Monday, November 10, 2014

Những điều đáng nhớ về “Bức tường ô nhục” ở Berlin (Tuấn Khanh)



.
(nhân kỷ niệm 25 năm sụp đổ của bức tường do Cộng sản Đông Đức dựng nên ở Châu Âu)
.
Bức tường ngăn cách nước Đức, một bên là cộng sản và một bên là tự do, từng được gọi là “bức tường ô nhục”. Năm 1989, khi chủ nghĩa cộng sản ở Đông Đức lộ diện đủ bộ mặt là một con ác thú, yếu dần đi trong sự chán ghét của nhân dân, bức tường này đã sụp đổ, trả lại tự do cho toàn thể người Đức.



Ngày 09 tháng 11 năm nay, là ngày đánh dấu kỷ niệm 25 năm sự sụp đổ của Bức tường Berlin. Giờ đây, bức tường và các rào cản chỉ còn mang tính biểu tượng, gợi nhớ một giai đoạn lịch sử từ 1961 đến năm 1989, và là biểu tượng đỉnh cao về sự căng thẳng trong cuộc Chiến tranh Lạnh.



Tại Đức, nhân ngày kỷ niệm 25 năm đập bỏ bức tường này, các nghệ sĩ đã tái tạo bức tường với quả bóng trắng chiếu sáng dọc theo con đường. 8.000 quả bóng bay được trang trí dài hơn chín dặm trong thành phố đã được thả bay lên, như một ký ức khốn khổ về cuộc sống chịu đựng chủ nghĩa cộng sản và hận thù, chỉ còn lại hiện thực tự do quý báu cho dân tộc Đức.



Tờ USA Today cho biết vài bí mật về bức tường này, đáng nhớ, mà không phải ai cũng biết.



Có một sai lầm quan trọng đã giúp dẫn đến sự sụp đổ của Bức tường, là thành viên Bộ Chính trị Đông Đức Guenther Schabowski đã nhầm lẫn một thông báo, mà ông ta nghĩ rằng cho phép người dân Đông Đức được vào Tây Đức. Lệnh có có hiệu lực ngay lập tức, ngày 9 tháng 11, 1989.



Những gì thế giới nhìn thấy về bức tường Berlin, thật sự chưa đù. Đó là hai hàng rào bê-tông với 160-yard bất khả xâm phạm ở giữa, được canh phòng ngày đêm bởi tháp canh, hầm, chó bảo vệ đi tuần, đèn pha và súng máy.



Sau khi sụp dổ, nhiều phần của bức tường đang được trưng bày ở các viện bảo tàng hoặc trong bộ sưu tập cá nhân trên toàn thế giới. Nếu ai đó muốn mua làm kỷ niệm thì một mẩu nhỏ có giá ít nhất là 10 $ trên eBay.



Đã có nhiều cuộc di cư hàng loạt của người dân Đông Đức vào Tây Đức, kể từ 15 năm trước khi bức tường Berlin được dựng lên vào năm 1961. Và mặc dủ bức tường này được ngăn lên để ép buộc người dân phải sống trong chế độ cộng sản, nhưng các thống kê cho thấy có đến 1 phần 6 dân số Đông Đức đã đào thoát qua Tây Đức, kể từ khi bức tường được dựng lên.



Tổng thống J. F. Kennedy đã đến thăm Berlin Wall vào mùa hè năm 1963, không lâu trước khi ông bị ám sát rằng tháng Mười Một. Một bài phát biểu của Kennedy được hưởng ứng nồng nhiệt khi hàm ý rằng bức tường Berlin có thể giúp toàn thế giới hiểu rõ những chia rẽ giữa các thế giới cộng sản và không cộng sản.



Năm 1987, tổng thống Mỹ R. Reagan trong một bài diễn văn, đã thách thức nhà lãnh đạo Nga Mikhail Gorbachev có thể “xé toạc bức tường này” trong một bài phát biểu gần Bức Tường, vào tháng sáu 1987.



Khi B. Clinton đến thăm vào năm 1994, ông nói với đám đông người dân Berlin, “Các bạn đã chứng minh rằng không có tường nào có thể mãi mãi giam giữ được sức mạnh vĩ đại của tự do”.



Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama vào tháng 6 năm 2013, bài phát biểu cũng nhấn mạnh rằng “Khi chúng ta có thể đứng đây ngày hôm nay, nơi bức tường bị phá vỡ, nơi một thành phố bị chia cắt, nói chuyện về một chân lý vĩnh cửu: rằng không có bức tường nào có thể chống lại lòng khát khao công lý, sự khao khát tự do, khao khát hòa bình cháy bỏng trong trái tim con người”, ông nói.



Việc thống nhất chính thức của Đông và Tây Đức được ký kết vào ngày 03 tháng 10 năm 1990, gần một năm sau sự sụp đổ của Bức tường.



Âm nhạc đã góp phần quan trọng vào việc sụp đổ chủ nghĩa cộng sản ở Đông Đức. Tháng 7 năm 1988, khi ngôi sao nhạc rock Bruce Springsteen trình diễn ở Đông Berlin, những phát ngôn và thái độ từ buổi hoà nhạc này đã thúc đẩy thêm sự phát triển của giới bất đồng chính kiến tại thành phố, theo tường trình của CBC. Bruce đã nói với đám đông ở Đức rằng, “tôi đã đến để chơi nhạc rock ‘n’ roll cho bạn với hy vọng rằng một ngày nào đó, tất cả những rào cản này sẽ được dỡ bỏ.”



Nhạc trưởng Leonard Bernstein, đã cùng dàn nhạc của mình thực hiện một loạt các buổi biểu diễn đầy cảm động tại địa điểm trên cả hai bên của bức tường, vài tuần sau khi bức tường này sụp đổ. Dàn nhạc quốc tế của Bernstein bao gồm các nhạc sĩ từ bốn quốc gia đã tiến vào Berlin sau khi kết thúc chiến tranh thế giới II: Hoa Kỳ, Liên Xô cũ, Pháp và Anh. Bernstein trình diễn bài Symphony số 9 của Beethoven, và thay đổi phần cuối cùng “Ode to Joy”, thay bằng bài “Ode to Freedom”.



Một phần của bức tường này trở nên nổi tiếng thế giới. Checkpoint Charlie, chính thức được gọi là Checkpoint C, là biệt danh lừng danh mà phe đồng minh phương Tây đã chọn làm điểm qua lại biên giới giữa Đông và Tây Berlin.



Ngoài ra, cổng Brandenburg là một kiến trúc có từ thế kỷ 18, đánh dấu phần bắt đầu của một con đường dẫn từ Berlin tới thị trấn Brandenburg. Bởi vị trí quan yếu này mà cánh cổng được nối với bức tường Berlin trong một thời gian dài.



Việc đập bỏ hoàn toàn Bức tường Berlin kết thúc vào năm 1992, theo BBC. Đánh dấu hoàn toàn việc chấm dứt bóng ma cộng sản trên đất nước Đức.



(Lược dịch)





No comments: