là sự đánh giá không chính xác-một sự ngộ
nhận về uy tín chính trị.
Thứ
hai, chuyện sang bên Mỹ này, rồi họ phải lao vào chuyện
“cơm, áo, gạo, tiền” thì bác ruột tôi là nhà thơ
Xuân Diệu đã có câu là “Cơm áo không đùa với khách
thơ”. Đến những người lãng mạn nhất cũng còn phải
chú ý đến “cơm,áo,gạo,tiền” bởi vì đấy là mưu
sinh để tồn tại cho bản thân mình. Bản thân mình có
tồn tại thì gia đình mình rồi xã hội mới tồn tại
được. Tôi cho rằng việc họ phải lao vào chuyện
“cơm,áo,gạo,tiền” là chuyện rất bình thường.
Còn
ý cuối cùng mà nói là sang bên này rồi gặp những quan
điểm đống ý hay không đồng ý thì chuyện ấy cũng
bình thường. Chúng ta là dân chủ mà đã là dân chủ thì
chúng ta nghe tất cả mọi ý kiến. Còn sự lựa chọn là
của bản thân mỗi người.
Mặc
Lâm: Dạ vâng, xin cảm ơn anh. Còn anh Điếu Cày thì
sao ạ?
Blogger
Điếu Cày: Tôi xin chia sẻ với anh Mặc Lâm và quí
vị khán thính giả như thế này, nếu nói rằng ở trong
nước ra ngoài này mà tiếng nói thay đổi đi thì cũng có
thể đúng với người này và cũng có thể đúng với
người khác. Thế nhưng theo tôi nghĩ, khi môi trường đấu
tranh thay đổi thì phương pháp đấu tranh cũng phải thay
đổi mới đạt được hiệu quả. Còn vấn đề “cơm,
áo, gạo, tiền” thì ai cũng phải lo vấn đề này trong
cuộc sống.
Tôi
nghĩ trong nhà tù, chúng tôi đấu tranh còn khổ hơn nhiều
ở bên ngoài. Như vậy thì vấn đề “cơm,áo,gạo,tiền”
đối với một người đấu tranh nó cũng không phải là
quá nặng nề bởi vì khổ ở ngoài này có khổ thế nào
cũng không chưa thể khổ bằng trong nhà tù được. Nếu
mà ở trong tù chúng tôi đấu tranh được thì ở ngoài
này chúng tôi vẫn cứ đấu tranh được.
Còn
vấn đề có những ý kiến khác biệt thì chúng ta đấu
tranh cho giá trị dân chủ mà trong một xã hội dân chủ
thì có rất nhiều ý kiến khác biệt. Điều đó mình
phải tôn trọng nhưng những người mà “chụp mũ”
người khác bằng cách vu khống thì chắc chắn rằng là
bất kỳ xã hội nào cũng không chấp nhận, kể cả xã
hội Hoa Kỳ này. Quyền tự do báo chí, tụ do ngôn luận
là quyền của người dân. Quyền có ý kiến khác biệt
là quyền của người dân nhưng không có nghĩa rằng có
quyền tự do vu khống. Vì thế những người mà có ý
kiến khác biệt thì chúng tôi tôn trọng nhưng mà nếu vu
khống thì họ nên suy nghĩ lại vì chính pháp luật ở
đây không cho phép điều đó.
Đừng
quên nhân quyền ở các nước nhược tiểu
Mặc
Lâm: Thưa anh, những hành động áp bức, sách nhiễu,
vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam thì rõ ràng
là Quốc hội Mỹ cũng như bộ Ngoại giao và đồng thời
tất cả những NGOs đều hiểu hết. Họ không ngạc nhiên
khi mà Hà Nội đã và đang lấy cái nhân quyền để làm
một món quà đổi chác cho sự tự do của hai anh, cụ thể
là hai anh. Như vậy, hai anh sẽ làm gì để mà đánh động
họ một cách hiệu quả hơn, thưa anh Hải?
Blogger
Điếu Cày: Đối với cá nhân tôi thì tôi không
phải là một bên trong những cuộc đàm phán đó cho nên
không thể nói rằng là chúng tôi biết là mình bị đổi
chác như thế này hay thế khác. Vấn đề là khi chúng ta
tiếp nhận những nguồn tin thì chúng ta cũng nên biết
rằng là đối với bộ Ngoại giao Việt Nam mà họ đã
tuyên bố thì thật ra họ không thả tôi mà là tạm ngưng
thi hành án. Tạm ngưng thi hành án và phục hồi thi hành
án là chuyện bình thường bất cứ lúc nào.
Vấn
đề thứ hai nữa là việc chính phủ Hoa Kỳ biết những
việc này, rất nhiều tổ chức biết việc này. Thế
nhưng, họ có tiếng nói đến đâu thì còn tùy thuộc vào
những cơ quan làm ngoại giao của họ. Nếu tôi là một
công dân Hoa Kỳ, nếu tôi là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ,
khi đàm phán với các nước về các lợi ích của đất
nước, tôi cũng phải bảo đất nước Hoa Kỳ, bảo vệ
lợi ích của đất nước Hoa Kỳ. Tôi chỉ muốn nhắc
rằng: các vị ở các nước lớn, khi tham gia vào đàm
phán những hiệp định về thương mại dành lợi ích cho
đất nước thì đừng quên về nhân quyền của người
dân ở các nước nhược tiểu.
Mặc
Lâm: Vâng, thưa tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ạ?
TS
Cù Huy Hà Vũ: Cách duy nhất để chấm dứt đàn áp
nhân quyền ở Việt Nam là chỉ có giải thể chế độ
cộng sản Việt Nam thôi. Đấy là quan điểm của tôi,
trước sau như một. Làm thế nào để giải thể nó? Có
hai cách:
Một
là dùng biện pháp bạo lực. Hai là biện pháp phi bạo
lực hay là biện pháp hòa bình. Bản thân tôi luôn ủng
hộ và chủ trương là giải thể chế độ cộng sản
Việt Nam bằng biện pháp phi bạo lực hay bằng biện pháp
hòa bình. Ngay sau khi tôi đã đến Mỹ vào tháng 4 thì tôi
đã lao vào ngay chuyện soạn thảo ra chiến lược để
đánh đổ cộng sản Việt Nam bằng biện pháp hòa bình
mà bắt đầu bằng cách nạo sạnh những điều luật vi
phạm nhân quyên. Thế nên tôi đã làm một bản khuyến
nghị đọc tại quốc hội Mỹ, trong đó tôi khuyến cáo
là chính phủ Mỷ nói chung trong đối thoại nhân quyền
với Việt Nam phải yêu cầu chính phủ Việt Nam hủy bỏ
ngay lập tức 3 điều luật 79, 88 và 258 của bộ luật
hình sự. Khi những điều luật phạm nhân quyền này được
hủy bỏ thì lúc ấy mọi người có quyền tự do phát
biểu, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do tín
ngưỡng. Tất cả những điều đó là mầm mống của nền
dân chủ rồi.
Mặc
Lâm: Qua câu trả lời của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ
thì tôi thấy hình như đây là những yếu điểm của
những người cộng sản. Và có thể là họ rất sợ
những yếu điểm này.
Thưa
anh Hải, anh có những suy nghĩ nào khác về những tử
huyệt khác, những yếu điểm nào khác của người cộng
sản mà anh đã từng kinh qua, qua kinh nghiệm bản thân
anh?
Blogger
Điếu Cày: Tôi xin chia sẻ với anh Mặc Lâm và quí
vị khán thính giả như thế này, thực chất chế độ
cộng sản được xây dựng dựa trên bưng bít thông tin;
Tạo ra một không gian truyền thông kín để định hướng
dư luận xã hội; Và nó che dấu những việc làm sai trái
của nó. Như vậy, việc mở rộng truyền thông và soi
chiếu vào những sự kiện xã hội là khiến cho chính
quyền công sản sợ nhất.
Hai
tử huyệt của nó là những vấn đề Thác Bản Giốc, Ải
Nam Quan hoặc là Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là những tử
huyệt của cộng sản và họ sợ nhất khi mà truyền
thông phơi bày những sự thật đó ra công luận. Bất kỳ
một chính quyền nào khi mà đã bán rẻ lợi ích dân tộc
thì người dân không bao giờ tin vào chính quyền đó nữa.
Họ tìm mọi cách che đậy nhưng bây giờ thì bằng truyền
thông tự do mạnh mẽ, tất cả những việc đó đã được
phơi bày. Đó là điều họ sợ nhất.
Mặc
Lâm: Xin được hỏi một câu hỏi riêng với anh:
chúng tôi biết là anh sắp sửa có những cuộc gặp mặt
đối với những vị dân biểu hay là nghị sĩ của Hoa
Kỳ. Thông thường trong những cuộc gặp như vậy, anh sẽ
phải điều trần những gì anh biết và anh sẽ đưa ra
những yêu cầu của anh. Đặc biệt, lần này anh có nghĩ
là anh sẽ đặt câu hỏi cho họ hay không?
Blogger
Điếu Cày: Chắc có lẽ tôi sẽ phải đặt cho họ
một câu hỏi. Như hồi nãy quí vị đã thấy rằng rất
nhiều các tổ chức nhân quyền, các tổ chức quốc tế,
các chính phủ cũng đều biết những sai phạm của Việt
Nam trong quá trình điều hành đất nước. Đặc biệt,
những vi phạm nhân quyền đã được báo cáo nhiều lần,
đã được tường trình nhiều lần; Như vậy lần này
sau khi tường trình trình tôi cũng muốn hỏi quí vị đại
biểu quốc hội của Hoa Kỳ rằng quí vị sẽ làm gì sau
khi quí vị nhận được tường trình của chúng tôi. Điều
đó mới là quan trọng nhất vì đó là điều mà nhân dân
Việt Nam và những nhà đấu tranh cho dân chủ của Việt
Nam đang mong mỏi.
Mặc
Lâm: Nhân nói về quốc hội thì xin quay về quốc
hội Việt Nam chút xíu, đây là câu hỏi dành cho tiến sĩ
Cù Huy Hà Vũ:
Nếu
đặt trường hợp ông là đại biểu quốc hội trong kỳ
họp này và quốc hội đang có phiên chất vấn thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi ông đăt ra là gì, thưa ông?
TS
Cù Huy Hà Vũ: Câu hỏi tôi đặt ra cho thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng cũng như cho toàn bộ ban lãnh đạo đảng
Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam:
Ban
lãnh đạo nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
lựa chọn biện pháp nào để giải thể cái chế độ
độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam - biện pháp hòa
bình hay biện pháp bạo lực?
Mặc
Lâm: Vâng, xin cảm ơn Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ,
xin cảm ơn Blogger - nhà báo Điếu Cày Nguyễn
Văn Hải và xin cảm ơn quí vị đã theo dõi cuộc
nói chuyện ngày hôm nay.
-------------------------
Blogger
Điếu Cày tuyên bố tiếp tục đấu tranh cho tự do dân
chủ tại VN (RFA - 27.10.2014)
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/conscience-prisoner-dc-talk-ab-his-future-10272014162442.html
Ai
đã xây dựng hình tượng blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn
Hải? (Viết Từ Sài Gòn -
27-10-2014)
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-102714-viettusaigon-10272014131533.html
http://www.rfa.org/vietnamese/blog/blog-102714-viettusaigon-10272014131533.html
No comments:
Post a Comment